Bài 13. Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố ngành dịch vụ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 gp

1. Cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế
a. Cơ cấu ngành dịch vụ
- Khái niệm: là các hoạt dộng đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người.
- Dịch vụ bao gồm một tập hợp các hoạt động kinh tế, rất rộng lớn và phức tạp.
- Cơ cấu đa dạng, gồm 3 nhóm ngành:
+ Dịch vụ tiêu dùng: thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ
cá nhân...

+ Dịch vụ sản xuất: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính tín dụng, kinh
doanh tài sản, tư vấn.
+ Dịch vụ công cộng: khoa học giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, quản lí nhà nước,
đoàn thể và bảo hiểm.
Biểu đồ cơ cấu GDP của các ngành dịch vụ, năm 2002 (%)

b. Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống
+ Dịch vụ thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
+ Tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, giữa các vùng trong nước và giữa nước
ta với nước ngoài.
- Tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân và đem lại
nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế.

a. Đặc điểm phát triển
- Dịch vụ nước ta chưa phát triển mạnh so với các nước trong khu vực chiếm khỏang
25% lao động, 38,5% trong cơ cấu GDP (năm 2002).
- Dịch vụ nước ta phát triển khá nhanh và có nhiều cơ hội vươn lên. Phát triển nhất là
ngành dịch vụ tiêu dùng.

- Thu hút nhiều đầu tư nước ngoài vào các hoạt động dịch vụ như tài chính, ngân
hàng, bảo hiểm, y tế, du lịch…

Nhờ chính sách mở cửa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Vấn đề đặt ra:
+ Nâng cao trình độ công nghệ.
+ Đào tạo lao động lành nghề.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật hiện đại.

b. Đặc điểm phân bố
- Nhân tố ảnh hưởng: phân bố dân cư và sự phát triển sản xuất.
- Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng
nhất ở nước ta.

 

Khách