Bài 10: Khái quát về công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Giai đoạn

Về kinh tế

Chính trị, văn hoá – xã hội,

QP-AN

Về đối ngoại

1. Khởi đầu công cuộc Đổi mới (1986 – 1995)

- Tháng 12/1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, chính thức mở đầu công cuộc Đổi mới, tiếp tục được bổ sung tại Đại hội VII (1991) của Đảng.

- Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa, mà làm cho mục tiêu đó được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

- Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hoá. Đổi mới kinh tế phải gắn với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.

- Đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước; đổi mới cơ cấu kinh tế, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần; điều chỉnh cơ cấu đầu tư; mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.

- Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng

- Phát huy nhân tố con người, lấy việc phục vụ con người là mục đích cao nhất.

- Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tăng cường tiềm lực quốc phòng.

- Mở rộng quan hệ với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình.

2. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế (1996 – 2006)

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) và lần thứ IX (2001) tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối Đổi mới.

- Nhiệm vụ trung tâm là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; gắn việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với từng bước phát triển kinh tế tri thức.

- Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

- Đổi mới hệ thống chính trị, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; củng cố quốc phòng, an ninh.

- Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển giáo dục, y tế và giải quyết các vấn đề xã hội.

- Xây dựng và tăng cường quốc phòng – an ninh

- Đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

3. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng (2006 đến nay)

- Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X (2006), XI (2011), XII (2016), XIII (2021) tiếp tục phát triển đường lối đổi mới, với chủ trương chung là tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng.

- Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc Đổi mới; phát triển nhận thức về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới tư duy phát triển, phương thức phát triển.

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.

 

- Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng; tăng cường quốc phòng và an ninh.

- Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tiếp tục phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

- Xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định,

- Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, chuyển từ hội nhập kinh tế quốc tế sang chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng…