Nội dung lý thuyết
- Kí hiệu của một khuếch đại thuật toán, trong đó:
+ UVK gọi là điện áp đầu vào không đào (đánh dấu +),
+ UVĐ gọi là điện áp đầu vào đảo (đánh dấu -).
+ Điện áp đầu ra là U.
- Nguồn cấp cho khuếch đại thuật toán làm việc qua hai đầu +E và -E.
- Các đầu cấp nguồn này thường ít được biểu diễn trong các sơ đồ mạch khuếch đại thuật toán.
- Thực hiện khuếch đại sự chênh lệch giữa điện áp lối vào đảo và không đảo.
=> Kết quả đưa tới lối ra.
- Hệ số khuếch đại A của khuếch đại thuật toán lớn, có thể tới 106.
- Khuếch đại thuật toán có hai điện áp:
+ Lối vào đảo U1.
+ Không đảo U2.
=> Điện áp lối ra U3 = A(U2 - U1).
Khuếch đại thuật toán được kết nối với các linh kiện điện tử khác để chế tạo nên nhiều mạch ứng dụng.
* Thực hiện khuếch đại biên độ tín hiệu lối vào đảo Uvào.
* Hệ số khuếch đại phụ thuộc vào các điện trở R1 và R2.
* Mạch khuếch đại đảo có tín hiệu lối ra ngược pha so với tín hiệu lối vào:
\(U_{ra}=-\dfrac{R_2}{R_1}U_{vào}\)
\(G=\dfrac{R_2}{R_1}\)
- Trong đó:
+ G là hệ số khuếch đại của mạch.
+ Dấu trừ thể hiện sự ngược pha của tín hiệu lối ra so với tín hiệu lối vào.
* Ngược lại với khuếch đại đảo, mạch khuếch đại không đảo có:
- Tín hiệu lối vào Uvào đưa tới chân không đảo.
- Được khuếch đại như công thức:
\(U_{ra}=\left(1+\dfrac{R_2}{R_1}\right)U_{vào}\)
+ Trong đó G là hệ số khuếch đại của mạch được xác định có công thức:
\(G=1+\dfrac{R_2}{R_1}\)
- Mạch khuếch đại đảo có tín hiệu lối ra cùng pha với tín hiệu lối vào.
- Mạch cộng đảo hai tín hiệu Uvào1 và Uvào2 tại lối vào đảo với các trọng số khác nhau như công thức:
\(U_{ra}=-\left(\dfrac{R_f}{R_1}U_{vào1}+\dfrac{R_f}{R_2}U_{vào2}\right)\)
- Trong đó, trọng số của mỗi tín hiệu được xác định bởi tỉ số giữa điện trở Rf với điện trở tương ứng R1 và R2.
- Mạch cộng không đảo hai tín hiệu Uvào1 và Uvào2 tại lối vào không đảo với trọng số được xác định bởi các điện trở của mạch như công thức:
\(U_{ra}=\left(1+\dfrac{R_f}{R_g}\right)\left(\dfrac{R_2}{R_1+R_2}U_{vào1}+\dfrac{R_1}{R_1+R_2}U_{vào2}\right)\)
- Trọng số của mỗi tín hiệu được xác định bởi các điện trở của mạch.
- Mạch trừ hai tín hiệu Uvào1 và Uvào2 tại lối vào đảo và không đảo với trọng số.
- Trường hợp tín hiệu vào không đảo trừ tín hiệu vào đảo được xác định bởi các điện trở của mạch như công thức:
\(U_{ra}=\left(\dfrac{R_4}{R_3+R_4}\right)\left(1+\dfrac{R_2}{R_1}\right)U_{vào2}-\dfrac{R_2}{R_1}U_{vào1}\)
- Mạch so sánh hai điện áp lối vào. Điện áp lối vào không đảo lớn hơn điện áp lối vào đảo thì:
+ Điện áp lối ra xấp xỉ bằng nguồn dương.
+ Ngược lại điện áp lối ra xấp xỉ nguồn âm.
- Mạch so sánh đảo với điện áp Uvào tại lối vào đảo được so sánh với điện áp ngưỡng Ungưỡng tại lối vào không đảo theo công thức:
\(U_{vào}>U_{ngưỡng}\) thì \(U_{ra}\approx-U_{cc}\)
\(U_{vào}< U_{ngưỡng}\) thì \(U_{ra}\approx U_{cc}\)
- Mạch so sánh không đảo với Uvào tại lối vào không đảo và Ungưỡng tại lối vào đảo:
\(U_{vào}>U_{ngưỡng}\) thì \(U_{ra}\approx U_{cc}\)
\(U_{vào}< U_{ngưỡng}\) thì \(U_{ra}\approx-U_{cc}\)