Bài 19: Bài tập thực hành: Vật liệu cơ khí

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Bài 19: Bài tập thực hành: Vật liệu cơ khí

Tóm tắt lý thuyết

I. Chuẩn bị

  • Vật liệu : 1 đoạn dây đồng, dây nhôm, dây thép, 1 thanh nhựa có đường kính 4mm, gang, thép, hợp kim đồng, cao su, cất dẻo.

  • Dụng cụ : 1 chiếc búa nguội nhỏ, 1 chiếc đe nhỏ, 1 chiếc dũa nhỏ,

II. Nội dung thực hành:

  • Nhận biết được các vật liệu cơ khí phổ biến trong cùng một nhóm hoặc khác nhóm bằng phương pháp quan sát màu sắc mặt gãy ước lượng khối lượng riêng của những vật liệu có cùng kích thước

  • So sánh được tính chất cơ học của vật liệu như: Tính cứng ,giòn,dẽo

III. Các bước tiến hành:

1. So sánh tính cứng, dẻo khối lượng của thép và nhựa:

  • Chọn một thanh nhựa, 1 thanh thép có đường kính \(\Phi \) 4mm

  • Dùng 1 lực của tay bẻ thanh kim loại

Tính chất

Thép

Nhựa

Tính cứng

Tính dẻo

Khối lượng

Màu sắc

2. So sánh tính cứng,dẻo và khả năng biến dạng của thép, đồng và nhôm:

  • Dùng búa đập một đầu các thanh: đồng, nhôm, thép với một lực như nhau để xác định khả năng biến dạng của từng loại vật liệu.

 

Kim loại đen

Kim loại màu

Tính chất

Thép

   Đồng  

  Nhôm  

Tính cứng

1

2

3

Tính dẻo

3

1

2

Khả năng biến dạng

3

2

1

3. So sánh màu sắc tính cứng, dẻo, giòn của gang và thép

  • Dùng búa đập vào thanh gang và thép để thử độ giòn của vật liệu (vật liệu nào dễ gãy, độ giòn lớn hơn)

Tính chất

Gang

Thép

Màu sắc

2

1

Tính cứng

2

1

Tính dẻo

2

1

Tính dòn

1

2

  • Vật liệu thải ra môi trường gây ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước, không khí

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Bài tập thực hành: Vật liệu cơ khí, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau: 

  • Nhận biết và phân biệt được các vật liệu cơ khí phổ biến

  • Biết phương pháp đơn giản để thử cơ tính của vật liệu cơ khí