Tại sao khi Nhật đầu hàng đồng minh chủ tịch Hồ Chí Minh lại nhận định đây là "Thời cơ ngàn năm có một" cho cách mạng Việt Nam ?
Tại sao khi Nhật đầu hàng đồng minh chủ tịch Hồ Chí Minh lại nhận định đây là "Thời cơ ngàn năm có một" cho cách mạng Việt Nam ?
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từ đây đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã để lại cho nhân dân ta nhiều bài học quý báu, trong đó nổi bật là bài học chủ động dự đoán và nắm thời cơ phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi cả nước.
Thời cơ là sự kết hợp giữa nhân tố khách quan và chủ quan tạo thành những điều kiện thuận lợi nhất bảo đảm cho cách mạng nổ ra và giành được thắng lợi. Vì vậy, trong đấu tranh cách mạng, việc nhận biết, chủ động dự đoán và nắm bắt thời cơ bao giờ cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì thời cơ trong cách mạng hay tình thế cách mạng có ba nhân tố chủ yếu sau:
Thứ nhất, giai cấp thống trị đã suy yếu, khủng hoảng đến mức không thể tiếp tục thống trị bằng những phương thức cũ được nữa.
Thứ hai, các giai cấp và tầng lớp bị trị bên dưới cũng rơi vào tình trạng cơ cực, bị bần cùng không thể chịu đựng được nữa, không thể sống nổi nữa. Mâu thuẫn đã gay gắt đến cực độ và quần chúng đã sẵn sàng đi tới hành động giải phóng.
Thứ ba, tầng lớp, bộ phận trung gian, những người trí thức yêu nước có tư tưởng dân chủ tiến bộ, những người có tinh thần dân tộc, kể cả một bộ phận trong giai cấp hữu sản nhưng gần với quần chúng, nhận thức được xu thế lịch sử, ngã về phía cách mạng, tương quan lực lượng có lợi cho phía cách mạng. Đội tiên phong của cách mạng, tức Đảng lãnh đạo đã sẵn sàng.
Hội đủ những điều kiện đó, về cơ bản tình thế cách mạng đã chín muồi. Như vậy, một cuộc khởi nghĩa diễn ra thành công không phải dựa vào một âm mưu, một đảng phái mà phải dựa vào cao trào cách mạng của nhân dân, dựa vào một chuyển hướng lịch sử quyết định.
Vấn đề thời cơ, chủ động nắm thời cơ được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm, xem đây là nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc cách mạng. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, vào những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, Người đã đưa ra nhận định về vấn đề thời cơ: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú phải thúc đẩy cho thời cơ đến mau!”. [1]
Đến khi chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ 1/9/1939, trong khoảng hai năm, Thông cáo của Đảng, các Hội nghị Trung ương 6,7 nhất là Hội nghị Trung ương 8 (Khóa I) của Đảng Cộng sản Đông Dương được tổ chức tại Pắc Bó (Cao Bằng) đã ra Nghị quyết dự đoán ngày càng cụ thể triển vọng thắng lợi của cách mạng: “Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đã đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thành công”.[2]
Tháng 2/1943, Liên Xô thắng to ở Xtalingrat, ngay sau đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Võng La (Phúc Yên) dự đoán: “...thắng lợi của Liên Xô, sự tan rã của phát xít quốc tế và sự cùng khổ của nhân dân các nước phát xít sẽ thúc đẩy cho cách mạng bùng nổ tại nhiều nước”[3].
Thật vậy, từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1944, Hồng quân Liên Xô đã quét sạch quân Đức ra khỏi đất nước, giải phóng một số nước ở Đông Âu.
Đến cuối tháng 9/1944, Tổng Bí thư Trường Chinh dự đoán Nhật, Pháp mâu thuẫn sâu sắc rồi sẽ bắn nhau, khác nào cái nhọt bọc “chỉ chờ dịp chín mõm là vỡ tung ra”[4]. Thực tế, ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính hất Pháp trên toàn Đông Dương. Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng họp ở làng Đình Bảng, ra chỉ thị lịch sử “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” nêu rõ: Cuộc đảo chính đã tạo ra một tình hình chính trị khủng hoảng sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương hiện nay chưa thật sự chín muồi; “phải phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ để làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa”.[5]
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, phát xít Nhật trở thành kẻ thù cụ thể trước mắt-duy nhất của nhân dân Đông Dương. Đảng Cộng sản Đông Dương đã chỉ ra thời cơ lúc này chỉ còn liên quan đến hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất, quân Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương đánh Nhật. Nhưng Đảng chỉ rõ: “dù sao ta không thể đem việc quân Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương làm điều kiện tất yếu cho cuộc Tổng khởi nghĩa của ta”[6]. “Nếu cách mạng bùng nổ, và chính quyền cách mạng của nhân dân Nhật thành lập hay nếu giặc Nhật mất nước như Pháp năm 1940, và quân đội viễn chinh của Nhật mất tinh thần, thì khi ấy dù quân Đồng minh chưa đổ bộ, cuộc Tổng khởi nghĩa của ta vẫn có thể bùng nổ và thắng lợi”. [7]
Trường hợp thứ hai, Nhật đầu hàng Đồng minh, Đảng ta dự tính quân Nhật sẽ thua vào mùa Thu năm 1945 nếu căn cứ vào thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tháng 10/1944 và ngày khai mạc Đại hội toàn quốc Tân Trào.
Đoán đúng tình hình, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp quyết định Tổng khởi nghĩa, kêu gọi toàn dân nổi dậy “đem sức ta giải phóng cho ta”. Đúng 23 giờ, ngày 13/8/1945, Đảng ra quân lệnh số 1, hạ lệnh Tổng khởi nghĩa và nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân: “Không phải Nhật bại là nước tự nhiên được độc lập. Nhiều sự gay go trở ngại sẽ xảy ra. Chúng ta phải khôn khéo và kiên quyết”.[8]
Trong vòng 2 tuần lễ, nhân dân ta giành chính quyền trong cả nước. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 là nhờ vào cuộc đấu tranh anh dũng, hi sinh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng; là nhờ vào đảng vững về đường lối, có sự chỉ đạo chiến lược, biết dự đoán thời cơ và chủ động nắm bắt thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa.
Như vậy, những nhận định của Ðảng về thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám đã dựa trên cơ sở phân tích khoa học và lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin một cách biện chứng, khách quan, toàn diện, toàn cục; thể hiện tư duy nhạy bén của Ðảng trong việc đánh giá thời cơ, đánh giá về so sánh lực lượng cách mạng giữa ta và địch, nắm vững quy luật vận động của chiến tranh; tính quy luật tất yếu có áp bức dân tộc, có đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc. Tầm vóc tư duy chiến lược của Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ: Sớm nhìn thấy quy luật vận động cách mạng, chủ động dự báo thời cơ cách mạng, nhanh chóng triển khai thực hiện để thúc đẩy tiến trình cách mạng.
Qua thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, vấn đề chủ động dự đoán thời cơ và nắm bắt thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám 1945 được thể hiện ở một số nội dung chính sau:
Một là, phong trào cách mạng phát triển đến đỉnh cao, các lực lượng trung gian ngã về phía cách mạng.
Thực tế, trong một thời gian ngắn khoảng 5 tháng, đã có 3 cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp như khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940), khởi nghĩa Nam Kỳ (11/1940); binh biến Đô Lương (1/1941), điều này đã chứng tỏ thái độ của quần chúng nhân dân đã sẵn sàng đứng về phía cách mạng. Tiếp theo cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra sôi nổi mạnh mẽ, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia ở khắp thành thị và nông thôn, cùng với các cuộc khởi nghĩa từng phần đã nổ ra ở nhiều vùng nông thôn như Ba Tơ, Đông Triều, Nghĩa Lộ… đã có tác dụng tích cực và hiệu quả, góp phần thúc đẩy điều kiện khởi nghĩa trong cả nước mau chóng chín muồi. Đây chính là bước tạo thế và lực mới để sẵn sàng đón thời cơ tiến hành Tổng khởi nghĩa.
Hai là, phát xít Nhật, kẻ thù cụ thể, duy nhất của nhân dân Đông Dương đã đầu hàng Liên Xô và Đồng minh không điều kiện, mở ra cơ hội “ngàn năm có một”.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) thì kẻ thù cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật. Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng Liên Xô và Đồng minh không điều kiện. Thời cơ của cách mạng tháng Tám đã đến, thời cơ này chỉ tồn tại trong một thời gian rắt ngắn - từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Trong tình thế ngặt nghèo, Đảng ta phải hết sức khôn khéo, linh hoạt đẩy lùi nguy cơ để tạo ra thời cơ thuận lợi. Nếu khởi nghĩa sớm hơn, khi Nhật chưa đầu hàng, ta sẽ gặp sự kháng cự quyết liệt, có thể tổn thất lớn và khó giành thắng lợi, chính quyền cách mạng chưa thể thành lập trong toàn quốc. Nếu để muộn hơn, khi Đồng minh đã vào Đông Dương thì tình hình trở nên “vô cùng nguy hiểm”.
Như vậy, Ðảng ta đã chọn đúng thời cơ "nổ ra đúng lúc" giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Đây là một khoa học, một nghệ thuật, nhờ đó sức mạnh của toàn dân được nhân lên, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước một cách nhanh, gọn, không đổ máu và thành công triệt để.
Ba là, Chính phủ Trần Trọng Kim, tay sai của phát xít Nhật hoang mang đến cực độ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định “Lúc này, thời cơ thắng lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. [9]
Bốn là, Đảng Cộng sản Đông Dương đã chuẩn bị đầy đủ về lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, sẵn sàng lãnh đạo quần chúng Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Quá trình chuẩn bị kiên trì, chu đáo, toàn diện của Đảng và nhân dân ta cả về chủ trương, đường lối; về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang… không chỉ thể hiện tinh thần chủ động cách mạng mà còn trực tiếp góp phần tạo nên thời cơ cách mạng cũng như thúc đẩy thời cơ cách mạng nhanh chóng chín muồi. Quá trình này bắt đầu từ khi thành lập Đảng, công tác chuẩn bị lực lượng càng gấp rút và khẩn trương khi cuộc chiến tranh thế giới II bùng nổ, và sau Hội nghị Trung ương 8, với quyết tâm phải dành cho được độc lập, tự do, Đảng chỉ đạo tích cực xây dựng lực lượng cách mạng, trước hết là tập trung xây dựng lực lượng chính trị rộng khắp của quần chúng, đồng thời xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, chủ động tạo thời cơ và đón thời cơ, nổi dậy giành chính quyền, khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa cụ thể như: Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh (tức Việt Minh); xây dựng căn cứ địa cách mạng (căn cứ Việt Bắc), xây dựng và củng cố cơ sở Đảng, thống nhất lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân…gấp rút chuẩn bị mọi điều kiện tạo lực, lập thế cho cách mạng, sẵn sàng nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ chín muồi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ những bước phát triển của lực lượng vũ trang và việc chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa phải phù hợp với sự phát triển của tình thế cách mạng. Vấn đề quan trọng đặt ra là phải có đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn; phải chuẩn bị lực lượng đầy đủ, chủ động tạo thời cơ và nắm vững thời cơ, để khi thời cơ đến có thể nhanh chóng huy động lực lượng, “chớp” thời cơ giành thắng lợi.
Ngày 13-8, Hội nghị toàn quốc của Đảng khai mạc tại Tân Trào đã phát động và lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa, đề ra những nhiệm vụ cần thiết, cấp bách trong công tác đối nội, đối ngoại sẽ thi hành sau khi giành chính quyền.
Ngày 16-8-1945 Quốc dân Đại hội họp tại Tân Trào, tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh, thành lập Uỷ ban Giải phóng dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Rõ ràng, công tác chuẩn bị chu đáo, toàn diện, bền bỉ và nhạy bén nắm bắt thời cơ mà thực chất là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhân tố chủ quan và điều kiện khách quan; giữa nội lực và ngoại lực; giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,…đã đóng vai trò là yếu tố nòng cốt, góp phần tạo nên thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Bài học dự đoán thời cơ và nắm bắt thời cơ của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã được Đảng ta vận dụng sáng tạo trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với những dấu son lịch sử oanh liệt: Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giành độc lập trọn vẹn cho đất nước.
Phát huy thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới toàn diện sau 30 năm qua đã tạo ra cho đất nước ta thế và lực mới. Tuy nhiên, cùng với những thời cơ, vận hội thuận lợi, sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta đang đứng trước không ít nguy cơ, thách thức lớn. Do đó, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đòi hỏi chúng ta cần tích cực nghiên cứu, vận dụng tốt những bài học kinh nghiệm quý báu trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đặc biệt là vấn đề “chủ động dự đoán thời cơ và nắm bắt thời cơ”- vấn đề có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, chúng ta phải tranh thủ những thời cơ, vận hội phát triển để “đi tắt đón đầu”, biết sáng tạo và tận dụng thời cơ là cơ sở để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
vì ngày 19/8/1945, Phát xít Nhật nhận đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Quân Nhật ở Đông Dương bị tê liệt, bọn tay sai hoang mang, dao động đén cực độ. Trong lúc đó quuan đồng minh chưa vào nước ta.
Như vậy khoảng thời gian sau khi Phát xít Nhật nhận đầu hàng Đồng minh và trước khi quân Đồng Minh vào nước ta là thời cơ " Ngàn năm có một" ta phải đúng dậy Tổng khởi nghĩa dành chính quyền và đứng ở tư thế của nước độc lập để tiếp Đồng Minh.
Cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 cũng diễn ra đúng trong khoảng thời gian và ta dành thắng lợi nhanh chóng.
Sự phân bố dân cư ở nước ta có đặc điểm gì ?
1/4 dân cư sống ở thành thị, 3/4 dân cư sống ở nông thôn.
Trả lời :
Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi, giữa thành thị và nông thôn. Ở miền núi, nhiều tài nguyên, thưa dân, thiếu lao động. Khoảng 3/4 dân số sống ở nông thôn, làm nghề nông. Chỉ có 1/4 dân số sống ở thành thị, chủ yếu làm công nghiệp, dịch vụ.
hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng (Hồng Kông), Trung Quốc. Người chủ trì hội nghị là Nguyễn Ái Quốc, với chức vụ là phái viên của Quốc tế Cộng sản.
hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra ở Hương Cảng (Hồng Kông) Trung Quốc
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng (Hồng Kông), Trung Quốc.
Cuối năm 1940,Nhật Bản kéo vào nước ta thì thực dân Pháp đã phản ứng như thế nào?
thực dân pháp đã giao liên bang đông dương cho nhật thống trị
Ngành ... sản đang phát triển mạnh ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông, hồ ở các đồng bằng.
Ngành thủy sản đang phát triển mạnh ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông, hồ ở các đồng bằng.
Chúc bạn học tốt
Đồng bằng sông Hồng là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ 2 cả nước , sau vùng nào dưới đây ?
A. Bắc Trung Bộ
B . Đồng bằng sông Cửu Long
C . Tây Nguyên
D. Đông nam Bộ
ai giúp mìk đc ko ạ ? có cả giải thích nữa nhé
Với đặc thù địa lý kinh tế, vùng ĐBSCL có nền tảng nông – thủy sản vững mạnh, sản lượng lúa của vùng luôn chiếm từ 50% đến 55,64% sản lượng lúa của cả nước. Sản lượng trái cây khoảng 70% và sản lượng thủy sản chiếm 57% so với cả nước. Vùng ĐBSCL là cái nôi lương thực, thực phẩm, hoa trái của cả nước, vùng này đã giữ vai trò quan trọng về an ninh lương thực quốc gia, cung cấp trên 50% sản lượng nhu cầu lương thực, thực phẩm thủy sản, hoa trái cho cả nước. Đồng thời đóng góp từ 80% đến 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước.
ĐBSCL hiện có trên 300 ngàn hécta cây ăn trái các loại, với tổng sản lượng trên 3 triệu tấn trái cây/năm. Trong đó có nhiều loại trái cây ngon, có giá trị kinh tế cao, như xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn, bưởi 5 roi, bưởi da xanh… Trong số những trái cây chủ lực có lượng xuất khẩu lớn, thu về nhiều ngoại tệ có sự góp mặt của nhiều loại trái cây đặc sản vùng ĐBSCL: Thanh long (chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu), dừa (chiếm 27,2% tổng kim ngạch), khóm (16% tổng kim ngạch), mít (3,5%), bưởi (1,6%), xoài (chiếm 1,5%), sơ ri (chiếm 1,1%)
ĐBSCL giữ vững vai trò là trung tâm lúa gạo của cả nước. Từ nay đến năm 2020, ĐBSCL cần phấn đấu chuyển toàn bộ các cây con giống sang giống mới, có chất lượng cao; Đẩy mạnh phát triển chiều sâu phát triển giống lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu ổn định về sản lượng nhưng giá trị gia tăng tăng cao. Phân khúc và định vị thị trường mục tiêu toàn diện, quy hoạch vùng chuyên canh ổn định và đảm bảo dự báo tốt cả về thị trường lẫn sản lượng, chất lượng cũng như nhu cầu tiêu thụ, dự trữ trong nước để đảm bảo ổn định tâm lý của nông dân không vì chạy theo lợi nhuận mùa vụ bấp bênh sản xuất tự phát phá vỡ quy hoạch chung trong sản xuất dài hạn.
➩ Đáp án B: đồng bằng sông Cửu Long
4.Đặc điểm khí hậu của Châu Phi có gì khác với các châu lục khác ? Vì sao ?
5.Châu Phi có những quang cảnh tự nhiên nào ?
6.Mô tả đặc điểm tự nhiên của cảnh quan Xa-van.
Câu 4
Châu Phi có khí hậu nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 20°c, thời tiết ổn định. Lượng mưa tương đối ít và giảm dần về phía hai chí tuyến, hình thành những hoang mạc lớn, lan ra sát biển. Xa-ha-ra là hoang mạc có diện tích lớn nhất trên thế giới. khác ở đây bởi chịu nhiệt độ nóng quanh năm
- có đường chí tuyến Bắc và Nam chạy ngang phần Bắc và Nam của châu lục nên vị trí nằm kẹp giữa hai chí tuyến ,phần lớn diện tích Châu Phi thuộc đới nóng ,nên chịu ảnh hưởng của các khối khí chí tuyến lục địa khô và nóng.
- Phía Bắc của Châu Phi là cả một lục địa Á - Âu rộng lớn nên gió mùa đông bắc ở lục địa á âu thổi vào bác xây là rất khô và khó gây mưa.
- lãnh thổ rộng lớn ,bờ biển khábằng phẳng ,độ cao trên 200m ảnh hưởng của biển khó vào sâu trong đất liền.
- Châu Phi còn chịu ảnh hưởng của các dòng biển lạnh các dãy núi ăn sát ra biển cũng ngăn cản ảnh hưởng của biển vào đất liền.
* gây ra hiện tượng nóng ,lượng mưa hiếm hoi ,khí hậu khắc nghiệt, khô hạn.
Câu 5
Cảnh quan thiên nhiên chủ yếu của châu Phi là hoang mạc
bán hoang mạc và xavan
Rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm.
Rừng cận nhiệt đới khô.
câu 6
Đặc điểm hoang mạc Xa – ha – ra: Khí hậu khắc nghiệt, ngày nắng nóng đêm lạnh. Khí hậu khô hạn nên khắp nơi chỉ toàn bãi đá khô khốc, bãi cát mênh mông, ít sông hồ.
Đặc điểm xa – van châu Phi: Ít mưa, cảnh quan đồng cỏ ở núi cao và cây bụi. Thỉnh thoảng nổi lên một vài cây keo, hoặc cây bao báp. Động vật phong phú như ngựa vằn, hươu cao cổ, voi và động vật ăn thịt (báo, sư tư, linh cẩu)…
1.Kể tên và nêu vị trsi của các con sông lớn ở Châu Phi.
2.Kể tên các hồ lớn ở Châu Phi.
3.Châu Phi nằm trong đới khí hậu nào ?
Câu 1
Sông Nin
Sông Congo
Sông Niger
Sông Dăm-be-di
Câu 2
Hồ Victoria.Hồ Tanganyika.Hồ Malawi.Hồ Turkana.Hồ Albert.Hồ Kivu.Hồ Edward.Câu 3
Khí hậu nhiệt đới, nóng và khô bậc nhất thế giới.
1 Các con sông lớn : Sông Nile, Sông Congo, Sông Niger, Sông Zambezi.
Sông nile: bắt nguồn từ Burudi, một vùng đất nằm ở phía Nam xích đạo, chảy dọc theo vùng Đông Bắc Phi và cuối cùng mới chảy qua lãnh thổ Ai Cập trước khi đổ ra biển Địa Trung Hải.
Sông Congo: miền tây trung phi, nằm bên trong Cộng hòa Dân chủ Congo hoặc tạo thành một phần biên giới của nó.
Sông niger: tây châu Phi. Con sông chảy theo hình lưỡi liềm qua Guinée, Mali, Niger, dọc biên giới Bénin rồi chảy vào Nigeria giữa một bình nguyên lớn, tức châu thổ sông Niger, rồi đổ vào vịnh Guinea.
Sông Zambezi :khởi nguồn từ Zambia và chảy qua Angola, dọc theo biên giới của Namibia, Botswana, rồi lại quay lại Zambia, và đến Zimbabwe, Mozambique, nơi nó đổ vào Ấn Độ Dương.
7.Vì sao ở Châu Phi nhiều động vật ăn thịt ?
Trong khi những dấu vết sớm nhất của sự sống trong tư liệu hóa thạch của châu Phi có từ thời sớm nhất, sự hình thành hệ động vật châu Phi như chúng ta biết ngày nay bắt đầu từ sự phân tách của siêu lục địa Gondwana vào giữa thời đại Trung sinh. Sau đó, có thể phân biệt được bốn đến sáu tổ hợp hệ động vật, cái gọi là Địa tầng động vật châu Phi (AFSs). Sự cô lập của châu Phi bị phá vỡ liên tục bởi các "tuyến lọc" (filter routes) không liên tục liên kết nó với một số lục địa Gondwanan khác (Madagascar, Nam Mỹ và có lẽ cả Ấn Độ), nhưng chủ yếu là với siêu lục địa Laurasia. Các điểm giao cắt với Gondwana rất hiếm và chủ yếu là "ngoài châu Phi" (out-of-Africa), trong khi các điểm giao cắt với Laurasia rất nhiều và hai chiều, mặc dù chủ yếu từ Laurasia đến châu Phi. Bất chấp những mối liên hệ này, sự cô lập đã dẫn đến sự vắng mặt đáng kể, kém đa dạng và sự xuất hiện của các đơn vị phân loại đặc hữu ở Châu Phi.
Trong khi những dấu vết sớm nhất của sự sống trong tư liệu hóa thạch của châu Phi có từ thời sớm nhất, sự hình thành hệ động vật châu Phi như chúng ta biết ngày nay bắt đầu từ sự phân tách của siêu lục địa Gondwana vào giữa thời đại Trung sinh. Sau đó, có thể phân biệt được bốn đến sáu tổ hợp hệ động vật, cái gọi là Địa tầng động vật châu Phi (AFSs). Sự cô lập của châu Phi bị phá vỡ liên tục bởi các "tuyến lọc" (filter routes) không liên tục liên kết nó với một số lục địa Gondwanan khác (Madagascar, Nam Mỹ và có lẽ cả Ấn Độ), nhưng chủ yếu là với siêu lục địa Laurasia. Các điểm giao cắt với Gondwana rất hiếm và chủ yếu là "ngoài châu Phi" (out-of-Africa), trong khi các điểm giao cắt với Laurasia rất nhiều và hai chiều, mặc dù chủ yếu từ Laurasia đến châu Phi. Bất chấp những mối liên hệ này, sự cô lập đã dẫn đến sự vắng mặt đáng kể, kém đa dạng và sự xuất hiện của các đơn vị phân loại đặc hữu ở Châu Phi.
Đọc tiếp
Trong khi những dấu vết sớm nhất của sự sống trong tư liệu hóa thạch của châu Phi có từ thời sớm nhất, sự hình thành hệ động vật châu Phi như chúng ta biết ngày nay bắt đầu từ sự phân tách của siêu lục địa Gondwana vào giữa thời đại Trung sinh. Sau đó, có thể phân biệt được bốn đến sáu tổ hợp hệ động vật, cái gọi là Địa tầng động vật châu Phi (AFSs). Sự cô lập của châu Phi bị phá vỡ liên tục bởi các "tuyến lọc" (filter routes) không liên tục liên kết nó với một số lục địa Gondwanan khác (Madagascar, Nam Mỹ và có lẽ cả Ấn Độ), nhưng chủ yếu là với siêu lục địa Laurasia. Các điểm giao cắt với Gondwana rất hiếm và chủ yếu là "ngoài châu Phi" (out-of-Africa), trong khi các điểm giao cắt với Laurasia rất nhiều và hai chiều, mặc dù chủ yếu từ Laurasia đến châu Phi. Bất chấp những mối liên hệ này, sự cô lập đã dẫn đến sự vắng mặt đáng kể, kém đa dạng và sự xuất hiện của các đơn vị phân loại đặc hữu ở Châu Phi.