Nội dung lý thuyết
Dụng cụ: Chậu trồng cây, đất trồng, kéo cắt cành, găng tay, dụng cụ xới đất, bình tưới nước.
Hoá chất: Nước.
Mẫu vật: Dây khoai lang (hoặc lá cây thuốc bỏng,..), củ khoai tây, chậu cây hoa phù dung, phân NPK.
Hãy xác định vấn đề được nêu ra trong mỗi hiện tượng thực tiễn sau đây và đặt ra các câu hỏi nghiên cứu về hiện tượng mà em quan sát được.
1. Trong môi trường thiếu ánh sáng, khoai tây có hiện tượng mọc uống: thân cây sinh trưởng nhanh nhưng yếu ớt và có màu nhợt nhạt, rễ ngắn, lá không phát triển. Sau khi đưa ra ngoài sáng, lá phát triển và mở rộng, rễ dài, thân ngắn và to.
2. Các giống cây trồng thuần chủng có kiểu gene giống nhau sẽ cho năng suất khác nhau nếu điều kiện chăm sóc (cách bón phân, loại phân bón, chế độ tưới nước,...) khác nhau.
Hãy trình bày các giả thuyết để giải thích cho các vấn đề đã nêu và đề xuất phương án kiểm chứng.
Các nhóm tiến hành bố trí công thức thí nghiệm (gồm mẫu đối chứng và mẫu thí nghiệm), so sánh kết quả giữa các công thức thí nghiệm để chứng minh cho nội dung giả thuyết đã đề ra. Có thể thiết kế thí nghiệm mới trên cơ sở các thí nghiệm sau.
Bước 1: Lấy 6 – 8 củ khoai tây (từ cùng một cây) và đặt vào chậu có chứa cát ẩm, lấp cát cho phủ kín củ. Để chậu ở nơi thoáng mát khoảng 7 ngày cho khoai mọc mầm (1 – 2 cm).
Bước 2: Chia đều các củ khoai tây đã mọc mầm và trồng vào hai chậu chứa đất (được đánh số 1 và 2) bằng cách vùi sâu củ vào trong đất, đặt các củ khoai tây sao cho mầm hướng lên trên và khoảng cách giữa các củ khoảng 15 cm. Phủ kín mầm bằng một lớp đất dày khoảng 15 cm, sau đó tưới nước cho đất vừa đủ độ ẩm.
Bước 3: Xử lí các chậu thí nghiệm:
- Chậu 1: Đặt ở nơi có ánh sáng.
- Chậu 2: Đặt ở nơi không có ánh sáng.
Quan sát hiện tượng xảy ra với mầm khoai tây ở hai chậu sau 10 ngày.
Bước 4: Chuyển chậu 2 sang nơi có ánh sáng. Quan sát hiện tượng xảy ra với mầm khoai tây sau 5 – 7 ngày.
Bước 1: Giám cành khoai lang:
- Cắt thân một cây khoai lang thành từng đoạn ngắn khoảng 15 – 20 cm.
- Giảm các đoạn khoai lang đúng theo chiều mọc của cây vào bốn chậu nhựa được đánh số thứ tự từ 1 đến 4. Sau đó, tưới nước cho ẩm đất.
Bước 2: Xử lí các chậu thí nghiệm:
- Trồng cây trong các điều kiện ánh sáng khác nhau:
+ Chậu 1: Đặt ở nơi có đủ ánh sáng.
+ Chậu 2: Đặt ở nơi thiếu ánh sáng.
- Trồng cây trong các điều kiện chế độ bón phân khác nhau:
+ Chậu 3: Không bón phân.
+ Chậu 4: Hoà tan phân NPK trong nước với nồng độ 2 g phân/1 L nước; tưới vào chậu một lượng khoảng 3 ml/ngày.
- Tưới nước đều đặn cho ẩm đất khoảng 2 lần/ngày vào các chậu.
Bước 3: Quan sát và so sánh sự khác nhau của các cây khoai lang ở bốn chậu sau 5 – 7 ngày.
Các nhóm mô tả kết quả quan sát được và đưa ra đánh giá giả thuyết đúng/sai, từ đó kết luận vấn đề nghiên cứu.
BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM VỀ THƯỜNG BIẾN Ở CÂY TRỒNG
Lớp: .......
Nhóm: ......
Thứ ..... ngày ..... tháng ..... năm ....
1. Mục đích thực hiện nghiên cứu.
2. Kết quả và giải thích.
Quan sát và giải thích hiện tượng thường biển ở cây trồng trong các điều kiện môi trường khác nhau theo mẫu bảng sau:
3. Kết luận.