Nội dung lý thuyết
- Các phương pháp lai hữu tính được sử dụng phổ biến trong công tác chọn, tạo giống và thu được rất nhiều thành tựu ở các đối tượng cây trồng khác nhau như cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả,...
- Công tác chọn, tạo giống cây trồng đòi hỏi thời gian dài thông qua nhiều phép lại hữu tính và quá trình chọn lọc phức tạp.
Thành tựu chọn tạo giống cây lương thực, thực phẩm
- Nhiều giống lúa năng suất cao đã được tạo ra nhờ sử dụng phương pháp lai hữu tính. Ví dụ: Thông qua lại hữu tính, giống lúa LYP9 được tạo ra từ tổ hợp lại PA64S và 93-11 có năng suất cao hơn giống bố mẹ từ 20 – 30%.
- Các tính trạng tốt như kháng bệnh bạc lá, kháng bệnh đạo ôn hay chất lượng hạt cao đã được tích luỹ trong một giống nhờ các phép lai hữu tính khác nhau. Bên cạnh đó, lai xa cũng được sử dụng giữa lúa trồng với các loài lúa dại để tổ hợp các tính trạng tốt vào các giống lúa trồng. Ví dụ: Giống lúa nhiều năm PR23 được hình thành từ lai xa giữa lúa trồng (O. sativa) và lúa dại (O. longistaminata), có điểm đặc biệt là chỉ cần trống một lần và thu hoạch trong nhiều năm.
- Ở Việt Nam, một số giống lúa là thành tựu nổi bật của công tác chọn tạo giống bằng lại hữu tính như giống lúa Đài thơm 8, ST25.
- Tương tự, nhiều giống cây lương thực, thực phẩm khác như ngô, đậu tương,... cũng được tạo ra bằng lại hữu tính. Ví dụ: Giống ngô lai VN116 được tạo ra từ tổ hợp lai giữa hai dòng H60 và H665 có khả năng phát triển và chịu hạn tốt, ít bị nhiễm sâu đục thân, có năng suất đạt 92,5 tạ/ha, cao hơn trên 300% so với dòng bố và dòng mẹ. Giống đậu tương ĐT34 là giống lai hữu tính có năng suất đạt 25 – 32 tạ/ha, cao hơn so với các giống bố và mẹ.
Thành tựu chọn tạo giống cây công nghiệp
- Lai hữu tính cũng được sử dụng trong công tác chọn, tạo giống cây công nghiệp.
- Thành tựu tiêu biểu là tạo giống ca cao CCN 51 bằng lại hữu tính. Giống này hình thành từ tổ hợp lai giữa F, (IMC-67 X ICS-95) với giống Canelo, có đặc điểm nặng suất cao và thích nghi với nhiều vùng khí hậu nên được trồng rộng rãi ở Nam Mĩ. Tương tự, các giống chè LDP1và LDP2 do Viện Khoa học kĩ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía bắc H lai tạo từ bố mẹ là giống PH1 và Đại bạch trà có năng suất cao 10 − 15 tấn búp tươi/ha, chế biến được chè đen và chè xanh. Giống chè CNS 831 là kết quả của phép lai giữa các giống Trung du xanh và Kim Tuyên có sử dụng công nghệ cứu phối, chất lượng chè xanh cao hơn giống bố mẹ.
Do gặp phải nhiều khó khăn trong kĩ thuật nhân giống vô tính, lai hữu tính cũng là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong chọn, tạo giống và nhân giống vật nuôi.
Thành tựu chọn, tạo giống gia súc
- Duy trì được các giống vật nuôi thuần chủng nhờ lại hữu tính. Ví dụ: duy trì giống lợn Ỉ thuần chủng nhờ phép lai giữa các cá thể lợn Ỉ thuần chủng đã có.
- Các phép lai nhằm mục đích thu được ưu thế lai được sử dụng phổ biến để tạo con giống thương phẩm. Rất nhiều giống mới đã được tạo ra và được đưa vào sản xuất, đem lại hiệu quả cao. Các con lại có năng suất cao, chống bệnh tốt và mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho sản xuất chăn nuôi. Trong công tác chọn, tạo giống gia súc, giống địa phương (thích nghi với điều kiện địa phương) thường được cho lai với giống nhập ngoại (có tính trạng tốt như sinh trưởng nhanh). Ví dụ: lai giữa giống bò BBB và bò lai Sind.
- Các biện pháp cải tạo hoặc cải tiến giống vật nuôi thông qua lại hữu tính cũng được sử dụng phổ biến. Phép lai trở lại được sử dụng để cải tiến một giống có các tính trạng xấu. Ví dụ: Phép lai lợn Pietrain × lợn Large White (Đại bạch). Con lai được cho giao phối trở lại với lợn Pietrain, sau 16 lần lại trở lại tạo ra giống lợn ReHal (sinh trưởng nhanh, tỉ lệ nạc cao, không mẫn cảm với stress vận chuyển, chất lượng thịt được cải tiến).
- Lai xa cũng được thực hiện ở động vật để tạo ra giống mới, ví dụ: con la có sức làm việc cao.
Thành tựu chọn tạo giống gia cầm
- Một số giống gà lai chọi F1 được sử dụng phổ biến trong sản xuất như gà lai NHLV5 có nhiều đặc tính tốt như tỉ lệ nuôi sống đến tuổi trưởng thành đạt 96%, khối lượng cơ thể trung bình ở 15 tuần tuổi đạt 1 840 g, tỉ lệ protein từ 23 đến 25%.
- Giống gà F1 (từ tổ hợp lai Hồ × Lương Phượng × Mía) có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng nhanh, tỉ lệ thịt cao, chất lượng thịt tốt. Vịt pha ngan là kết quả của phép lai xa giữa vịt và ngan mang đặc tính quý của cả hai loài).
Thành tựu chọn tạo giống thuỷ sản
- Lai hữu tính cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến để chọn, tạo giống thuỷ sản.
- Ví dụ: Giống cá chép V1 là sản phẩm của tổ hợp lai giữa cá chép Việt Nam, cá chép Hungary và cá chép Indonesia.
- Con lai F1 có tỉ lệ sống và khả năng sinh trưởng cao hơn so với cá chép Việt Nam. Giống cá trê lai được nuôi rộng rãi ở nước ta là kết quả của phép lai xa giữa hai loài Clarias gariepinus và C. batrachus. Giống lại có tỉ lệ sống và khả năng sinh trưởng cao hơn so với loài bố mẹ.