Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới

Lĩnh vực

Thành tựu

Kinh tế

- Việt Nam vượt qua khủng hoảng KT – XH, đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế mạnh mẽ.

- Hình thành nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.

Chính trị, An ninh – quốc phòng

- Xây dựng nahf nước pháp quyền XHCN vững mạnh

- Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả.

- Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

- Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố, tăng cường

Văn hoá - xã hội

- Nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được chú trọng xây dựng và phát triển; văn hoá truyền thống được bảo tồn và phát huy.

- Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, đa dạng về loại hình trường lớp ở các bậc học.

- Công cuộc xoá đói giảm nghèo được thực hiện thành công; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và không ngừng nâng cao.

Hội nhập quốc tế

- Mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ, các tổ chức khu vực và quốc tế.

- Tham gia các hiệp ước, hiệp định song phương và đa phương về thương mại, an ninh, ngoại giao…

- Đề xuất sáng kiến và tham gia giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội, an ninh… của khu vực và quốc tế.

2. Một số bài học kinh nghiệm

- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

- Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp

- Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân

- Kết hợp sức mạnh nội lực và ngoại lực, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.