Bài 14 : Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

BÀI 14: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NĂM 1917)

1. Lập bảng thống kê về những sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại theo mẫu?

Trả lời

Thời gian Sự kiện Kết quả
8-1566 Cách mạng Hà Lan Lật đổ ách thống trị của vương quốc Tây Ban Nha
1640-1688 Cách mạng tư sản Anh Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đem lại quyền lợi cho quý tộc mới và tư sản
1775-1783 Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ Giành độc lập, Hợp chủng quốc Hoa Kì ra đời
1789-1794 Cách mạng tư sản Pháp Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
Những năm 60 của thế kỉ XVIII Cách mạng công nghiệp Máy móc ra đời
2-1848 Tuyên ngôn của Đảng cộng sản Là văn kiện quan trọng của chủ nghĩa xã hội khoa học
28-9-1864 Quốc tế thứ nhất thành lập Truyền bá học thuyết Mác
1871 Công xã Pa-ri Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới
Cuối thế kỉ XVIII-đầu thế kỉ XIX

- Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

- Phong trào công nhân quốc tế

- Cách mạng 1905-1907 ở Nga

- Sự hình thành các công ty độc quyền

 

- Các tổ chức chính trị độc lập của công nhân các nước ra đời. Quốc tế thứ hai

- Thất bại

1911 Cách mạng Tân Hợi(Trung Quốc) Thành lập Trung Hoa dân quốc
1-1868 Cuộc Duy tân Minh Trị Nhật Bản phát triển chủ nghĩa tư bản
1914-1918 Chiến tranh thế giới thứ nhất Thuộc địa được phân chia lịa

2. Nội dung lịch sử thế giới cận đại gồm những vấn đề cơ bản nào?

Trả lời 

- Sự ra đời và phát triển của nền sản xuất mới - tư bản chủ nghĩa mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân ngày càng gay gắt dẫn tới những cuộc cách mạng tư sản. Cuối cùng, chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi thế giới, một số nước phát triển kinh tế chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

- Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, sự xâm lược của thực dân phương Tây đối với các nước phương Đông được đẩy mạnh.

- Hậu quả sự thống trị của chế độ thực dân rất nặng nề đã dẫn đến phong trào đấu tranh sôi nổi của nhân dân các nước Á, Phi và Mĩ La-tinh.

- Cuộc đấu tranh của công nhân các nước tư bản ngày càng mạnh mẽ. Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời Các tổ chức quốc tế của công nhân được thành lập.

- Văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật phát triển.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất giữa các đế quốc đã xảy ra nhằm giải quyết vấn đề thị trường và thuộc địa trong những năm 1914-1918.

3. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản là gì?

Trả lời 

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản là do mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời với lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa đang phát triển. Biểu hiện cụ thể là chế độ phong kiến cản trở hoạt động kinh doanh của giai cấp tư sản.

4. Vì sao cách mạng tư sản lại diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau?

Trả lời 

Cách mạng tư sản diễn ra dưới nhiều hình thúc khác nhau là do điều kiện, tương quan lực lượng cụ thể ở mỗi nước và thời điểm nổ ra cuộc cách mạng không giống nhau.

- Ở Nê-đéc-lan thế kỉ XVI, chế độ phong kiến Tây Ban Nha  thống trị Nê-đéc-lan, nền kinh tế tư bản bị kìm hãm. Muốn mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, nhất thiết phải lật đổ nền thống trị của Tây Ban Nha. Do đó, cách mạng tư sản Hà Lan đã diễn ra dưới hình thức giải phóng dân tộc.

- Ở Pháp, Anh, chế độ phong kiến trong nước trở thành rào cản thực sự đối với sự phát triển của kinh tế tư bản trong nước, quyền lực nhà nước vẫn thuộc về giai cấp phong kiến cầm quyền. Do đó hình thức của cách mạng tư sản là nội chiến. Nhưng ở thế kỉ XVIII, khi các nước phong kiến châu Âu can thiệp vào tình hình nước Pháp thì cách mạng Pháp còn diễn ra dưới hình thức chống ngoại xâm.

- Đặc biệt ở giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã khẳng định ưu thế mạnh mẽ trước chế độ phong kiến, trở thành xu thế phát triển của thời đại đã có tác động đến nhận thức của giai cấp phong kiến ở các nước chưa làm cách mạng tư sản. Chính quyền phong kiến đã buộc phải tiến hành các cải cách để giữ vững nền thống trị của mình, chủ động hòa nhập vào thế giới tư bản. Do đó đã xuất hiện các cuộc cách mạng tư sản dưới hình thức cải cách như ở Nga, Nhật Bản.

- Bàn về vấn đề này, Hồ Chí Minh đã phát biểu : " Mĩ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ,... ấy là vì cách mệnh Mĩ là cách mệnh tư bản, mà cách mệnh tư bản chưa phải là cách mệnh đến nơi."

5. Mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản là gì?

Trả lời 

Mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản là lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nhà nước của giai cấp tư sản và tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

6. Hãy chọn năm sự kiện tiêu biểu nhất của lịch sử thế giới cận đại và giải thích vì sao?

Trả lời 

- Cách mạng Hà Lan là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên, mở đầu thời kì lịch sử thế giới cận đại.

- Cách mạng Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất.

- "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" là văn kiện quan trọng của chủ nghĩa xã hội khoa học, bao gồm những luận điểm cơ bản về phát triển của xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới, đối lập về bản chất so với nhà nước tư sản.

- Cuộc đấu tranh của 40 vạn công nhân dệt Si-ca-gô (Mĩ) ngày 1-5-1886 đã đi vào lịch sử là ngày Quốc tế Lao động.