Bài 16: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc

Nội dung lý thuyết

1. Hành trình tìm đường cứu nước (1911 – 1920)

- Ngày 05/6/1911, từ bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới: sang phương Tây, đến nước Pháp.

- Từ năm 1911 đến năm 1917, Người đi khắp các châu lục, đến các nước tư bản lẫn các nước thuộc địa. Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp và gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919).

- Tháng 6/1919, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Versailles “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi quyền tự do, dân chủ và bình đẳng cho dân tộc Việt Nam.

Hành trình tìm đường cứu nước (1911 – 1920)

- Tháng 7/1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam là con đường cách mạng vô sản → bước đầu giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc.

- Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.

Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.

2. Chuẩn bị và thành lập Đảng  Việt Nam (1921 – 1930)

a. Chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của Đảng

* Chuẩn bị về tư tưởng chính trị

- Năm 1921, Người lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Paris để tuyên truyền, tập hợp các lực lượng chống thực dân, ra báo "Người cùng khổ" là cơ quan ngôn luận của Hội. Người còn viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân…, đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925); sáng lập báo Thanh niên (6-1925).

- Tháng 6/1923: Người đến Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924)

* Chuẩn bị về tổ chức

- Xây dựng mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới: hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp, thành lập Hội liên hiệp thuộc địa (1921), hoạt động ở Liên Xô và Quốc tế Cộng sản (1923 - 1924)

- 11/11/1924, Người về Quảng Châu, liên lạc với những người Việt Nam yêu nước, chọn một số thanh niên trong Tâm tâm xã lập ra Cộng sản đoàn (2/1925).

- Tháng 6/1925, Người lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai.

- Tháng 7/1925, Người và một số nhà yêu nước Triều Tiên, Indonesia lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.

- Nguyễn Ái Quốc trực tiếp đào tạo cán bộ cách mạng, viết báo Thanh niên (6/1925) và tác phẩm “Đường Kách mệnh” (1927) để trang bị lý luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ Hội, tuyên truyền cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân.

- Đa số cán bộ về nước truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, chuẩn bị tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản.

- Dưới tác động của Hội, phong trào công nhân Việt Nam phát triển mạnh sang tự giác, thành nòng cốt phong trào dân tộc trong cả nước, tạo điều kiện cho sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam (1929).

b. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)

Bác Hồ đầu những năm 30 của thế kỉ XX

* Hoàn cảnh lịch sử

- Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản (1929) là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam, nhưng các tổ chức cộng sản hoạt động riêng lẻ, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng làm phong trào cách mạng bị chia rẽ. Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm sang Trung Quốc, chủ động triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng đến họp ở Cửu Long để bàn việc hợp nhất các tổ chức cộng sản.

* Nội dung Hội nghị

- Từ ngày 6/1 đến 7/2/1930, tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc tổ chức Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Ông phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ và nêu chương trình hội nghị.

- Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Hội nghị hợp nhất thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt… (sau này được xem là Cương lĩnh chính trị  … đầu tiên của Đảng) do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.

- Bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng lâm thời.

- Ngày 24/02/1930, Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Hội nghị có ý nghĩa và có giá trị như một Đại hội thành lập Đảng: “Ngày 6 tháng 1 năm 1930, Đảng ta ra đời” (Hồ Chủ tịch).

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930)

Triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng (từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930).

Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng (về sau trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam).

* Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

- Hội nghị hợp nhất Đảng thông qua Cương lĩnh chính trị (Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, …) đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.

- Nội dung cơ bản: Đường lối chiến lược: cách mạng Việt Nam trải qua 2 giai đoạn là “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới “xã hội cộng sản”.

- Nhiệm vụ :

+ Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng.

+ Làm cho nước Việt Nam độc lập, thành lập chính phủ và quân đội công nông.

+ Tịch thu xí nghiệp, ruộng đất của đế quốc và phản cách mạng, tiến tới cách mạng ruộng đất.

- Lực lượng cách mạng: công nông, tiểu tư sản, trí thức; còn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập.

- Lãnh đạo: Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Quan hệ quốc tế: cách mạng Việt Nam đoàn kết với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.

* Ưu điểm:

- Đây là Cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đầu tiên của Đảng ta, với tư tưởng chủ yếu là độc lập tự do.

- Thể hiện sự sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp: đánh giá đúng thái độ chính trị và khả năng cách mạng của mỗi giai cấp trong xã hội Việt Nam thuộc địa, xác định đúng vai trò và vị trí của từng giai cấp, tầng lớp.

- Trong Cương lĩnh, nhiệm vụ chống thực dân Pháp được nhấn mạnh hơn nhiệm vụ chống phong kiến, đáp ứng nguyện vọng độc lập tự do của nhân dân nên phát huy được sức mạnh toàn dân tộc, phân hóa và cô lập kẻ thù để thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

* Ý nghĩa lịch sử của việc ra đời bản Cương lĩnh:

 - Cương lĩnh là đường lối chính trị đúng đắn, khoa học và sáng tạo đầu tiên của Đảng ta.

- Cương lĩnh ra đời đã đánh dấu việc chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.

c. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp; là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Nguyễn Ái Quốc với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong thời kì mới.

- Sự ra đời của Đảng đã đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc được đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo kéo dài trong nhiều thập kỉ. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.

3. Chuẩn bị và lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945

-  Tháng 01/1941, trước tình hình thế giới và trong nước ngày càng khẩn trương, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng.

a. Triệu tập Hội nghị trung ương 8 (từ ngày 10 đến 19/5/1941 tại Pác Bó (Cao Bằng). Hội nghị đã xác định :

- Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là giải phóng Việt Nam vì mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọn xâm lược Pháp - Nhật trở thành mâu thuẫn chủ yếu nhất (“lúc này quyền lợi giải phóng dân tộc cao hơn hết thảy, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới quyền lợi của toàn thể dân tộc”).

- Kẻ thù chủ yếu là bọn xâm lược Pháp – Nhật và tay sai.

- Chủ trương:

+ Tiếp tục tạm gác cách mạng ruộng đất; nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, tịch thu ruộng đất của bọn thực dân, Việt gian, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng.

+ Sau khi đánh đuổi Pháp – Nhật sẽ lập Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

+ Xác định hình thái khởi nghĩa là từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân là chuẩn bị khởi nghĩa (đây là đặc điểm nổi bật nhất).

+ Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất cho từng nước ở Đông Dương để phát huy tinh thần dân tộc của mỗi nước.  Ngày 19/5/1941, lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) ra đời nhằm tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp, giai cấp và cá nhân yêu nước không phân biệt giai cấp, tôn giáo, xu hướng chính trị cùng nhau đấu tranh giành độc lập dân tộc.

* Ý nghĩa :

- Huy động đến mức cao nhất lực lượng toàn dân tộc nhằm thực hiện mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc, hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939.

- Đề ra nhiều chủ trương sáng tạo để giành độc lập dân tộc: thành lập Mặt trận Việt Minh; xác định đúng hình thái khởi nghĩa; chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm.

- Khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị (10/1930) và khẳng định chủ trương đúng đắn trong Cương lĩnh chính trị, góp phần trực tiếp đưa Cách mạng tháng 8/1945 đến thành công.

b. Xây dựng lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang

* Xây dựng lực lượng chính trị

- Năm 1941: Việt Minh thành lập ở Cao Bằng. Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các Hội Cứu quốc trong Việt Minh.

- Năm 1942: khắp 9 châu ở Cao Bằng đều có Hội Cứu quốc, thành lập Ủy ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng rồi Ủy ban Việt Minh liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng.

- Tháng 02/1943: Đảng đưa ra bản Đề cương văn hóa Việt Nam để tranh thủ tập hợp sinh viên, học sinh, trí thức, tư sản dân tộc vào mặt trận cứu nước

- Năm 1944 lập Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam và Đảng Dân chủ Việt Nam, đứng trong Mặt trận Việt Minh.

* Xây dựng lực lượng vũ trang:

- Cuối năm 1941 Nguyễn Ái Quốc lập đội tự vệ vũ trang chuẩn bị xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức các lớp huấn luyện chính trị, quân sự, biên soạn các tài liệu về đánh du kích.

- Ngày 22/12/1944: theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng. Hai ngày sau, Đội đã hạ hai đồn Phay Khắt và Nà Ngần. Căn cứ địa Cao – Bắc – Lạng được mở rộng.

- Tháng 5/1945: thống nhất Cứu quốc quân và Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân thành Việt Nam Giải phóng quân.

* Xây dựng căn cứ địa cách mạng:

- Năm 1940: Đảng xây dựng căn cứ địa Bắc Sơn.

- Năm 1941: Nguyễn Ái Quốc  xây dựng căn cứ địa Cao Bằng, thành lập nhiều đội tự vệ vũ trang.

- Tháng 6/1945: Hồ Chí Minh thành lập Khu giải phóng Việt Bắc (thủ đô là Tân Trào) và Ủy ban lâm thời Khu giải phóng. Khu Giải phóng Việt Bắc là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.

c. Lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945, lập ra nước VNDCCH

Ngày 13/8/1945, khi hay tin Nhật sắp đầu hàng, Người cùng với TW Đảng lập Ủy ban khởi nghĩa Toàn quốc, ra “Quân lệnh số 1” phát lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước.

 

Ngày 14-15/8/1945, triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng thông qua kế hoạch Tổng khởi nghĩa và chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành chính quyền.

 

Ngày 16-17/8/1945, Chủ trì Đại hội Quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

 

Soạn thảo và đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

 

4. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)

a. Hồ Chí Minh lãnh đạo kháng chiến chống pháp (1945 – 1954)

*Giai đoạn 1945 - 1946

- Sau Cách mạng tháng Tám, đất nước trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Đảng và Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều biện pháp đưa cách mạng VN vượt qua khó khăn, thử thách.

- Trong mối quan hệ Việt – Pháp: Người khởi xướng và thực hiện sách lược  “hoà để tiến”, kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và bản Tạm ước (14/9/1946) nhằm tránh đối đầu cúng lúc với nhiều kẻ thù, có thêm thời gian hoà bình chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

*Giai đoạn 1946 – 1954

Sơ đồ

b. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1969)

Vai trò của Bác Hồ trong cuộc kháng chiến