Đây là phiên bản do Nguyễn Trần Thành Đạt
đóng góp và sửa đổi vào 13 tháng 7 2021 lúc 13:02. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácBÀI 17: CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG NĂM 40
1. Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đồi thay?
- Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quân Giao Chỉ và Cửu Chân.
- Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.
- Đứng đầu châu là thứ sử, đứng đầu quận là Thái thú coi việc chính trị, Đô uý coi việc quân sự (đều là người Hán).
- Dưới quận là huyện vẫn để các Lạc tướng người Việt cai trị.
* Chính sách bóc lột của nhà Hán:
- Ra sức bóc lột bằng nhiều thứ thuế, nhất là thuế muối, thuế sắt và cống nạp nặng nề.
- Cho người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục, tập quán của người Hán, âm mưu đồng hóa dân tộc ta.
2. Diễn biến Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40?
- Nguyên nhân:
+ Do chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Hán.
+ Thi Sách (chồng Trưng Trắc) bị Thái thú Tô Định giết hại
- Diễn biến:
+ Mùa xuân năm 40 (tháng 3 Dương Lịch), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội).
+ Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, nhanh chóng tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu.
- Kết quả:
+ Thái thú Tô Định bỏ trốn về Trung Quốc. Quân Hán bị đánh tan.
+ Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.