Bài 16: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí động lực

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

- Là công việc áp dụng các kiến thức toán, khoa học, kĩ thuật vào việc thiết kế nguyên lí, tính toán các thông số của các bộ phận hoặc toàn bộ máy.

=> Để đảm bảo yêu cầu kinh tế - kĩ thuật đặt ra.

- Ví dụ như thiết kế:

+ Động cơ đốt trong.

+ Thân vỏ tàu thủy.

+ Hình dáng khí động học của máy bay,...

=> Nhóm công việc này phổ biến tại các trung tâm nghiên cứu phát triển của các doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất sản phẩm cơ khí động lực. Nhóm công việc này đòi hỏi người thực hiện có:

  • Trình độ cao.

  • Sự sáng tạo.

  • Cẩn thận và tỉ mỉ.

Công nghệ 11, thiết kế động cơ đốt trong, olm
 Thiết kế động cơ đốt trong
Công nghệ 11, thiết kế hệ thống truyền lực cho ô tô, olm
Thiết kế hệ thống truyền lực cho ô tô

- Để thực hiện nhóm công việc này cần theo học các chương trình đào tạo các ngành như:

+ Kĩ thuật cơ khí động lực.

+ Kĩ thuật ô tô.

+ Kĩ thuật hàng không,...

- Nhóm công việc này thường được thực hiện bởi các kĩ sư như:

+ Kĩ sư kĩ thuật cơ khí động lực.

+ Kĩ sư kĩ thuật ô tô.

+ Kĩ sư kĩ thuật hàng không.

+ Kĩ sư kĩ thuật tàu thuỷ,...

II. SẢN XUẤT, LẮP RÁP SẢN PHẨM CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

- Sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí động lực là việc:

+ Chế tạo các chi tiết hoặc cụm chi tiết.

+ Lắp ráp các chi tiết (cụm chi tiết) thành các sản phẩm hoàn chỉnh.

+ Kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng.

- Nhóm công việc này phổ biến tại các nhà máy sản xuất, lắp láp sản phẩm cơ khí động lực.

- Những công việc này đòi hỏi người thực hiện có:

+ Sức khoẻ tốt.

+ Trình độ phù hợp.

+ Kĩ năng nghề nghiệp thành thạo.

+ Tuân thủ quy trình và nội quy lao động.

Công nghệ 11, hoạt động sản xuất lắp ráp sản phẩm cơ khí động lực, olm
Hoạt động sản xuất lắp ráp sản phẩm
cơ khí động lực.olm

- Để thực hiện nhóm công việc này cần theo học các ngành như:

+ Công nghệ kĩ thuật cơ khí.

+ Công nghệ kĩ thuật thuỷ lực.

+ Công nghệ hàn,...

- Nhóm công việc này chủ yếu được thực hiện bởi các kĩ thuật viên hoặc các thợ như:

+ Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí.

+ Kĩ thuật viên máy tự động.

+ Thợ lắp ráp máy cơ khí.

+ Thợ phun sơn xe cơ giới,...

III. BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MÁY CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

- Nhóm công việc bảo dưỡng, sửa chữa các máy cơ khí động lực bao gồm nhiều công việc cụ thể như kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kĩ thuật của phương tiện.

=> Đưa ra yêu cầu bảo dưỡng, sửa chữa, khắc phục các sự cố hiện hữu hoặc tiềm ẩn để:

+ Đảm bảo máy vận hành tốt.

+ Tháo lắp, kiểm tra đánh giá, bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết (hoặc cụm chi tiết).

+ Kiểm tra trước khi xuất xưởng.

- Nhóm công việc phổ biến ở:

+ Cơ sở dịch vụ kĩ thuật.

+ Các phân xưởng sửa chữa máy cơ khí động lực.

=> Thuộc các doanh nghiệp lớn.

- Nhóm công việc này đòi hỏi người thực hiện có:

+ Sức khoẻ tốt.

+ Trình độ đào tạo phù hợp.

+ Kĩ năng nghề nghiệp thành thạo.

+ Kĩ năng giao tiếp tốt.

+ Tuân thủ quy trình và nội quy lao động cao.

- Để thực hiện nhóm công việc này, cần theo học các chương trình đào tạo các ngành phù hợp như:

+ Kĩ thuật cơ khi động lực.

+ Kĩ thuật ô tô hoặc công nghệ kĩ thuật ô tô.

+ Công nghệ sơn ô tô.

+ Kĩ thuật bảo dưỡng cơ khí máy bay.

+ Công nghệ kĩ thuật máy nông - lâm nghiệp,...

- Nhóm công việc này chủ yếu được thực hiện bởi các thợ và kĩ thuật viên như:

+ Thợ cơ khí và sửa chữa xe cơ giới.

+ Thợ cơ khí và sửa chữa máy bay.

+ Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc nông nghiệp và công nghiệp.

+ Kĩ thuật viên máy tàu thuỷ,...

- Ngoài ra, người tốt nghiệp trình độ sơ cấp một số ngành phù hợp cũng có thể thực hiện một số công việc thuộc nhóm này.

Công nghệ 11, bảo dưỡng máy gặt, olm
Bảo dưỡng máy gặt.olm
Công nghệ 11, sửa chữa ô tô, olm
Sửa chữa ô tô.olm