Bài 18. Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Đặc điểm của rừng A-ma-dôn 

- Rừng A-ma-dôn là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới với diện tích hơn 5,5 triệu km2. Với khí hậu nóng ẩm rừng có mật độ đa dạng sinh học cao.

- Thực vật: Cây nhiều tầng ( 5-6 tầng), dưới là các cây gỗ lớn, các cây bụi thấp cùng với hệ thống dây leo chằng chịt với hàng trăm nghìn loài thực vật. Động vật phong phú và đa dạng hàng triệu loại côn trùng, hàng nghìn loài chim, thú, bò sát.

- Rừng A-ma-dôn được xem là lá phổi xanh của thế giới, cung cấp oxy cho sự sống, nguồn dự trữ sinh học quý giá, nguồn dự trữ nước điều hòa khí hậu cân bằng sinh thái toàn cầu.

Rừng A-ma-dôn
Rừng A-ma-dôn

2. Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn

- Rừng A-ma-dôn được khai thác và sử dụng để canh tác nông nghiệp, khai thác khoáng sản, lấy gỗ, làm đường giao thông và phát triển thủy điện. Vì vậy diện tích rừng đang bị mất dần.

- Năm 2016 rừng mất khoảng 3,4 triệu ha, năm 2020 mất khoảng 2,3 triệu ha rừng nguyên sinh. Hoạt động khai thác quá mức gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và là nguyên nhân của biến đổi khí hậu.

Cháy rừng A-ma-dôn
Cháy rừng A-ma-dôn

- Năm 2019, các quốc gia trong khu vực đã kí kết hượp ước bảo vệ rừng A-ma-dôn với các biện pháp: hạn chế khai thác gỗ, trồng lại rừng, hỗ trợ kinh tế để bảo vệ rừng.