Bài 17: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

Nội dung lý thuyết

1. Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới

Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới

- Năm 1987, tổ chức UNESCO tôn vinh “Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất Việt Nam”

- Nhiều nước trên thế giới cũng có những hoạt động tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng nhiều hình thức: dựng tượng đài kỉ niệm, bia tưởng niệm, đặt tên đường, trường học…

*Thế giới vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu:

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có đóng góp quan trọng về nhiều mặt trên các lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, giáo dục, nghệ thuật, nhân cách, lối sống,... Những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh của truyền thống văn hoá Việt Nam và tinh hoa văn hoá của nhân loại.

Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới

2. Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân Việt Nam

- Sinh ra vào cuối thế kỉ XIX và hoạt động trong thế kỉ XX, nhưng tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến và hi sinh cả cuộc đời cho dân tộc Việt Nam, đặc biệt là trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và thống nhất đất nước.

Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội

- Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là tấm gương sáng về đạo đức, phẩm chất, lối sống cho các thế hệ người dân Việt Nam học tập và noi theo; đồng thời để lại di sản lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những giá trị về tư tưởng, văn hoá.

- Sự vinh danh và tri ân của nhân dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh được nối tiếp qua nhiều thế hệ với những hình thức khác nhau.

+ Xây dựng các công trình tưởng niệm trên khắp cả nước: bảo tàng, nhà lưu niệm, nhà truyền thống…

+ Xây dựng hình tượng, nhân cách trong văn học, nghệ thuật…

+ Năm 1976, Quốc hội khoá VI quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh.

+ Tháng 11/2006, Bộ Chính trị ĐCS Việt Nam ban hành Chỉ thị 06-CT/TW phát động cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

+ Năm 2016, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 05-CT/TW về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM”.