Đây là phiên bản do tinh tranvan
đóng góp và sửa đổi vào 29 tháng 4 2021 lúc 20:31. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Sau khi đánh tan quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh. Bà phong chức tước cho người có công, tổ chức lại chính quyền.
+ Cử Lạc tướng cai quản các huyện.
+ Xá thuế 2 năm liền cho dân.
+ Bãi bỏ luật pháp hà khắc và các thứ lao dịch nặng nề nhà Hán.
- Trong khi đó, vua Hán được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vô cùng tức giận, hạ lệnh chuẩn bị đàn áp nghĩa quân của Hai Bà Trưng.
- Tháng 4/42, Mã Viện chỉ huy dẫn 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu tấn công nước ta.
- Mã Viện chiếm Hợp Phố, sau đó chia quân thành 2 đạo thủy bộ tiến vào Giao Chỉ. Đạo quân bộ đi men theo bờ biển, quan Quỷ Môn Quan (Tiên Yên - Quảng Ninh) đánh xuống vùng Lục Đầu. Đạo quân thủy tiến vào nước ta theo vùng sông Bạch Đằng, sau đó ngược lên Lục Đầu hợp nhất với quân bộ tại Lãng Bạc.
- Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh đến vùng Lãng Bạc để nghênh chiến. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.
- Quân địch đông và mạnh, Trưng Vương quyết định lui quân về giữ Cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi, Hai Bà lui về Cấm Khê (Ba Vì – Hà Tây) chiến đấu giữ từng tấc đất, xóm làng.
- Tháng 3/43, Hai Bà hi sinh trên đất Cấm Khê nhưng cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến tháng 11/43 mới kết thúc.
- Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất và ý thức dân tộc ngày càng lớn của nhân dân ta.