Bài 16. Hô hấp tế bào

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. KHÁI NIỆM HÔ HẤP TẾ BÀO

- Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào sống.

- Trong hô hấp, các phân tử hiđratcacbon bị phân giải thành nhiều sản phẩm trung gian, cuối cùng đến CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng ở dạng các phân tử ATP.

- Quá trình hô hấp tế bào diễn ra chủ yếu ở ti thể.

- Phương trình tổng quát quá trình phân giải hoàn toàn một phân tử glucozơ:

C6H12O6 + 6O2 = 6CO2 + 6O2 + Nhiệt + ATP

- Hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử. Thông qua chuỗi các phản ứng này, phân tử glucôzơ được phân giải dần dần và năng lượng của nó không được giải phóng ồ ạt mà lấy ra từng phần ở các giai đoạn khác nhau.

(Ảnh: Internet)

II. CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH CỦA HÔ HẤP TẾ BÀO

Quá trình hô hấp tế bào gồm 3 giai đoạn chính: Đường phân, Chu trình Crep và Chuỗi truyền điện tử hô hấp.

1. Đường phân

- Là quá trình biến đổi phân tử đường glucôzơ, xảy ra trong tế bào chất.

- Nguyên liệu: 1 C6H12O6, 2ATP (để hoạt hóa glucôzơ ở giai đoạn đầu), 4ADP, 2NAD+, 4Pi.

- Sản phẩm: 2 axit piruvic (C3H4O3), 2NADH và 4ATP, 2ADP. (Tế bào chỉ thu được 4-2=2ATP)

2. Chu trình Crep

- Xảy ra trong chất nền của ti thể.

- Nguyên liệu: axit piruvic  axêtyl-CoA và tạo ra 2 phân tử NADH và 2 phân tử CO2.

- Axêtyl-CoA đi vào chu trình Crep bị phân giải hoàn toàn tới CO2.

- Kết quả: tạo ra 6NADH, 2ATP, 2FADH2, 4CO2.

3. Chuỗi chuyền điện tử hô hấp

- Xảy ra trên màng trong của ti thể.

- Nguyên liệu: 10NADH, 2FADH2, 6O2

Êlectron được truyền từ NADH và FADH2 tới ôxi qua một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử kế tiếp nhau. Trong phản ứng cuối cùng, ôxi bị khử tạo ra H2O.

1NADH  3 ATP; 1FADH2  2ATP

- Sản phẩm: 34ATP, 6H2O.

4. Sơ đồ tổng quát:

 

(Ảnh: Internet)

 

 

III. QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI CÁC CHẤT KHÁC

- Phân giải prôtêin: prôtêin được phân giải thành axit amin rồi biến đổi thành axêtyl–CoA đi vào chu trình Crep.

- Phân giải lipit: lipit được phân giải thành axit béo và glixêrol rồi biến đổi thành axêtyl–CoA và đi vào chu trình Crep.

(Ảnh: Internet)


Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
Nguyễn Thanh Hằng đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (27 tháng 1 2022 lúc 21:46) 0 lượt thích
Hoàng Thanh Thanh đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (11 tháng 1 2022 lúc 15:23) 0 lượt thích
Nguyễn Trần Vân Anh đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (30 tháng 11 2021 lúc 22:17) 0 lượt thích
ひまわり(In my personal... đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (26 tháng 8 2021 lúc 16:41) 0 lượt thích
Đỗ Thanh Hải đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (17 tháng 8 2021 lúc 19:45) 0 lượt thích
Lê Trang đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (13 tháng 8 2021 lúc 8:38) 0 lượt thích
Trịnh Long đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (20 tháng 7 2021 lúc 21:35) 0 lượt thích
Nguyễn Trần Thành Đạt đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (18 tháng 7 2021 lúc 2:55) 0 lượt thích
Giang Em-m đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (17 tháng 4 2021 lúc 5:36) 0 lượt thích
Lê Thu Dương đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (16 tháng 4 2021 lúc 21:27) 0 lượt thích