Bài 1: Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Cách mạng tư sản Anh

a) Nguyên nhân

- Nền kinh tế Anh chuyển sang tư bản chủ nghĩa thế kỉ XV - XVI, dẫn đến những biến động xã hội lớn, bao gồm mất đất của nông dân và sự ra đời của tầng lớp quý tộc mới.

- Các thoả hiệp truyền thống giữa vua và Nghị viện không duy trì, dẫn đến bất ổn chính trị.

- Chiến tranh giữa Hoàng gia và lực lượng ủng hộ Nghị viện diễn ra trong 6 năm, tuy nhiên, chỉ có sự ra đời của Dự luật về các quyền vào năm 1688 mới đặt cơ sở cho nhà nước quân chủ lập hiến ở Anh.

Sơ đồ những sự kiện chính của CMTS Anh

 b) Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm

- Cuộc cách mạng lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

- Chế độ quân chủ lập hiến giới hạn quyền lực của quốc vương, thừa nhận vai trò của Nghị viện.

- Cách mạng Anh mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, do liên minh tư sản – quý tộc mới lãnh đạo.

- Thành quả của cách mạng không đáp ứng quyền lợi của phần đông nhân dân.

- Cách mạng Anh là cuộc cách mạng tư sản, diễn ra dưới hình thức nội chiến.

2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ 

 a) Nguyên nhân

- Thực dân Anh có 13 thuộc địa tại Bắc Mỹ năm 1760 với nền kinh tế tư bản phát triển. 

- Những đạo luật hà khắc và việc cho công ty Đông Ấn độc quyền buôn bán trà đã gây phản đối của người dân thuộc địa. 

- Tại cảng Bô-xtơn vào năm 1773, một nhóm người hoá trang thành người da đỏ đánh phá tàu Anh và đổ trà xuống biển, làm nổ ra cuộc chiến.

Sơ đồ những sự kiện chính trong chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

b) Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm

- Cuộc chiến kết thúc, 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ giành độc lập, xoá bỏ các đạo luật cản trở sự phát triển kinh tế và mở đường cho nền kinh tế tư bản phát triển. Hợp chúng quốc Mỹ ra đời và G. Washington trở thành Tổng thống đầu tiên. 

- Thắng lợi này mang lại hy vọng giải phóng cho nhân dân thuộc địa khắp nơi trên thế giới.

3. Cách mạng tư sản Pháp

 a) Nguyên nhân

- Pháp thế kỉ XVIII: nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp bị cản trở, đẳng cấp ba bất bình, tư tưởng tiến bộ về tự do, dân chủ, xã hội pháp quyền thúc đẩy cách mạng.

- 5 – 5 – 1789: Vua Lu-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp nhằm đạt sự đồng thuận tăng thuế. Đại diện các đẳng cấp tranh cãi quyết liệt, đẳng cấp thứ ba tuyên bố thành lập Quốc hội lập hiến. Vua dùng quân đội giải tán Quốc hội.

- 14 – 7 – 1789: Quần chúng nhân dân tấn công ngục Ba-xti, cách mạng bùng nổ và lan rộng khắp nước Pháp.

Sơ đồ những sự kiện chính của CMTS Pháp

 b) Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm

- Xoá bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập nền cộng hoà

- Khẳng định các quyền tự do dân chủ của công dân

- Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển

- Tạo ra những thay đổi sâu rộng trong phạm vi nước Pháp và để lại dấu ấn sâu sắc trong tiến trình lịch sử châu Âu suốt thế kỉ XIX.

- Cuộc cách mạng này do giai cấp tư sản lãnh đạo, diễn ra dưới hình thức nội chiến và chiến tranh bảo vệ tổ quốc.