Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác*Bối cảnh lịch sử:
- Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đồng minh thấy sự cần thiết phải hợp tác để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh, đồng thời xác lập một tổ chức quốc tế nhằm duy trì hoà bình và trật tự thế giới sau tranh.
- Nhân dân thế giới có khát vọng được sống trong hòa bình.
*Quá trình hình thành:
- Ngày 12-6-1941: Các nước Đồng mình ra Bản tuyên bố Luân Đôn, cam kết cùng hợp tác, cả trong chiến tranh và hoà bình.
- Từ 28-11 đến 1-12-1943: Tại Hội nghị Tê-hê-ran (Iran), nguyên thủ ba nước: Liên Xô, Mỹ, Anh khẳng định quyết tâm thành lập Liên hợp quốc
- Tháng 2-1945: Tại Hội nghị Ian-ta (Liên Xô), nguyên thủ ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
- Từ 25-4 đến 26-6-1945: Đại diện 50 nước họp tại Xan Phran-xi-xcô (Mỹ) thông qua Hiến chương Liên hợp quốc.
- Ngày 24-10-1945: Với sự phê chuẩn Hiến chương của các nước thành viên, Liên hợp quốc chính thức được thành lập.
*Mục tiêu:
- Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
- Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng, quyền tự quyết dân tộc.
- Hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá, nhân đạo, bảo đảm quyền con người và những quyền tự do cơ bản.
- Là trung tâm điều hoà hoạt động của các quốc gia vì những mục tiêu chung.
*Nguyên tắc hoạt động:
- Bình đẳng về chủ quyền của tất cả các quốc gia.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia.
-Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
- Từ bỏ đe doạ bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
- Không can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của các nước.
- Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế.
- Ngăn chặn các cuộc xung đột; làm trung gian hoà giải các cuộc xung đột và khủng hoảng quốc tế tại nhiều khu vực trên thế giới; triển khai hoạt động gìn giữ hoà bình, tạo điều kiện để hoà bình được duy trì bền vững.
- Góp phần ngăn chặn không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới từ năm 1945 đến nay.
- Soạn thảo và xây dựng một hệ thống các công ước quốc tế về giải trừ quân bị, chống chạy đua vũ trang, hạn chế vũ khí hạt nhân,... tạo khuôn khổ pháp lí cho việc ngăn chặn phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
- Thúc đẩy quá trình phi thực dân hoá, thủ tiêu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, chấm dứt các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc.
- Ưu tiên tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy hợp tác quốc tế về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học, kĩ thuật thông qua các chương trình, quỹ trực thuộc, các tổ chức chuyên môn và các tổ chức liên chính phủ.
- Có nhiều chương trình hỗ trợ các nước về vốn, tri thức, kĩ thuật, nhân lực,... để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.
- Năm 2015, Liên hợp quốc thông qua Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, đặt ra 17 mục tiêu, hành động mang tính toàn cầu đến năm 2030.
- Nỗ lực thúc đẩy việc xây dựng và kí kết những văn bản, điều ước quốc tế quan trọng nhằm bảo đảm quyền cơ bản của con người, xây dựng một thế giới an toàn hơn, công bằng hơn và tạo cơ hội phát triển cho tất cả mọi người.
- Năm 2000, Liên hợp quốc đã đề ra Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỉ, nhằm xoá bỏ đói nghèo, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới, phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác, bảo đảm bền vững môi trường,...
- Liên hợp quốc cũng có sự hỗ trợ hiệu quả đối với các nước trong quá trình phát triển văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế.