Bài 1. Tập hợp

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 gp

1. Tập hợp và phần tử của tập hợp

Một số ví dụ về tập hợp:

Tập hợp các con cá trong bình

Tập hợp các bông hoa trong lọ hoa

Tập hợp các con tem trong hình


Một tập hợp (gọi tắt là tập) bao gồm những đối tượng nhất định. Chúng được gọi là những phần tử của tập hợp đó.

x là một phần tử của tập A,

kí hiệu là x ∈ A

(đọc là x thuộc A)

y không là phần tử của tập A, kí hiệu là y ∉ A

(đọc là y không thuộc A)

Chú ý.

  • Khi x thuộc A, ta còn nói "x nằm trong A", hay "A chứa x".
  • Người ta thường đặt tên tập hơp bằng chữ cái in hoa: A, B, C, D, ...

Ví dụ 1. Cho tập hợp C.

a) Tập hợp C chứa những số nào?

b) Số 1 có thuộc tập C không?

Giải:

a) Tập C chứa số 3 và số 8, kí hiệu 3 ∈ C, 8 ∈ C.

b) Số 1 không thuộc tập hợp C, kí hiệu 1 ∉ C.

Ví dụ 2. Gọi D là tập hợp các chữ cái trong từ LỚP HỌC. Khi đó H ∈ D, N ∉ D.

2. Mô tả một tập hợp

Mô tả tập hợp là cho biết cách xác định các phần tử của tập hợp đó. 

Có hai cách mô tả một tập hợp:

Cách 1. Liệt kê các phần tử của tập hợp, tức là viết các phần tử trong dấu ngoặc { } theo thứ tự tùy ý nhưng mỗi phần tử chỉ được viết một lần.

Ví dụ, với tập Q gồm các số 0, 2, 4, 6, 8 ở hình bên, 

ta viết:  Q = {0; 2; 4; 6; 8}.

 

Cách 2. Nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp

Ví dụ, với tập Q ta cũng có thể viết:

Q = {x| x là số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10}.

Chú ý:

  • Ta viết các phần tử của tập hợp cách nhau bởi dấu ";".
  • Tập hợp các số tự nhiên kí hiệu là \(\mathbb{N}\), tức là \(\mathbb{N}\) = {0; 1; 2; 3; ...}.
  • Tập hợp các số tự nhiên khác 0 kí hiệu là \(\mathbb{N^*}\), tức là \(\mathbb{N^*}\) = {1; 2; 3; 4; ...}.

Ví dụ. Viết mỗi tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của chúng:

A = {x ∈ \(\mathbb{N}\) | x < 7}; B = {x ∈ \(\mathbb{N^*}\) | x < 7}.

Giải:

A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}.

B = {1; 2; 3; 4; 5; 6}.

Khách