Bài 12: Chăn nuôi gà thịt trong nông hộ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. CHUỒNG NUÔI

- Làm ở vị trí cao ráo tránh ngập nước vào mùa mưa

- Chọn hướng tránh gió lùa và ánh nắng trực tiếp.

- Cần đảm bảo thông thoáng, ấm mùa đông, mát mùa hè:

+ Nền nên lát gạch hoặc láng xi măng, lót thêm lớp độn chuồng.

+ Làm sàn thoáng cách nền khoảng 50cm cho gà đậu.

+ Tường xây cao từ 50 cm đến 60 cm, phía trên làm lưới mắt cáo, bên ngoài lưới che bạt.

Công nghệ 7, chuồng nuôi gà, hoc24
Chuồng nuôi gà.hoc24

II. THỨC ĂN VÀ CHO ĂN

1. Thức ăn

- Phân loại:

+ Thức ăn tự nhiên: cần trộn đủ các nhóm dinh dưỡng theo tỉ lệ phù hợp.

+ Thức ăn công nghiệp: thường có đủ các nhóm chất dinh dưỡng phù hợp với từng độ tuổi.

-  Cần đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng:

+ Nhóm chất đạm.

+ Nhóm tinh bột.

+ Nhóm chất béo.

+ Nhóm vitamin và chất khoáng.

2. Cho gà ăn

- Nên sử dụng máng phù hợp để đảm bảo vệ sinh và tiết kiệm thức ăn.

- Cho gà uống nước đầy đủ.

- Cho gà ăn phù hợp với nhóm tuổi:

+ Dưới 1 tháng tuổi: cần cho giàu đạm, ăn tự do, ăn liên tục.

+ Từ 1 – 3 tháng tuổi: cho ăn 3 – 4 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau 3 – 4 giờ.

+ Trên 3 tháng tuổi: cho ăn tự do để gà lớn nhanh, chóng được xuất bán.

Công nghệ 7, máng nước, hoc24
Máng nước cho gà ăn.hoc24
Công nghệ 7, máng ăn, hoc24
Máng ăn.hoc24

III. CHĂM SÓC CHO GÀ

1. Giai đoạn từ khi mới nở đến một tháng tuổi

- Gà con còn yếu, sức đề kháng kém, dễ bị bệnh.

- Gà sợ lạnh nên cần sưởi ấm.

- Thường xuyên quan sát trạng thái của gà:

+ Gà lạnh:  gà sẽ chụm lại thành đám dưới đèn.

+ Gà bình thường: gà phân bố đều trên sàn.

+ Gà nóng:  gà tản ra, tránh xa đèn úm.

=> Cần phải chăm sóc cẩn thận để gà khỏe mạnh.

Công nghệ 7, sưởi ấm cho gà, hoc24
Sưởi ấm cho gà.hoc24

2. Chăm sóc gà giai đoạn trên một tháng tuổi

- Bỏ quây để gà đi lại tự do.

- Sau 2 tháng tuổi, thả vườn để gà vận động, ăn khỏe, nhanh lớn, thịt chắc và ngon.

- Hàng ngày, vệ sinh máng ăn và máng uống sạch sẽ.

- Sau mỗi lứa, thay lớp độn và vệ sinh chuồng.

Công nghệ 7, thả gà đi lại tự do, hoc24
Thả gà đi lại tự do.hoc24

IV. PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO GÀ

- Phòng bệnh:

+ Vệ sinh chuồng thường xuyên

+ Đảm bảo 3 sạch: ăn sạch, ở sạch, uống sạch.

+ Đảm bảo mật độ hợp lý

+ Tiêm vắc xin đầy đủ và kịp thời.

- Trị bệnh:

+ Đúng thuốc

+ Đúng thời điểm

+ Đúng liều lượng

V. MỘT SỐ BỆNH PHỔ BIẾN Ở GÀ

1. Bệnh tiêu chảy

- Biểu hiện: ăn ít, ủ rũ, phân lỏng màu xanh hoặc trắng.

- Nguyên nhân: nhiễm khuẩn từ thức ăn, nước uống hay môi trường.

- Phòng, trị bệnh:

+ Ăn thức ăn sạch.

+ Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi, máng ăn, máng uống.

+ Điều trị kịp thời khi có biểu hiện bệnh.

2. Bệnh dịch tả

- Biểu hiện: bỏ ăn, buồn rầu, sã cánh, nghẹo cổ, diều nhão, uống nhiều nước, chảy nước dãi, phân trắng, gầy nhanh.

- Nguyên nhân: do vi rút gây ra và lây lan mạnh.

- Phòng, trị bệnh: sử dụng vắc xin.

Công nghệ 7, bệnh dịch tả gà, hoc24
Bệnh dịch tả ở gà.hoc24

3. Bệnh cúm gia cầm

- Biểu hiện: sốt cao, uống nhiều nước, mào thâm tím, viêm sưng phù đầu mặt; khó thở, há mỏ để thở; tiêu chảy phân xanh, phân vàng đôi khi lẫn máu; xuất huyết da chân.

- Nguyên nhân: do vi rút gia cầm gây ra.

- Phòng, trị bệnh:

+ Sử dụng vắc xin.

+ Không ăn, giết mổ gia cầm ốm, chết, không rõ nguồn gốc.

+ Khi phát hiện bệnh cần báo ngay cho cán bộ thú y.