Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX năm 1975

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt trong đấu tranh giành độc lập dân tộc từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

a. Hoạt động đối ngoại của một số nhà yêu nước Việt Nam tiêu biểu

- Phan Bội Châu: 

+ 1905 - 1909: sang Nhật Bản, tìm kiếm sự ủng hộ đối với cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Việt Nam; tổ chức phong trào Đông; tham gia thành lập Đông Á Đồng minh Hội và Điền - Quế - Việt Liên minh. 

+ 1909 - 1925: thành lập Việt Nam Quang phục Hội; Hội Chấn Hoa Hưng Á; cử người liên lạc với đại diện Công sứ Đức, Nga... tìm kiếm sự giúp đỡ cho Việt Nam. 

- Phan Châu Trinh: 

+ 1906: sang Nhật rồi về nước, gửi thư đề Toàn quyền Đông Dương cải cách. 

+ 1911 - 1925: Hoạt động tại Pháp, gửi kiến nghị Chính phủ Pháp, viết báo, diễn thuyết để tranh thủ sự ủng hộ của Pháp. 

- Nguyễn Ái Quốc: 

+ 1918 - 1920: Gia nhập Đảng Xã hội Pháp; gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Véc-xai; bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản. 

+ 1921 - 1930: tham dự nhiều hoạt động của Quốc tế Cộng sản, sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa, Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. 

=> Hoạt động của các nhà yêu nước đã bước đầu kết nối cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, đặt nền móng cho nền ngoại giao hiện đại. 

b. Hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương 

- Giai đoạn 1930 - 1940: duy trì liên lạc với Quốc tế Cộng sản, các đảng cộng sản và phong trào vô sản ở các nước, ủng hộ cách mạng thế giới, tìm kiếm sự giúp đỡ với cách mạng Việt Nam. 

- Giai đoạn 1941 - 1945: chủ trương ủng hộ Liên Xô chống phát xít. Hồ Chí Minh hai lần sang Trung Quốc để vận động ngoại giao với lực lượng Đồng minh. 

2. Hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) 

- Từ năm 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư, điện, công hàm cho Liên hợp quốc và các quốc gia khẳng định tính hợp pháp của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Trước ngày 6/3/1946: ngoại giao mềm mỏng với Trung Hoa Dân quốc, kiên quyết chống Pháp xâm lược. 

- Từ ngày 6/3/1946: kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), đàm phán tại Đà Lạt, Phông-ten-nơ-bờ-lô (Pháp) và kí với Pháp Tạm ước Việt - Pháp (14-9-1946).

- Giai đoạn 1947 - 1949: thiết lập cơ quan ngoại giao, phòng Thông tin tại Thái Lan, Ấn Độ, Miến Điện, cử đại diện tham gia một số hội nghị quốc tế và khu vực châu Á, châu Âu. 

- Năm 1950: thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Liên Xô, Triều Tiên, Đông Âu.

- Năm 1951: thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào (3/1951). 

- Năm 1954: cử đoàn ngoại giao kí Hiệp định Giơ-ne-vơ, buộc Pháp công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. 

3. Hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) 

- Đấu tranh yêu cầu thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ: gửi công hàm cho chính Sài Gòn và các bên liên quan, yêu cầu thực hiện nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ. 

- Củng cố, phát triển quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa: tiếp xúc, gặp gỡ với đại diện của Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. 

- Tăng cường quan hệ đoàn kết giữa ba nước Đông Dương:

+ Năm 1965: Hội nghị nhân dân ba nước Đông Dương diễn ra ở Phnôm-pênh.

+ Năm 1970: Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương ra tuyên bố chung. 

- Đàm phán, kí kết Hiệp định Pa-ri: từ 1968 - 1973 Việt Nam cử các phái đoàn ngoại giao tham gia đàm phán, kí kết Hiệp định Pa-ri. 

Mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước, đặc biệt là sau khi Hiệp định Pa-ri được kí kết: 

+ 1960: Cu-ba. 

+ 1972: Ca-mơ-run. 

+ 1973: Hà Lan, Nhật Bản, Pháp. 

- Đẩy mạnh đối ngoại nhân dân: năm 1968 Uỷ ban Việt Nam đoàn kết với nhân dân Mỹ được thành lập.