Nội dung lý thuyết
Từ năm 1945 | Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư, điện và công hàm cho Đại hội đồng Liên hợp quốc và chính phủ một số nước, khẳng định tính hợp pháp của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đề nghị công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. |
Trước ngày 6-3-1946 | Thực hiện chính sách ngoại giao mềm mỏng với quân đội Trung Hoa Dân quốc, kiên quyết chống thực dân Pháp xâm lược. |
Từ ngày 6-3-1946 | Kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946). Tiến hành đàm phán ngoại giao tại Đà Lạt, Phông-ten-nơ-bờ-lô (Pháp) và kí với Pháp Tạm ước Việt - Pháp (14-9-1946). |
Giai đoạn 1947-1949 | Thiết lập cơ quan đại diện ngoại giao, phòng Thông tin tại Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ; cử đại diện tham gia một số hội nghị quốc tế và khu vực tại châu Á và châu Âu. |
Năm 1950 | Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa: Trung Quốc, Liên Xô, Triều Tiên và một số nước Đông Âu (Tiệp Khắc, Đức, Ru-ma-ni, Ba Lan,...). |
Năm 1951 | Tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa ba nước Đông Dương. Tổ chức hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào tại Tuyên Quang (3-1951). |
Năm 1954 | Cử phái đoàn ngoại giao tham dự hội nghị và kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương, buộc Pháp thừa nhận và tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. |
Hoạt động | Những sự kiện tiêu biểu |
Đấu tranh yêu cầu thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ | Từ năm 1954 đến năm 1958, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhiều lần gửi công hàm cho chính quyền Sài Gòn và các bên liên quan, yêu cầu thực hiện nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ. |
Củng cố, phát triển quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa | Từ năm 1954 đến năm 1975, Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã có nhiều cuộc tiếp xúc với lãnh đạo các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc và Liên Xô. |
Tăng cường quan hệ đoàn kết giữa ba nước Đông Dương | Năm 1965, Hội nghị nhân dân ba nước Đông Dương diễn ra tại Phnôm Pênh (Cam-pu-chia). Năm 1970, Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương ra tuyên bố chung. |
Đàm phán, kí kết Hiệp định Pa-ri. | Từ năm 1968 đến năm 1973, Việt Nam cử các phái đoàn ngoại giao, tham gia đàm phán, kí kết Hiệp định Pa-ri. |
Mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước, đặc biệt là sau khi Hiệp định Pa-ri được kí kết (1973). | Từ năm 1954 đến năm 1975, Việt Nam thiết lập, mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước như: Cu-ba (1960); Ca-mơ-run (1972); Hà Lan, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, Pháp (1973);Nê-pan, Ni-giê-ri-a (1975),... |
Đẩy mạnh đối ngoại nhân dân. | Năm 1968, Uỷ ban Việt Nam đoàn kết với nhân dân Mỹ (gọi tắt là Uỷ ban Việt - Mỹ) được thành lập. |