Bài 1: Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế

Nội dung lý thuyết

1. Tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế: Áp lực thúc đẩy gia tăng cải cách - Tạp chí Tài chính

a. Tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.

- Tăng trưởng kinh tế:

+ Là sự tăng lên về quy mô sản lượng của nền kinh tế.

+ Trong một thời kỳ nhất định (so với thời kỳ gốc cần so sánh).

- Tăng trưởng kinh tế được đo bằng:

+ Mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng thu nhập quốc dân (GNI).

+ Trong một thời gian nhất định (thường là một năm) cả về quy mô và tốc độ gia tăng.

- Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế:

+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

+ Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người)

+ Tổng thu nhập quốc dân (GNI)

+ Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người).

b. Vai trò của tăng trưởng kinh tế.

- Tăng trưởng kinh tế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia.

+ Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần thiết để khắc phục tình trạng đói nghèo lạc hậu.

+ Tạo điều kiện để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao phúc lợi xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục, thể thao…

+ Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

+ Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh, quốc phòng, nâng cao vai trò quản lý của nhà nước, vị thế của quốc gia.

+ Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

2. Phát triển kinh tế.

Phát triển nền kinh tế xanh vẫn còn nhiều khó khăn thách thức - Tạp chí  Tuyên giáo

a. Phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế.

- Phát triển kinh tế:

+ Là sự tăng trưởng kinh tế.

+ Gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội.

- Các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế bao gồm sự gia tăng GDP, GNI, GDP/người, GNI/người.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tích cực:

+ Tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ trong GDP tăng lên.

+ Tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm đi.

- Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội:

+ Chỉ số phát triển con người HDI tăng.

+ Chỉ số đói nghèo, chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số Gini) giảm.

- Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau:

+ Tăng trưởng kinh tế chỉ là sự thay đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện tiền đề cho phát triển kinh tế nhưng không phải chỉ cần tăng trưởng kinh tế là đã đạt được phát triển kinh tế.

+ Phát triển kinh tế có phạm vi rộng lớn, toàn diện hơn bao hàm cả tăng trưởng kinh tế vẫn chuyển dịch cơ cấu và tiến bộ xã hội.

+ Trên cơ sở những kết quả đạt được về phát triển kinh tế, quốc gia luôn hướng tới mục tiêu tiến bộ xã hội, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

b. Vai trò của phát triển kinh tế.

- Phát triển kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia:

+ Đảm bảo những tiền đề vật chất cần thiết cho việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh.

+ Đẩy mạnh hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao sức mạnh và sự thịnh vượng của quốc gia.

- Phát triển kinh tế với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực:

+ Góp phần nâng cao trình độ phát triển.

+ Tạo đà phát triển nhanh, vững chắc cho nền kinh tế.

- Tạo điều kiện đảm bảo thực hiện tiến bộ xã hội như:

+ Xây dựng thể chế kinh tế tiến bộ.

+ Nâng cao năng lực tổ chức quản lý của nhà nước.

+ Thực hiện phân phối công bằng, hợp lý…

=> Phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với nước đang phát triển như Việt Nam.

3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

- Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp hợp lý, hài hòa giữa ba mặt:

+ Phát triển kinh tế.

+ Phát triển xã hội.

+ Bảo vệ môi trường.

- Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững có quan hệ chặt chẽ với nhau.

+ Tăng trưởng kinh tế là một nội dung của phát triển bền vững, điều kiện tiên quyết để thực hiện phát triển bền vững, điều kiện vật chất để nâng cao mức sống của nhân dân, thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế-xã hội.

+ Tăng trưởng kinh tế không hợp lý có thể tạo ra những tác động tiêu cực, cản trở tiến trình phát triển bền vững của quốc gia.

+ Phát triển bền vững với những yêu cầu nâng cao chất lượng tăng trưởng cùng với thực hiện các chính sách phát triển xã hội tạo điều kiện giữ vững ổn định chính trị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.