Nội dung lý thuyết
- Là cơ sở để thực hiện quá trình CNH, HĐH đất nước:
+ Góp phần đảm bảo an ninh lương thực.
+ Tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
+ Thúc đẩy sự phát triển của ngành dịch vụ.
+ Góp phần khai thác hợp lí hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
+ Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm.
+ Tạo ra nông sản hàng hóa.
- Đối với xây dựng nông thôn mới:
+ Tạo cơ sở chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông thôn.
+ Làm thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
a) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Điều kiện | Đặc điểm | Thế mạnh | Hạn chế |
Địa hình và đất | - Đồng bằng: + Chiếm khoảng 1/4 DT. + Đất phù sa màu mỡ. + Đồng bằng ven biển có đất phù sa và đất pha cát. | Quy hoạch vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm. | Ngập úng, nhiễm mặn, thoái hóa đất gây khó khăn cho NN. |
- Đồi núi: + Chiếm khoảng 3/4 DT. + Chủ yếu là đồi núi thấp, nhiều vùng bề mặt rộng, khá bằng phẳng. + Đất fe-ra-lit, đất đồng cỏ. | Hình thành các vùng trồng cây CN, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc tập trung. | - Địa hình dốc, cắt xẻ khó canh tác. - Đất dễ bị xói mòn, rửa trôi… | |
Khí hậu | Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa đa dạng. | Phát triển nền NN nhiệt đới, đa dạng về sản phẩm. | - Thiên tai: bão lũ, hạn hán,… - Dễ bùng phát dịch bệnh. - SX NN bấp bênh… |
Nguồn nước | Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều hồ, nguồn nước ngầm phong phú. | Cung cấp nước cho SX NN. | Chế độ nước sông phân mùa sâu sắc và thất thường Þ khó khăn cho NN. |
Sinh vật | Nhiều giống cây trồng, vật nuôi tốt | - Cung cấp nguồn gen quý. - Các đồng cỏ thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc như: trâu, bò, dê. | Xuất hiện các loài ngoại lai có hại cho NN. |
b) Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện | Đặc điểm | Thế mạnh | Hạn chế |
Dân cư và lao động | - Đông dân. - Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong SX NN, trình độ ngày càng được nâng cao. | - Thị trường tiêu thụ lớn. - Áp dụng các tiến bộ KHKT vào SX. - Nâng cao khả năng cạnh tranh. | Lực lượng lao động đã qua đào tạo còn ít. |
Cơ sở vật chất | Ngày càng phát triển và phân bố rộng khắp. | Nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh. | Chưa thật đáp ứng được yêu cầu; nhiều công trình bị xuống cấp. |
Khoa học - công nghệ | Ngày càng hiện đại, phát triển và được ứng dụng rộng rãi. | Giúp hoạt động SX NN ngày càng thuận lợi hơn, tạo ra giá trị và chất lượng sản phẩm tốt hơn. | Việc liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ, ứng dụng công nghệ cao trong SX NN còn hạn chế. |
Chính sách | - Chính sách, môi trường thể chế thuận lợi. - Tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (AFTA, EVFTA, CPTPP,...) | - Hỗ trợ cho phát triển và đầu tư vào NN. - Mở rộng xuất khẩu nông sản. | - Chịu sức ép cạnh tranh. - Thị trường thế giới có nhiều biến động. |
Việc phát huy các thế mạnh, áp dụng quy trình canh tác tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao, cơ giới hóa trong sản xuất và thu hoạch, phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị đã dẫn tới sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành và hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ở nước ta.
Nội dung | Biểu hiện |
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp | Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. |
Trong ngành trồng trọt | - Tăng tỉ trọng giá trị sản xuất của các cây trồng có lợi thế so sánh và nhu cầu của thị trường (cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, lúa gạo chất lượng cao). - Chú trọng phát triển các cây trồng mới có triển vọng như: cây dược liệu, cây cảnh, nấm,... |
Trong ngành chăn nuôi | - Tăng tỉ trọng các ngành có tiềm năng và thị trường lớn như thịt gia cầm, trứng, sữa. - Duy trì tỉ trọng ngành chăn nuôi lợn và gia súc lớn. |
Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp | - Phát triển nhanh hình thức theo hướng hàng hóa. - Mở rộng và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn, áp dụng tiêu chuẩn kĩ thuật sản xuất bền vững (VietGAP, GlobalGAP,...). - Nhiều hình thức sản xuất nông nghiệp mới được hình thành (nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao,...). |
3.1. Ngành trồng trọt
* Tình hình chung | - Là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp: chiếm 60,8% giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước (2021). - Cơ cấu khá đa dạng bao gồm: cây hàng năm; cây lâu năm, cây ăn quả và một số cây trồng khác… |
Loại cây | Tình hình phát triển và phân bố |
a) Sản xuất cây lương thực | - Lúa là cây trồng: chiếm 88,8% diện tích cây lương thực có hạt ở nước ta (năm 2021). - Diện tích lúa: có xu hướng giảm. - Năng suất, sản lượng, chất lượng ngày càng tăng. - Việt Nam là nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu trên thế giới. - Phân bố: Đồng bằng sông Cửu Long (là vùng sản xuất lúa và xuất khẩu gạo trọng điểm của cả nước), Đồng bằng sông Hồng… |
b) Sản xuất cây rau đậu | - Diênj tích tăng nhanh: từ 970,4 nghìn ha (năm 2010) lên 1 127,4 nghìn ha (năm 2021) - Phân bố: rộng khắp ở các địa phương. Các tỉnh có diện tích và sản lượng cây rau đậu lớn là: Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hoá, Nghệ An, Lâm Đồng, Tiền Giang,... Trong đó, Lâm Đồng là tỉnh trồng rau lớn nhất cả nước. |
c) Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả | * Cây công nghiệp: - Chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu,...) và một số cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè, hồi, quế,...). - Cây lâu năm: + Chiếm hơn 80% tổng diện tích cây công nghiệp của cả nước (2021). + Nước ta xuất khẩu hàng đầu thế giới về một số sản phẩm như: cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè,... + Đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm. + Phân bố: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ… - Cây hàng năm: + Chủ yếu là: mía, lạc, đậu tương. + Các cây trồng khác (đay, cói, dâu tằm, thuốc lá) có diện tích không đáng kể và xu hướng ngày càng thu hẹp dần. + Phân bố: ĐBSCL, ĐBSH, BTB, DHNTB… |
* Cây ăn quả: - Priển khá mạnh trong những năm gần đây. - Các cây ăn quả chính: chuối, xoài, vải, chôm chôm, nhãn, cam, quýt, bưởi,... - Phân bố: Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ
|
3.2. Ngành chăn nuôi
* Tình hình chung | - Đang từng bước trở thành ngành sản xuất quan trọng. - Chiếm 34,7% giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước (2021). - Các vật nuôi chủ yếu: trâu, bò, lợn, dê và gia cầm (gà, vịt,...). - Hình thức: chăn nuôi trang trại ngày càng được chú trọng. - Công nghệ về chế biến, giống, thức ăn, thuốc thú y,... được đầu tư. |
Loại vật nuôi | Tình hình phát triển và phân bố |
a) Chăn nuôi lợn và gia cầm | * Lợn: - Số lượng: hơn 23 triệu con, chiếm khoảng 60 - 70% tổng sản lượng thịt các loại (năm 2021). - Phân bố: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long… |
* Gia cầm: - Số lượng: 500 triệu con (năm 2021). - Phân bố: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long… | |
b) Chăn nuôi trâu, bò | * Trâu: - Số lượng: Có xu hướng giảm, có 2,3 triệu con (2021). - Phân bố: Trung du và miền núi Bắc Bộ (chiếm trên 1/2 cả nước), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (Nghệ An có số lượng trâu nhiều nhất cả nước - hơn 268 nghìn con (năm 2021))… |
* Bò: - Số lượng: có xu hướng tăng nhanh cả chăn nuôi bò thịt và bò sữa. có hơn 6 triệu con (2021). - Phân bố: Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. | |
c) Chăn nuôi dê, cừu | - Số lượng: + Tăng nhanh trong những năm gần đây: từ khoảng 1 triệu con (năm 2010) lên hơn 3 triệu con (năm 2021). + Đàn dê là chủ yếu (chiếm trên 90% tổng đàn dê, cừu). - Phân bố: + Dê: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. + Cừu: Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà, Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu,... |
Xu hướng phát triển chính của nông nghiệp nước ta được xác định như sau:
- Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao; phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương.
- Phát triển hiệu quả, bền vững theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh, gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch và phát triển thị trường nông sản ở cả trong nước và ngoài nước.
- Phát triển nông nghiệp gắn với các dịch vụ du lịch nông nghiệp, nông thôn.
- Phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn; ứng phó với biến đổi khí hậu.
Điều kiện | Đặc điểm | Thế mạnh | Hạn chế |
Rừng | - Diện tích: 14,7 triệu ha, tỉ lệ che phủ rừng khoảng 42% (2021). - Trong rừng có nhiều loại gỗ quý nhiệt đới (lim, sến, táu, gụ, cẩm lai, trắc, nghiến,...) và đặc biệt có nhiều lâm sản ngoài gỗ có giá trị như: dược liệu, các loài cây cho nhựa và tinh dầu,... cùng nhiều loại chim, thú quý. | Thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và chế biến lâm sản với cơ cấu đa dạng | - Chất lượng rừng bị suy giảm. - Rừng tập trung ở những vùng khó khai thác và quản lý. |
Khí hậu | Nhiệt đới ẩm, gió mùa với nền nhiệt độ cao, độ ẩm dồi dào | Trồng, tái sinh các hệ sinh thái rừng. | Sự phân mùa mưa, khô sâu sắc và biến đổi khí hậu tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng, suy giảm tài nguyên rừng. |
Khoa học - công nghệ | Được hoàn thiện, triển khai và áp dụng rộng rãi. | Nâng cao hiệu quả lâm nghiệp | Công nghiệp chế biến còn hạn chế nên giá trị sản phẩm lâm nghiệp còn thấp. |
Chính sách | Ngày càng hoàn thiện, kịp thời. | Bảo tồn nhiều hệ sinh thái rừng tự nhiên và phát triển các ngành dịch vụ từ rừng. | Việc quản lý, xử lý vi phạm còn gặp nhiều khó khăn. |
Dân cư - lao động | - Có nhiều kinh nghiệm. - Nhu cầu ngày càng lớn. | Mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao hiệu quả ngành lâm nghiệp. | Lao động đã qua đào tạo, có trình độ cao còn chưa nhiều. |
Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm: lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng); khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.
Hoạt động | Tình hình phát triển và phân bố |
a) Lâm sinh | - Trồng rừng: + Tăng liên tục qua các năm: 260 nghìn ha/năm (giai đoạn 2010 - 2021). + Chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa và một số loại dược liệu, lâm sản quý (thảo quả, sâm, nấm,...). - Các vùng trồng mới nhiều: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên. - Khoanh nuôi, bảo vệ rừng: + Ngày càng được chú trọng. + Các hoạt động chính: giao khoán rừng, trồng rừng khảo nghiệm, khuyến lâm, phát triển các mô hình du lịch sinh thái, mô hình trồng dược liệu, nấm,...; ứng dụng khoa học - công nghệ trong quản lí, chăm sóc rừng. + Được thực hiện rộng rãi. |
b) Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản | - Khai thác: + Sản lượng: 18,9 triệu m3 (2021) và có xu hướng tăng. + Các vùng có sản lượng khai thác gỗ lớn: Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Chế biến gỗ và lâm sản: phát triển chủ động, giảm chi phí sản xuất, có lợi thế cạnh tranh. |
- Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực bảo vệ rừng như: Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học, Luật Lâm nghiệp,...
- Các nhiệm vụ trọng tâm trong quản lí, bảo vệ rừng hiện nay là:
+ Quản lí, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có.
+ Hạn chế tối đa chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích ngoài lâm nghiệp; hoàn thành giao đất, giao rừng, cho thuê rừng.
+ Đẩy mạnh gắn kết giữa bảo tồn và phát triển với sự tham gia tích cực của các bên liên quan trọng quản lí rừng.
+ Tăng cường năng lực quản trị rừng cho các chủ rừng; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kĩ thuật trong quản lí, giám sát tài nguyên rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
Điều kiện | Đặc điểm | Thế mạnh | Hạn chế |
Biển | Vùng biển nhiệt đới, có nguồn lợi hải sản khá phong phú: hơn 2 000 loài cá, hơn 1 600 loài giáp xác, 2 500 loài thân mềm, 600 loài rong biển,… | Phát triển ngành thủy sản với cơ cấu sản phẩm đa dạng, giá trị cao. | - Nhiều loài sinh vật bị suy giảm. - Vùng biển có nhiều thiên tai. |
Vùng biển rộng lớn, có nhiều ngư trường trọng điểm. | Thuận lợi cho hoạt động đánh bắt hải sản. | ||
Đường bờ biển dài có nhiều vũng vịnh, đầm phá và cửa sông. Nhiều quần đảo, đảo ven bờ. | Phát triển nuôi trồng thuỷ sản. | ||
Nước ngọt | Nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng… | Nuôi thả tôm, cá nước ngọt. | Chế độ nước thất thường gây khó khăn cho ngành thủy sản. |
Khí hậu | Nhiệt đới ẩm gió mùa. | - Đánh bắt và nuôi trồng có thể diễn ra quanh năm. - Nhiều loại thuỷ sản nhiệt đới có giá trị. | - Diễn biến thất thường, nhiều thiên tai (bão, gió mùa,...), ô nhiễm môi trường nước (đặc biệt là vùng ven bờ) gây khó khăn cho ngành thủy sản. - Dịch bệnh thường xuyên xảy ra. |
Dân cư - lao động | - Đông dân. - Người dân có nhiều kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. | Mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao hiệu quả ngành thủy sản. | Lao động đã qua đào tạo, có trình độ cao còn chưa nhiều. |
Phương tiện, thiết bị | Ngày càng hiện đại. | Tạo điều kiện cho đánh bắt xa bờ. | Chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. |
Chính sách | Ngày càng hoàn thiện và chặt chẽ. | - Mở rộng thị trường. - Hợp tác đầu tư cho ngành thủy sản. | - Thị trường tiêu thụ có nhiều biến động. - Chịu sức ép cạnh tranh. |
Sự phát triển của các ngành khác | - Hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển. - Nghiên cứu sản xuất con giống được chú trọng. - Chế biến thức ăn được mở rộng, | Hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. | Chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cho sự phát triển ngành thủy sản. |
- Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản nước ta liên tục tăng: chiếm 26,3% giá trị ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (2021).
- Tốc độ tăng trưởng khá nhanh: hơn 6%/năm.
- Nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản lượng và giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản.
Hoạt động | Tình hình phát triển và phân bố |
a) Khai thác thuỷ sản | - Sản lượng tăng khá nhanh. - Đánh bắt xa bờ được đẩy mạnh. - Phân bố: Các tỉnh, thành phố ven biển (Kiên Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, An Giang,... là các địa phương có sản lượng khai thác lớn nhất cả nước). |
b) Nuôi trồng thuỷ sản | - Đối tượng nuôi trồng: tôm, cá tra, cá ba sa, rong biển,... - Các mô hình chính: nuôi tuần hoàn, nuôi sinh thái (tôm - rừng, tôm - lúa), nuôi công nghiệp... - Sản lượng và chất lượng tăng nhanh. - Phân bố: Tôm và cá nước ngọt được nuôi nhiều nhất ở Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau, Kiên Giang,... |