Bài 19 : Khí áp và gió trên Trái đất

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
1 gp

1. Khí áp. Các đai khí áp trên trên Trái Đất

a. Khí áp

- Sức nén của không khí lên bề mặt Trái Đất gọi là khí áp.

- Người ta đo khí áp bằng một dụng cụ gọi là khí áp kế.

- Thường thì người ta lấy chiều cao của cột thuỷ ngân, tính bằng milimet để chỉ khí áp. Khí áp trung bình chuẩn, ở ngang mặt biển bằng trọng lượng của một cột thuỷ ngân có tiết diện 1 cm2 và cao 760 mm.

b. Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất

- Trên bề mặt Trái Đất khí áp được phân bố thành những đai khí áp cao và thấp từ Xích đạo đến cực.

- Do sự xen kẽ nhau giữa lục địa và đại dương nên các đai khí áp này không liên tục mà bị chia cắt ra thành từng khu khí áp riêng biệt.

 

@31784@@31785@@31787@

2. Gió và các hoàn lưu khí quyển

- Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp.

- Trên bề mặt Trái Đất, sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành các hệ thống gió thổi vòng tròn gọi là hoàn lưu khí quyển.

- Do sự vận động tự quay của Trái Đất, Tín phong và gió Tây ôn đới bị hơi lệch về phía tay phải ở nửa cầu Bắc và về phía tay trái ở nửa cầu nam.

-Có 3 loại gió chính trên Trái Đất:

+Gió Tín Phong : Thổi từ 30độ Bắc và Nam về xích đạo

+Gió Tây Ôn Đới :  Thổi từ khoảng các vĩ độ 30độ Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 60độ Bắc và Nam.

+Gió Đông Cực: Thổi từ khoảng các vĩ độ 90độ Bắc và Nam về khoảng các vĩ độ 60độ Bắc và Nam

 

@31796@@31798@@31801@

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!

Khách