Nội dung lý thuyết
Lĩnh vực | Thành tựu |
Kinh tế | - Việt Nam vượt qua khủng hoảng KT – XH, đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế mạnh mẽ. - Hình thành nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. |
Chính trị, An ninh – quốc phòng | - Hình thành hệ thống quan điểm lí luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. - Tình hình chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được bảo đảm và tăng cường. - Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố. - Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị được đẩy mạnh. - Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững. - Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố, tăng cường |
Xã hội | - Chính sách lao động, việc làm của Nhà nước có nhiều chuyển biến theo hướng ngày càng phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Công cuộc xoá đói giảm nghèo được thực hiện thành công; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và không ngừng nâng cao. - Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, thực hiện chính sách ưu đãi người có công và chính sách an sinh xã hội đạt nhiều tiến bộ. Đời sống người dân được cải thiện và nâng cao |
Văn hoá | - Nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được chú trọng xây dựng và phát triển; đời sống văn hoá được cải thiện; giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế về văn hoá được mở rộng. |
Hội nhập quốc tế | - Mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ, các tổ chức khu vực và quốc tế. - Tham gia các hiệp ước, hiệp định song phương và đa phương về thương mại, an ninh, ngoại giao… - Đề xuất sáng kiến và tham gia giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội, an ninh… của khu vực và quốc tế. |
- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp
- Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân
- Kết hợp sức mạnh nội lực và ngoại lực, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.