Bài 13: Nước biển và đại dương

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

Nhiệt độ trung bình của một số đại dương

- Nhiệt độ trung bình trên bề mặt khoảng 17oC, thay đổi phụ thuộc vào vị trí địa lí, điều kiện khí hậu và các yếu tố tự nhiên khác. Biên độ nhiệt năm không lớn, đặc biệt ở khu vực ngoài khơi và vùng vĩ độ thấp.

- Độ muối trung bình là 35‰ (do nước sông hoà tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra) thay đổi tuỳ thuộc vào lượng nước sông chảy vào biển, độ bốc hơi và lượng mưa.

II. SÓNG BIỂN VÀ THUỶ TRIỀU

1. Sóng biển

- Khái niệm: là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

- Nguyên nhân: chủ yếu là gió, sức gió thổi mạnh, thời gian tồn tại dài và diện tích mặt biển, đại dương lớn thì sóng biển càng lớn. Sóng thường ở lớp trên của biển và đại dương, cao khoảng vài mét.

- Sóng thần: khi có động đất ở ngoài biển và đại dương, cường độ sóng lớn có sức tàn phá mạnh, gây thiệt hại rất lớn về tài sản và tính mạng con người.

dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng

2. Thuỷ triều

- Khái niệm: là hiện tượng mực nước biển dao động theo chu kì và biên độ nhất định

- Nguyên nhân: do ảnh hưởng của sức hút Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm của Trái Đất.

- Đặc điểm: Thuỷ triều ở nhiều nơi có thể lên tới 10 – 18 m, thuỷ triều ở vùng ôn đới cao hơn vùng nhiệt đới.

+ Khi triểu cường: Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng

+ Khi triều kém: Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất vuông góc

+ Có 3 loại thủy triều: bán nhật triều (mỗi ngày lên xuống 2 lần), nhật triều (ngày lên xuống 1 lần), triều không đều (có ngày lên xuống một lần, có ngày lên xuống hai lần). Việt Nam có cả ba loại thuỷ triều.

III. DÒNG BIỂN

Dòng biển trong các đại dương

- Khái niệm: là dòng nước di chuyển trong các biển và đại dương tương tự như các sông ở trong lục địa.

- Chuyển động theo quy luật và chịu ảnh hưởng chủ yếu của các loại gió chính trên bề mặt Trái Đất.

- Dựa vào nhiệt độ, dòng biển được phân thành dòng biển nóng và dòng biển lạnh, chảy đối xứng với nhau qua các bờ đại dương.

IV. VAI TRÒ CỦA BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

- Đối với phát triển kinh tế: các biển và đại dương cung cấp nguồn tài nguyên phong phú như sinh vật, khoáng sản,...; là không gian để phát triển các ngành kinh tế,…

- Đối với xã hội: các biển và đại dương tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế, xã hội giữa các quốc gia trên thế giới, là nguồn sinh kế cho cộng đồng cư dân ven biển,...

- Vai trò quan trọng đối với môi trường và hệ sinh thái.

VAI TRÒ CỦA BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI