Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
10 tháng 1 2018 lúc 19:27

từ ghép

Đinh Phước Hoàng
10 tháng 1 2018 lúc 19:30

Tươi tốt là từ ghép.

Huong San
14 tháng 1 2018 lúc 20:26

Từ ghép nha bạn

Nguyễn Quốc Duy
Xem chi tiết
Nguyễn Bá Quân
25 tháng 3 2018 lúc 12:21

Hai câu thơ trên đã so sánh quê hương với con diều biếc.Hình ảnh con diều biếc đã gợi lên một vẻ thanh bình,giản dị của quê hương,có bầu trời cao xanh,có cánh diều của tuổi thơ.Hình ảnh đầy giản dị,chân thực đã gợi lên một bức tranh có chiều dài,có sự giản dị,thanh bình của quê hương.Qua đó đã phần nào bồi đắp cho em tình yêu quê hương hơn.

tick giùm mình@!!!

Nam Joo Hyuk
Xem chi tiết
Tomori Chan
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
21 tháng 3 2018 lúc 19:50

Hai chữ nghe thân thương
Việt Nam tôi yêu dấu
Mảnh đất cánh cò bay
Lịch sử vàng soi sáng
Trẻ em cười mỗi sáng
Cụ già ngồi lặng lẽ
Bên phố đông người qua
Mùi phở sức thơm lừng
Tà áo trắng phất phới
Trông mà đẹp rạng ngời
Tôi yêu nhiều điều lắm
Bởi nơi tôi sinh ra
Là Việt Nam yêu dấu

Mun Chăm Chỉ
6 tháng 4 2018 lúc 21:02

nắng qua rồi nắng đi

để lại trên tường trắng

vắng mênh mông điều gì

chim hót thầm thủ thỉ

nhè nhẹ với gió thu

gió giật mình choàng tỉnh

khoác áo vội bay vù

gió đến chân trời xa

có mưa dài tít tắp

bạn thân mình cùng gặp

chao ôi trời là nhà !

nghe giọng trầm của bà

đang kể chuyện cho bé

nghe những buổi trưa hè

gió nắng sang dìu dịu

thu sang lựu thắp hồng

lên những chùm hoa đỏ

sáng rực lên góc phố

trải dài tấm thảm nhung.

Cat Lovely
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
26 tháng 3 2018 lúc 20:11

Xuân tràn trên nắng thở
Rót mật vào tim đời
Ru nhẹ tiếng à ơi
Dòng trôi cùng phiêu lãng

Hạ ngắt một quãng lặng
Thả lên cánh phượng hồng
Hát tình khúc mênh mông
Ve đệm ngân xao xuyến

Lẳng lặng heo may đến
Chòang áo gió Thu say
Thao thức ánh mắt ngày
Nụ cười đêm huyền ảo

Đông choàng vội lớp áo
Trắng những nỗi mù sương
Rải khẽ giọt vấn vương
Đếm mùa trong nhung nhớ.

MIULOVE
26 tháng 3 2018 lúc 20:17

lm quen nhé!!!!!!!hehe

lớp 6b
Xem chi tiết
Diệp Chi Lê
6 tháng 4 2018 lúc 20:42

Tôi nhớ về một nơi

Có cánh đồng trải rộng

Bóng chim bay lồng lộng

Có cánh đồng nhà nông

Tôi vẫn nhớ như in

Những lúc tôi ngày bé

Xách giày chạy lon ton

Ngây thơ kêu tiếng mẹ

Vậy mà đến bây giờ

Theo mẹ lên thành phố

Học nơi phố đông người

Nhưng trái tim luôn nhớ

Quê hương có nụ cười

Ôi quê hương của tôi

Đã cưu mang ngày bé

Đã giáo dục dưỡng thành

Một con người như tôi.

Mun Chăm Chỉ
6 tháng 4 2018 lúc 20:45

trở lại chuyến đò xưa

con tìm về nơi mẹ

vai áo đất bạc sờn

dòng sông vẫn nằm đó

trong lòng trời bao la

dạt dào khúc ngân nga

của bọn mục đồng nhỏ

bờ ao, đầu ngọn cỏ

sương thấm dần trên môi

con khóc, con tự cười

quê mình đấy ư mẹ ?

Hạnh phúc không còn trẻ

vẫn là quá đơn sơ

vẫn là quá bất ngờ

trong vòng tay ấm áp

con nhủ thầm : chào nhé

nhưng con đâu phải quên

con vẫn sẽ tìm về

nơi mẹ - lòng bát ngát

Vương Nguyên
6 tháng 4 2018 lúc 19:53

ôi !quê hương thân yêu

Mang bao nhiêu kỉ niệm
Ghé lại về tuổi thơ
Nơi dòng sông xanh biếc
Cánh đồng lúa bao la !
Trải dài theo cơn gió
Bao đứa trẻ chăn trâu
Tiếng sao nghe vi vút
Tiếng uê mẹ gọi về
Yêu lắm quê hương ơi !!!!!!!!

A.R.M.Y
Xem chi tiết
Kang Daniel
23 tháng 4 2018 lúc 10:11

Ý nghĩa của văn bản " Buổi học cuối cùng": Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quý của dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc , là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa. Tự do của một dân tộc gắn với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của dân tộc mình

Trần Thị Hoàng Yến
23 tháng 4 2018 lúc 11:42

Tiếng nói là một giá trị cao quý của dân tộc. Tình yêu tiếng nói là yêu văn hóa của dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là 1 biểu hiện của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không 1 thế lực nào có thể tiêu diệt. Tự do của dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của dân tộc mình.

Minisel
23 tháng 4 2018 lúc 22:22

Ý nghĩa của văn bản buổi học cuối cùng là:

-Thể hiện tình yêu đối với nước Pháp, tiếng nói dân tộc.

-Có ý thức học tập tốt, giữ gìn tiếng nói dân tộc.

-Ngôn ngữ dân tộc là một tài sản quý báu là phương tiện quan trọng để đấu tranh dành độc lập

Kang Daniel
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Khang
25 tháng 4 2018 lúc 15:33

Viết bài văn miêu tả khu vườn vào một buổi sáng đẹp trời

Cách đây sáu năm, sau khi về hưu, ông nội em bắt tay vào cải tạo mảnh đất bỏ hoang sau nhà, biến nó thành một vườn cây trái xanh tươi, mùa nào thức nấy. Khu vườn không chỉ đem lại những lợi ích vật chất hằng ngày mà nó còn là niềm tự hào, niềm vui to lớn của gia đình em.

Từ sáng sớm, hai ông cháu em đã ra vườn. Ông trìu mến ngắm nhìn những hàng cây lá còn ướt đẫm sương đêm. Hơn chục gốc xoài cát Hoà Lộc đã ra trái bói, từng chùm nặng trĩu. Hai dãy nhãn đang độ trổ bông. Hoa nhãn màu vàng, hương thơm ngọt ngào quyến rũ bầy ong mật tìm đến hút nhụy. Ông em bảo rằng thời tiết thuận lợi như thế này, chắc chắn năm nay nhãn sẽ được mùa.

Ngoài những loại cây được coi là nguồn thu nhập thêm của gia đình, ông em còn trồng mỗi thứ một vài cây để có trái ăn quanh năm như đu đủ, vú sữa, mận, bưởi và mít. Mấy cây đu đủ trái đeo lúc lỉu nhìn thật thích mắt. Bốn cây mít ở bốn góc vườn, trái lớn, trái nhỏ trổ ra từ thân, từ cành, có chùm gần chục trái. Cây vú sữa đứng một mình có thân cao, tàn lá rộng. Mùa trái chín, ông em dùngchiếc sào đầu có gắn chiếc giỏ đặc biệt để hái. Vị ngọt thơm của trái vú sữa rất hấp dẫn, khó quên. Mùa nào thức nấy, gia đình em được thưởng thức đủ mọi hương vị của cây trái vườn nhà.

Mặt trời đã lên. Ánh nắng chiếu lấp lánh khiến khu vườn rạng rỡ một màu xanh đầy sức sống. Tiếng chim lảnh lót, tiếng ong bay rù rì, tiếng gọi con dịu dàng của gà mẹ cùng với tiếng liếp nhiếp nũng nịu của bầy gà mới nở, lông vàng như tơ tằm... tạo thành thứ âm thanh quen thuộc của cuộc sống yên bình chốn làng quê.

Cũng như ông bà, cha mẹ, em rất yêu mảnh vườn nhà. Ngày ngày, lúc rảnh rỗi là em lại cùng ông chăm sóc, tưới nước, bắt sâu để vườn cây ngày càng tươi tốt.

nhok siu quậy
6 tháng 5 2018 lúc 10:11

Reng reng! Tiếng chuông đồng hồ báo thức kêu lên. Như thường lệ, tôi tắt chuông và dậy ngay sau khi tiếng chuông dứt. Nhưng riêng hôm nay, tôi lại muốn nằm thêm một chút và nhìn ra ngoài cửa sổ phía bên dưới nơi mà có khu vườn nhỏ của nhà hàng xóm.

Từ trên nhìn xuống, khu vườn gần như chỉ toàn một màu xanh. Trời xanh, mây xanh, cỏ xanh. Vườn tràn ngập một màu xanh. Bầu trời sáng sớm xanh trong vắt. Ông mặt trời lấp ló sau những gợn mây làm chúng hồng lên. Thảm cỏ trong vườn mơn mởn nhờ được chủ vườn cắt tỉa thường xuyên.

Trong vườn có rất nhiều cây. Cây cam có cành lá xum xuê, quả vàng óng như những chiếc đèn lồng treo lủng lẳng trên cây. Cây chuối tàu lá xanh, thân cũng xanh, mang buồng chuối đến chục nải cũng xanh, lốm đốm vài quả chín rất hấp dẫn. Cây bưởi cành nhỏ chúc xuống, những quả bưởi to, tròn xanh mướt như "những đứa con đầu tròn, trọc lốc" mà nhà thơ Trần Đăng Khoa từng so sánh.

Các cây ăn quả tràn đầy sắc xanh như thế còn những khóm hoa thì rực rỡ sắc màu. Hoa cúc vàng rực như nắng làm nổi bật cả một góc vườn và ấm lên cả không gian xung quanh. Hoa đào cũng đua nhau khoe sắc áo hồng mới. Còn hoa hồng thì màu sắc cũng rất phong phú, hồng nhung, hồng đỏ, hồng trắng, hồng vàng, hồng cam tranh nhau khoe sắc, toả hương. Nhưng hoa hồng không được trồng theo khóm mà chúng được trồng xung quanh vườn.

Vui nhất là lũ chim. Chim vàng anh, chim chích choè, chim sẻ, chim sơn ca, chim sáo,... chúng bay khắp vườn, trò chuyện với nhau, hát cho nhau nghe, đùa với nhau hay thậm chí còn trêu nhau, nhộn nhịp kinh khủng, còn đàn bướm thì nhẹ nhàng vờn quanh những khóm hoa.

Khu vườn đẹp quá! Tôi ước mơ rằng sau này nhà tôi cùng có một khu vườn đẹp như thế.

nhok siu quậy
6 tháng 5 2018 lúc 10:11

Những câu hát buổi sáng ngân lên báo hiệu một ngày mới đã thực sự bắt đầu! Nhân dịp nghỉ hè tôi được về quê thăm ngoại và được thưởng thức một buổi bình minh rực rỡ và tràn đấy sức sống trong khu vườn nhỏ thân yêu của ngoại tôi!

Sớm, tiết trời còn se lạnh. Gió thoảng, khẽ lay động cành lá để lộ những giọt sương mai trắng muốt của một buổi sớm tinh khôi. Cả xóm làng bồng bềnh trong một biển sương sớm. về phía đông, mặt trời e thẹn, ửng hồng sau hàng bạch đàn và thả muôn ngàn tia nắng lấp lánh xuống mặt đất. Trên trời, những đám mây đang nhè nhẹ trôi với các sắc màu kì ảo.

Gió mơn man nhè nhẹ đủ sức cho vạn vật cảm nhận được hương vị của một buổi sáng đẹp trời. Nắng ban tặng sức sống ngày mới và cỏ cây nghiêng mình uống nắng trời. Cuối vườn, những quả cam khoác chiếc áo vàng như mật, căng tròn, mọng nước. Mấy bé na mở mắt tròn xoe đã dậy từ khi nào. Những trái sầu riêng, đu đủ chín thơm phức cả góc vườn, quyến rũ ong bướm bằng mùi thơm nồng nàn của chính nó. Các chị hồng duyên dáng ngát hương dịu dàng nhưng đủ sức đánh thức vạn vật. Mấy chú chim non trốn trong vòm lá um tùm đã tung đôi cánh bay vào khoảng trời bao la. Cả vườn cây hoa trái tự hào vì đã mang sức sống ngọt lành của mình dâng tặng con người!

Không khí của một buổi sáng sớm như một bài ca rộn rã, tươi vui. Tôi ưỡn lồng ngực, dang đôi tay và cảm nhận cái không khí trong lành mà có lẽ ở thành thị sẽ chẳng có được! Có bao giờ, bạn thử lắng nghe?… Hãy lắng nghe… Để cảm thấy tiếng chim hót líu lo! Những con tu hú cất tiếng kêu báo hiệu một mùa vải chín vào ngày chớm hè. Trên sân, mấy chú chim sẻ nhảy nhót đùa giỡn với nắng.

Ở góc vườn, ngoại tôi treo mấy cái chậu phong lan tím. Màu tím tao nhã ấyđã thu hút nào những anh ong, chị bướm. Tiếng kêu của chúng cứ vi vu nhung nghe quen lại cảm thấy thích thú! Những đàn bướm trắng, cánh mỏng bay rập ròn trong gió. Cảnh tượng ấy thật đẹp, trông xa như những cánh hoa bay lả tả trong gió. Dường như vào lúc này, tôi mổi cảm nhận được hượng thơm của bông hoa nhài. Nhài trắng muốt, tinh khiết nhưng lại có mùi thơm hăng hắc, nồng nàn… Chắc bởi thế mà tôi yêu hoa nhài!

Trên những cành lá vẫn còn đọng những giọt sương. Những giọt sương trắng tinh khiết, trong suốt như những viên pha lê lấp lánh làm cho cành lá càng thêm phần bóng mượt. Những chú ve ca lên bài ca hát chào hè, tiếng ong, tiếng bướm vi vu, hoà quyện vào nhau trở thành một bài hợp xướng rộn rã!

Nắng bắt đầu chói chang hơn, những chú chim đã bay từ lúc nào. Cả khu vườn như khoác lên một chiếc áo sặc sỡ, tràn đầy hương thơm mùa hạ! Có lẽ một buổi sáng sớm đã kết thúc bằng một bài hợp xướng tươi vui của những chú ve:

"Ve… Ve… Ve… Hè về!"

Không khí của một buổi sớm đã đánh thức vạn vật làm lòng tôi khoan khoái, tràn đầy sức sống để bắt đầu một ngày mới tuyệt vời!

nguyễn công thành
Xem chi tiết
......Lá......
1 tháng 6 2020 lúc 20:03

1. Hệ thống hóa những truyện và kí đã học:

STT

Tên tác phẩm (hoặc đoạn trích)

Tác giả

Thể loại

Tóm tắt nội dung (đại ý)

1

Bài học đường đời đầu tiên

(trích Dế Mèn phiêu lưu kí)

Tô Hoài

Truyện đồng thoại

Dế Mèn tự tả chân dung, trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt và ân hận.

2

Sông nước Cà Mau (trích Đất rừng phương Nam)

Đoàn Giỏi

Truyện dài

Bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hoang dã và cuộc sống ở vùng sông nước Cà Mau độc đáo.

3

Bức tranh của em gái tôi

Tạ Duy Anh

Truyện ngắn

Tình cảm hồn nhiên, trong sáng và lòng nhân hậu của em gái Kiều Phương đã giúp người anh nhận ra phần hạn chế của chính mình.

4

Vượt thác (tríchQuê nội)

Võ Quảng

Truyện dài

Cảnh vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy trên sông Thu Bồn.

5

Buổi học cuối cùng

An -phông-xơ Đô-đê.

Truyện ngắn

Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh của thầy Ha-men qua cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng.

6

Cô Tô

Nguyễn Tuân

Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng và sinh hoạt đông vui của con người trên vùng đảo Cô Tô.

7

Cây tre Việt Nam

Thép Mới

Cây tre - người bạn thân thiết của dân tộc Việt Nam, là một biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.

8

Lòng yêu nước

I-li-a Ê-ren-bua

Lòng yêu nước tha thiết của tác giả và người dân Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.

9

Lao xao (trích Tuổi thơ im lặng)

Duy Khán

Bức tranh sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê.

III. Câu và cấu tạo câu:

1. Các thành phần chính của câu:

Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ

Vị ngữ

Chủ ngữ

Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ.

- Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi làm gì?, làm sao? hoặc là gì ?

- Thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.

- Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.

- Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái,... được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: Ai? Con gì?...

- Thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.

- Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.

VD: Trên sân trường, chúng em đang vui đùa.

2. Cấu tạo câu:

Câu trần thuật đơn

Câu trần thuật đơn có từ là

Câu trần thuật đơn không có từ là

Khái niệm

Là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.

- Vị ngữ thường do từ kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Ngoài ra tổ hợp giữa từ là với động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ)...cũng có thể làm vị ngữ.

- Khi biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.

- Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.

- Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa.

+ Câu miêu tả: chủ ngữ đứng trước vị ngữ, dùng miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm...của sự vật nêu ở chủ ngữ.

+ Câu tồn tại: vị ngữ đứng trước chủ ngữ, dùng để thông báo sự xuất hiện, tồn tại hay tiêu biến của sự vật.

Ví dụ

Tôi đi về.

Mèn trêu chị Cốc/ là dại.

Chúng tôi đang vui đùa.

C/ TẬP LÀM VĂN: Dàn bài chung của văn tả cảnh và văn tả người

Dàn bài chung về văn tả cảnh

Dàn bài chung về văn tả người

1/ Mở bài

Giới thiệu cảnh được tả: Cảnh gì? Ở đâu? Lý do tiếp xúc với cảnh? Ấn tượng chung?

Giới thiệu người định tả: Tả ai? Người được tả có quan hệ gì với em? Ấn tượng chung?

2/ Thân bài

a. Bao quát: Vị trí? Chiều cao hoặc diện tích? Hướng của cảnh? Cảnh vật xung quanh?

b. Tả chi tiết: (Tùy từng cảnh mà tả cho phù hợp)

* Từ bên ngoài vào (từ xa): Vị trí quan sát ? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả?...

* Đi vào bên trong (gần hơn): Vị trí quan sát? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả?...

* Cảnh chính hoặc cảnh quen thuộc mà em thường thấy (rất gần): Cảnh nổi bật? Từ ngữ hình ảnh miêu tả...

a. Ngoại hình: Tuổi tác? Tầm vóc? Dáng người? Khuôn mặt? Mái tóc? Mắt? Mũi? Miệng? Làn da? Trang phục ?...(Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)

b. Tả chi tiết: (Tùy từng người mà tả cho phù hợp)

* Nghề nghiệp, việc làm (Cảnh vật làm việc + những động tác, việc làm...). Nếu là học sinh, em bé: Học, chơi đùa, nói năng...(Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)

* Sở thích, sự đam mê: Cảnh vật, thao tác, cử chỉ, hành động...(Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)

* Tính tình: Tình yêu thương với những người xung quanh: Biểu hiện? Lời nói? Cử chỉ? Hành động? (Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)

3/ Kết bài

Cảm nghĩ chung sau khi tiếp xúc: Tình cảm riêng hoặc nguyện vọng của bản thân?...

Tình cảm chung về người em đã tả? Yêu thích, tự hào, ước nguyện?...

Chú ý:

Dù là tả cảnh hay tả người, bất cứ một đề nào, các em cũng phải nhớ lập dàn bài phù hợp. Phải làm bài, viết bài đàng hoàng, tuyệt đối không được làm sơ sài, lộn xộn.

caytretinhban
Xem chi tiết
Thảo Phương
13 tháng 5 2018 lúc 15:45

Đoạn văn trên được trích trong văn bản"Sông nước Cà Mau" của Đoàn Giỏi. Trong đoạn văn đó, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh. Đến với câu đầu tiên, ta đã bắt gặp phép so sánh, nước của dòng sông Năm Căn được tác giả sử dụng khéo léo "đổ ngày đêm ra biển" giống như "thác". Phải chăng, nước nơi đây thật nhiều, chảy thật mạnh như thác. Bên cạnh đó, "đàn cá" cũng được ông đưa ra so sánh với hình ảnh"người bơi ếch", những hàng cá đó lượn lên lượn xuống, lại đen trũi, nhìn từ xa, chúng ta ngỡ như đang nhìn những người bơi ếch chuyên nghiệp. "Con sông rộng hơn ngàn thước", ngàn thước cũng không thể sánh bằng độ dài rộng của con sông Năm Căn này. Không chỉ có vậy, ngay cả hai bên bờ rừng, chúng đẹp đến nỗi tác giả lại sử dụng hiệu quả một lần nữa biện pháp so sánh cao ngất như "hai dãy Trường Sơn". Tất cả đã hiện lên trước mắt chúng ta một khung cảnh dòng sông Năm Căn thật tuyệt, thật đẹp và bắt mắt, khiến ai chưa đến cũng muốn một lần được đặt chân thưởng thức cảnh đẹp từ thiên nhiên trao tặng. Tác giả Đoàn Giỏi thật am hiểu về các cảnh đẹp trên đất nước, có một tầm nhìn quan sát tinh tế, cho ra đời một bài văn hay!

Thảo Phương
13 tháng 5 2018 lúc 15:46

BPTT:so sánh (in đậm)

Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông 2 bên bờ, rừng đước dựng cao ngất như hay đay trường thành vô tận."

Tác dụng : Tất cả những phép so sánh này khiến cho người đọc , người nghe hình dung đc sự hoang dã , nguyên sơ của thiên nhiên nơi đây , sự trù phù , giàu có về đất đai , sinh vật ,... Chúng đều đc tái hiện dưới ngòi bút tài hoa của Đoàn Giỏi . Hơn thế nữa , những phép so sánh này cx cho thấy tình cảm dạt dào của tác giả đối vs quê hương , đối vs đất nc của mk !

minamoto mimiko
30 tháng 5 2018 lúc 10:31

Đoạn văn trên được trích trong văn bản"Sông nước Cà Mau" của Đoàn Giỏi. Trong đoạn văn đó, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh. Đến với câu đầu tiên, ta đã bắt gặp phép so sánh, nước của dòng sông Năm Căn được tác giả sử dụng khéo léo "đổ ngày đêm ra biển" giống như "thác". Phải chăng, nước nơi đây thật nhiều, chảy thật mạnh như thác. Bên cạnh đó, "đàn cá" cũng được ông đưa ra so sánh với hình ảnh"người bơi ếch", những hàng cá đó lượn lên lượn xuống, lại đen trũi, nhìn từ xa, chúng ta ngỡ như đang nhìn những người bơi ếch chuyên nghiệp. "Con sông rộng hơn ngàn thước", ngàn thước cũng không thể sánh bằng độ dài rộng của con sông Năm Căn này. Không chỉ có vậy, ngay cả hai bên bờ rừng, chúng đẹp đến nỗi tác giả lại sử dụng hiệu quả một lần nữa biện pháp so sánh cao ngất như "hai dãy Trường Sơn". Tất cả đã hiện lên trước mắt chúng ta một khung cảnh dòng sông Năm Căn thật tuyệt, thật đẹp và bắt mắt, khiến ai chưa đến cũng muốn một lần được đặt chân thưởng thức cảnh đẹp từ thiên nhiên trao tặng. Tác giả Đoàn Giỏi thật am hiểu về các cảnh đẹp trên đất nước, có một tầm nhìn quan sát tinh tế, cho ra đời một bài văn hay!