Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

Yuu~chan
Xem chi tiết
Hquynh
9 tháng 9 2021 lúc 16:25

Tham Khảo

 

MỞ BÀI: giới thiệu về danh lam thắng cảnh mà em thuyết minh.

THÂN BÀI

a. Vị trí và nguồn gốc

* Vị trí:

- Thuộc tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 151km về hướng Đông Bắc.

- Là một phần của vịnh Bắc Bộ gồm vùng biển thuộc thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần huyện đảo Vân Đồn.

- Tiếp giáp phía Tây Nam với đảo Cát Bà, phía Đông với biển Đông, phía Đông Bắc với vịnh Bái Tử Long; phía Tây và Tây Bắc giáp với đất liền.

- Diện tích: 1553km2, gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ.

- Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái. 14 loài thực vật đặc hữuvà khoảng 60 loài động vật đặc hữu đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại Vịnh.

* Nguồn gốc:

- Hạ Long có nghĩa là: rồng đáp xuống. Bởi vậy, vịnh Hạ Long có nghĩa là vịnh nước nơi rồng đáp xuống.

- Theo truyền thuyết khi người dân Việt Nam mới lập bị nạn giặc ngoại xâm, bởi vậy Ngọc Hoàng đã sai rồng mẹ và một đàn rồng con xuống hạ giới giúp người dân Việt đánh giặc.

- Vị trí rồng mẹ đáp xuống gọi là Hạ Long, nơi rồng con đáp xuống là Bái Tử Long, chỗ đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xóa gọi là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay).

- Tên gọi Hạ Long đã thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử, thời Bắc thuộc khu vực này được gọi là Lục Châu, Lục Hài. Các thời Lý, Trần, Lê mang các tên Hải Đông, An Bang, Vân Đồn, Ngọc Sơn hay Lục Thủy. Tên Hạ Long mới xuất hiện trong một số thư tịch và các bản đồ hàng hải của Pháp từ cuối thế kỷ XIX.

b. Đặc điểm và cấu tạo

- Có hai dạng: đảo đá vôi và đảo phiến thạch hình thành cách đây trên 500 triệu năm,  tập trung ở hai vùng chính là vùng phía Đông Nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía Tây Nam vịnh Hạ Long.

- Quá trình carxtơ bào mòn, phong hóa gần như hoàn toàn tạo ra một vịnh Hạ Long độc nhất vô nhị, với hàng ngàn đảo đá nhiều hình thù, dáng vẻ khác nhau lô nhô trên mặt biển, trong một diện tích không lớn của vùng Vịnh. Trên đảo là hệ thống hang động phong phú với những nhũ đá với hình dạng phong phú, huyền ảo.

- Một số hang có dấu tích của người tiền sử: hang Đầu Gỗ, Bồ Nâu, Mê Cung,…

- Các đảo trên vịnh Hạ Long có những hình thù riêng, không giống bất kỳ hòn đảo nào ven biển Việt Nam và không đảo nào giống đảo nào. Mỗi đảo có khuôn mặt, hình dáng riêng, cũng trầm tư, suy nghĩ tựa như dáng vẻ của những con người thực thụ. Đảo thì giống khuôn mặt ai đó đang hướng về đất liền (hòn Đầu Người); đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước (hòn Rồng); đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá (hòn Lã Vọng); phía xa là hai cánh buồm nâu đang rẽ sóng nước ra khơi (hòn Cánh Buồm); đảo lại lúp xúp như mâm xôi cúng (hòn Mâm Xôi),… Chính sự đa dạng trong cảnh quan khiến vịnh Hạ Long trở nên đặc biệt hơn, ấn tượng hơn so với những hòn đảo khác.

c. Giá trị, ý nghĩa của vịnh Hạ Long

- Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

- Vịnh Hạ Long là có giá trị cao trong khai thác du lịch, mỗi năm có hàng chục nghìn lượt khách tới tham quan du lịch, đem lại giá trị kinh tế lớn.

- Vịnh Hạ Long còn là biểu tượng của con người, dân tộc Việt Nam.

KẾT BÀI: Nêu cảm nghĩ về đối tượng thuyết minh

Bình luận (1)
Phạm Đức Bình
Xem chi tiết
Thuỳ linh Hoàng
Xem chi tiết
Thuỳ linh Hoàng
26 tháng 1 2022 lúc 14:16

:((

Bình luận (0)
︵✰Ah
26 tháng 1 2022 lúc 14:38

Tham Khảo 

Móng Cái xưa còn có tên gọi là Mang Nhai, là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm bên bờ sông Ka Long, cách thành phố Hạ Long gần 200 km. Móng Cái giáp với Trung Quốc, có đường biên giới trên biển và đất liền dài hơn 70 km.

Thành phố Móng Cái đóng vai trò như một khu phức hợp dịch vụ thương mại lớn và sầm uất bậc nhất vùng biên với các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, nhà hàng... mọc lên san sát. Khi đến với Móng Cái, hai điểm tham quan, chụp hình được du khách ưa thích nhất, đó là Cửa khẩu quốc tế Móng Cái và Mốc Km0 tại mũi Sa Vĩ - điểm đặt nét bút đầu tiên trên bản đồ Việt Nam.

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái là cửa ngõ giao thương quan trọng của vùng Đông Bắc. Đây cũng là nơi thuận tiện cho du khách hai nước Việt – Trung xuất cảnh đi thăm quan du lịch ở các vùng ven biển và đi sâu vào các tỉnh thành nội địa hai nước. Với địa hình thuận lợi cùng không gian sầm uất, Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái đã trở thành một điểm dừng chân ưa thích của du khách.

Dù là thành phố thương mại trẻ năng động nhưng Móng Cái vẫn không mất đi những nét cổ kính, giàu truyền thống lịch sử của một vùng đất thiêng nơi địa đầu Tổ quốc. Đầu tiên phải kể đến cây cầu và sông Ka Long, một biểu tượng của thành phố. Con sông Ka Long được mệnh danh là “nhất giang lưỡng quốc”, tạo thành biên giới tự nhiên dài 60km giữa thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Đây là một cửa khẩu đường sông sầm uất và quan trọng trong quan hệ giao thương Việt - Trung. Cầu Ka Long là cây cầu duy nhất ở Việt Nam được xây dựng hoàn toàn bằng đá. Cầu Ka Long hiện là một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở Móng Cái, mang một ý nghĩa tinh thần vô giá đối với người dân nơi đây.

Bên cạnh những điểm đến hấp dẫn này, Móng Cái còn rất nhiều địa điểm mà du khách có thể khám phá và trải nghiệm như: Bãi Đá Đen nguyên sơ, Đảo Vĩnh Thực – Vĩnh Trung mênh mang đầy quyến rũ, tuyệt tác nghệ thuật kiến trúc nhà thờ Trà Cổ, đình Trà Cổ, đền Xã Tắc.

Đặc biệt hơn nữa, Móng Cái còn là vùng đất nổi danh với những nét ẩm thực đầy bản sắc. Nét hấp dẫn của ẩm thực nơi đây được tạo nên từ sự giao thoa tinh tế giữa ẩm thực các vùng miền và văn hóa hai nước Việt – Trung. Là thành phố biển nên hải sản vẫn là món ăn phổ biến nhất tại đây.. Nhiều món ăn hấp dẫn, tươi ngon như: ghẹ, cua, bề bề, tôm, ốc, sứa,…luôn là lựa chọn hàng đầu của du khách trong hành trình du lịch.

Với những cảnh đẹp hấp dẫn, Móng Cái luôn chào đón tất cả mọi du khách trên khắp nẻo đường Tổ quốc. Hãy cùng đến nơi đây để được ngắm nhìn, cảm nhận về thiên nhiên, con người, cuộc sống và dấu ấn của lịch sử dân tộc đã ghi dấu nơi đây – Mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc

Bình luận (0)
Ma Nguyên
Xem chi tiết
꧁༺Lê Thanh Huyền༻꧂
8 tháng 2 2022 lúc 17:13

là thế nèo

Bình luận (2)
Kudo Shinichi
8 tháng 2 2022 lúc 17:13

Bình luận (0)
Ma Nguyên
Xem chi tiết

không

Bình luận (0)
{@chưa*_*muốn*_*yêu*_*đo...
8 tháng 2 2022 lúc 18:44

không nhé 

tick đuy để mk có money ( là coin ó )

Bình luận (0)
Thèn Thị Lập
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
9 tháng 2 2022 lúc 9:43

( tk nha)

Hôm nay e muốn giới thiệu với mọi người 1 danh lam thắng cảnh.Đó là di tích Nà Lừa gồm: lán Nà Lừa - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến ngày 22/8/1945, nằm ở sườn Tây núi Nà Lừa; lán Cảnh vệ, cách lán Nà Lừa khoảng 20m về hướng Tây, là nơi ở của các đồng chí cảnh vệ, để đảm bảo an toàn cho Bác; lán Điện Đài - nơi thông tin liên lạc giữa Mặt trận Việt Minh và quân Đồng Minh (tại Côn Minh - Trung Quốc); lán Đồng Minh - nơi ghi dấu sự hợp tác giữa Mặt trận Việt Minh và Phái đoàn Đồng Minh; lán họp Hội nghị Cán bộ Toàn quốc của Đảng, cách lán Nà Lừa 20m về hướng Bắc, được dựng lên để phục vụ Hội nghị Toàn quốc của Đảng, diễn ra trong 03 ngày (từ ngày 13 đến ngày 15/8/1945).

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
9 tháng 2 2022 lúc 9:43

E tk:Khu di tích lịch sử Tân Trào - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các cơ quan Trung ương ở và làm việc trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nằm trên địa bàn các xã: Tân Trào, Minh Thanh, Trung Yên, Bình Yên, Lương Thiện (huyện Sơn Dương); Kim Quan, Trung Sơn, Hùng Lợi, Trung Minh, Đạo Viện, Công Đa, Phú Thịnh (huyện Yên Sơn). Đây cũng là địa bàn giáp ranh giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.

 

Bình luận (0)
Lệ Quyên Hoàng
Xem chi tiết
Hà My
Xem chi tiết
Long Sơn
20 tháng 2 2022 lúc 21:05

Tham khảo

 

Con đường với hai hàng thông ba lá cổ thụ dẫn vào Biển Hồ (còn gọi là hồ Tơ Nưng) như thơ mộng hơn vào tiết cuối thu. Trời se lạnh. Mặt hồ xanh trong màu ngọc bích, phẳng như một tấm gương không tì vết. Điểm xuyết trong màu xanh bạt ngàn của rừng thông ven hồ là những thảm hoa dã quỳ khoe sắc vàng rực rỡ, in bóng lung linh xuống mặt nước.

 

Trong khung cảnh lung linh ấy còn gì tuyệt hơn trên chiếc thuyền độc mộc đi một vòng quanh hồ, đưa máy lên chộp ngay những khoảnh khắc thiên nhiên không dễ bắt gặp lần thứ hai giữa biển nước bao quanh là trùng trùng núi cao.

Đêm xuống bên ánh lửa bập bùng, vừa nếm ngụm rượu cần ở làng Brel, nghe già làng kể những truyền thuyết huyền bí về Biển Hồ, đối với người trai đất Bắc như tôi điều gì còn có thể tuyệt hơn. Có nhiều phiên bản được truyền miệng về Biển Hồ, nhưng câu chuyện của già làng Brel nghe buồn man mác.

Đó là câu chuyện Biển Hồ từng là buôn làng sầm uất với những dòng suối trong veo. Ngày ngày tiếng chiêng, tiếng trống rộn rã khắp núi rừng. Rồi một năm nọ, trâu bò cả làng đều chết. Dân làng cho là Giàng (Trời) ghét bỏ nên cùng tộc trưởng vào rừng săn bắt nai đem về làm lễ cúng.

Lễ xong, mọi người đang vui say bỗng mặt đất rung chuyển mạnh làm sụp đổ cả làng xuống vực sâu, nước tràn mênh mông, không một ai sống sót. Riêng có vợ chồng Mạc Mây đi thăm bà con ở xa nên tránh được tai nạn thảm khốc. Họ xem hồ Tơ Nưng là chứng tích của một sự kiện bi thảm khó quên được.

Bỏ qua câu chuyện bi thảm kia để đến với những đồi chè trải dài tít tắp không kém gì cao nguyên Mộc Châu hay những vườn cà phê trĩu quả mới cảm nhận được sự trù phú của vùng đất đỏ bazan này. Ở đây có hàng thông cổ thụ lãng mạn mà nhạc sĩ Nguyễn Cường đã mô tả hàng thông xanh trong đôi mắt em trong bài hát nổi tiếng Đôi mắt Pleiku. Con đường thông sâu hun hút với những thân cây xù xì dẫn lối vào những đồi chè xanh mướt thật sự là không gian lý tưởng cho những chuyến du ngoạn ngắn ngày.

 

Về đây mới biết không chỉ Buôn Ma Thuột mới có cà phê ngon. Cà phê ở đây cũng là đặc sản. Mùa này về Gia Lai đang là những ngày cuối thu hoạch cà phê, du khách có thể xin phép chủ vườn tham quan, trải nghiệm một ngày lao động với những người hái thuê cà phê tứ xứ. Sau đó chắc chắn bạn sẽ được nhâm nhi ly cà phê đậm đặc nguyên chất, có vị đắng xen lẫn vị chua thanh quyến rũ ở cuống họng…

Rời Biển Hồ, rời Pleiku mà câu hát của Nguyễn Cường vẫn bên tai: “Em đẹp thế Pleiku ơi...”, và một câu hỏi nữa cũng cứ lởn vởn: “Sao có quá ít du khách về đây thế?

Bình luận (0)
ph@m tLJấn tLJ
20 tháng 2 2022 lúc 21:05

TK :
 Việt Nam ta luôn được thiên nhiên ưu ái, ban tặng cho nhiều món quà của tạo hóa. Những con sông, vịnh, biển lớn dưới bàn tay của tạo hóa mà mang những nét đẹp riêng biệt, thơ mộng mà trữ tình nên thơ như vịnh Hạ Long, Tràng An,……

Trong số đó phải kể đến một vẻ đẹp thiên nhiên giữa lòng miền Trung là biển hồ Gia Lai.

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh biển Hồ (Hồ Tơ Nưng)

Biển Hồ hay còn gọi là hồ T’Nưng, nằm trên địa bàn thành phố Pleiku, Gia Lai, tuy được gọi là biển nhưng nơi đây lại là môi trường nước ngọt, được công nhận là di tích danh thắng của Việt Nam.

Được biết, biển Hồ thực chất là miệng của một ngọn núi lửa nhưng đã ngưng hoạt động  hàng trăm triệu năm, tuy nhiên theo dân gian biển Hồ lại gắn liền với một câu chuyện buồn bi thương ở đất Gia Lai.

Chuyện kể rằng trước kia biển Hồ là một vùng đất có buôn làng sinh sống, đông đúc tuy nhiên khi họ đang ăn uống linh đình sau khi làm lễ cầu thần Giàng phù hộ cho dân làng thì gặp động đất, sụt lở mạnh, nước tràn về khiến cả dân làng chìm trong biển nước, chỉ có một cặp vợ chồng may mắn thoát được, cảnh báo tình trạng buôn làng mình với người dân khu vực xung quanh.

Từ một buôn làng sầm uất sau sự việc ấy mà trở nên vắng lặng đến lạ thường, có lẽ vì thế mà cảnh vật biển hồ có gì đó man mác buồn, sâu thẳm.

Hình dạng của biển Hồ khá giống hình bầu dục, mực nước biển hồ thấp nhất là 12m, cao nhất có thể lên tới 19m.

Tuy nhiên con số này không cố định khi mỗi lần đo lại cho ra những con số khác nhau như 15 – 18m, rộng 228 ha nhưng nơi đây sau các trận mưa lớn có thể rộng tới gần 400 ha.

Bao bọc xung quanh biển hồ là hàng ngàn những hàng cây phủ sắc xanh lục trên nền biển xanh dương, thêm những tia nắng chiều tà thì quanh cảnh biển hồ hiện lên càng thơ mộng, trữ tình mà lãng mạn hơn.

Con đường nhỏ hẹp nằm ở giưa chia biển hồ thành hai nửa, vô cùng bằng phẳng hai bên đường là hàng cây cao, càng đi về phía trước con đường dần thu nhỏ lại, ở phía cuối có một điểm dừng chân, đưa tầm mắt của du khách chiêm ngưỡng đầy đủ cảnh sắc nơi đây.

Với làn nước xanh biết mềm mại nhịp nhàng cùng những vùng cây xanh lúc gần lúc xa,in bóng xuống mặt nước tận hưởng bầu không khí man mát dịu nhẹ, thả lỏng tâm hồn hòa vào cái nhẹ nhàng, trầm lắng mà nên thơ của biển hồ.

Đặc biệt, cũng như các vùng biển khác, màu nước biển ở đây được thay đổi theo từng buổi, nhưng thực chất nước biển hồ không có màu vì thế khi có hay không khúc xạ ánh sáng mặt trời nơi đây lại mang một màu sắc hài hòa khác biệt.

Vào buổi sáng, nước biển hồ mang theo cái sắc xanh của bầu trời, cái trắng tinh khôi của những đám mây lơ lửng hòa cùng hình ảnh của những rặng cây. Đến buổi trưa, khi mặt trời lên cao, sắc xanh ấy còn phủ thêm nét vàng óng trải dài như một bức tranh thiên nhiên mà người họa sĩ là tạo hóa.

Hoàng hôn xuống, lúc này mặt nước hồ dần có màu xanh thẫm, vương một chút nắng chiều tà yếu ớt, ít ỏi còn sót lại như đang luyến tiếc khi phải chia xa. Khi màn đêm buông xuống, mặt biển hòa vào với bóng tối, khoác chiếc áo màu đen có in hình ánh trăng vàng chóe.

Lúc này, không khí biển hồ trở nên náo nhiệt, tưng bừng với âm thanh của những chú chim, côn trùng,  đặc biệt vào mùa hè nơi đây râm ran tiếng hát của những chú ve sầu cả ngày lẫn đêm tạo nên những bản nhạc không lời không tên mà hay đến lạ.

Hệ sinh thái nơi đây rất phong phú đa dạng khi có những loài ở trên không là những loài chim bói cá, kơ túc, cuốc đen, kơ vông, trắc la, chơ rao,…. hay những loài lele, ngỗng trời vừa sống trên cạn, dưới nước hoặc có thể bay trên không như loài ngỗng trời, dưới nước với nhiều loài sinh vật biển nước ngọt cá chép, cá trắm, cá trôi, cá đá, cá niềng, cá chày, rùa, ba ba, lươn,..

Đặc biệt nơi đây nổi tiếng với loài cá chép thân dài và vàng óng quý hiếm không phải ai cũng bắt gặp hoặc câu được loại cá này.

Có thể nói, biển hồ Gia Lai chiếm giữ môt vị trí quan trọng với người dân Pleiku nói chung và đất Gia Lai nói riêng về cả đời sống vật chất và tinh thần con người.

Về vật chất, biển hồ Gia Lai mang lại nguồn lợi nhuận cho địa phương qua những lượt khách đổ về bởi sự thu hút hấp dẫn của cảnh sắc nơi đây hay qua việc bán cá hoặc tạo các loại hình câu cá cho du khách cũng như người dân bản địa, cung cấp nguồn lợi thực phẩm, hải sản cho những người dân bản địa đông thời là nguồn cấp nước chủ yếu cho người dân thành phố Pleiku.

Với đời sống tinh thần, biển hồ Gia Lai đã gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ người Gia Lai, là mảnh ghép và là điểm đặc sắc không thể thiếu khi nói đến Gia Lai.

Mặc dù vậy, biển hồ Gia Lai vẫn chưa được đầu tư và phát triển nhiều nên lượng khách đến thăm không quá nhiều không cân xứng với một nơi sông nước hữu tình thơ mộng, mang vẻ đẹp rất riêng, độc đáo như vậy.

Nói chung, biển Hồ Gia Lai tổng thể là một bức tranh đa chiều với những đường nét chân thực, và là một bức tranh độc nhất vô nhị, ta không thể bắt gặp được cảnh vật nơi đây ở bất cứ đâu. Trong tương lai, nếu biển Hồ Gia Lai được đầu tư, phát triển phù hợp.

Biển hồ chắc chắn sẽ là một địa điểm du lịch không thể thiếu khi đến Việt Nam, đồng thời khi đến với nơi đây du khách có thể hiểu thêm về những nét đẹp văn hóa, đời sống sinh hoạt của người dân Gia Lai.

Qua bài thuyết minh về biển Hồ Gia Lai, có thể nói biển Hồ Gia Lai mang một vẻ đẹp thiên nhiên hoàn mỹ, với hàng ngàn những hàng cây phủ sắc xanh lục trên nền biển xanh dương.

Thêm vào đó là một hệ sinh thái phong phú đa dạng. Đây được xem là một địa điểm tiềm năng để đầu tư cho du lịch của đất nước.

Bình luận (5)
zero
20 tháng 2 2022 lúc 21:05

refer

Đến với phía Bắc nước ta có Quảng trường Ba Đình – lăng chủ tịch Hồ Chí Minh là trái tim của thủ đô Hà Nội. Thì khi đến mảnh đất Gia Lai bạn sẽ được gặp lại hình ảnh thân quen của Hồ Chí Minh trên Quảng Trường Đại Đoàn Kết tọa lạc ngay trung tâm thành phố Pleiku, gần quốc lộ 14. Đây được mệnh danh là trái tim của Pleiku, một công trình trọng điểm.

Hình ảnh người cha gia kính yêu của dân tộc đứng vững trên bệ, đưa tay vẫy chào đồng bào khắp cả nước làm gợi nhớ đến tình cảm của Bác đối với dân chúng. Dù qua bao nhiêu bão táp, gió trời thì tượng Chủ Tịch vẫn đứng uy nghiêm, luôn bên cạnh đồng bào Việt Nam. Phía sau tượng Bác, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng dãy phù điêu mô phỏng hình hoa sen được cách điệu bằng đá uốn cong, như rừng núi Tây Nguyên bạt ngàn. Bên cạnh đó là những nét chạm khắc điêu luyện về cuộc sống sinh hoạt, sản xuất và chiến đấu của đồng bào nơi đây.

Giữa khuôn viên của quảng trường là khối đá bazan hình trụ tạo thành tháp đá 3 lớp cao dần lên, đầy sức sống của 54 dân tộc anh em. Bên phải và bên trái của bức phù điêu là 2 dàn cồng chiêng Tây Nguyên sẽ làm bạn ấn tượng với những chiêng bằng và chiêng núm. Cũng giống như Quảng trường Ba Đình, trước khu tượng đài là những bãi cỏ được xén ô vuông xen kẽ với đá granit tạo thành con đường tản bộ cho mọi người thong dong. Cùng cột cờ cao 25 mét với lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới giữa quảng trường khiến bạn như gợi nhớ đến những chiến công hiển hách.

Vào mỗi sớm mai tinh mơ, khi đàn chim bay lượn, bạn sẽ bắt gặp những người dân chạy bộ, hay đi dạo để hít hà cái không khí trong lành sáng mai, đón một năng lượng mới. Đàn chim bay lượn quây quần, ríu rít trên những cây xanh được trồng. Bầu trời trở về với thời tiết trong lành, xanh, sạch, đẹp hơn bao giờ hết. Không chỉ là nơi tham quan, dạo chơi cho bạn mỗi khi đến. Mà trong những dịp lễ, đặc biệt là khi xuân về, Quảng trường lớn này lại rộn rã tiếng cồng chiêng mừng xuân. Những giai điệu biến tấu độc đáo ấy sẽ đi sâu vào trong tâm hồn mỗi người con khi ghé thăm.

Vào dịp này, bạn sẽ có cơ hội tận hưởng cái không khí tết hòa trộn giữa sự nhộn nhịp và yên bình tại mảnh đất núi non trùng trùng điệp điệp. Người người, nhà nhà cùng đến đây để ngắm nhìn những bông pháo hoa được bắn tung tóe trên bầu trời.

 

Cuộc sống thanh bình nhẹ nhàng trôi ở Pleiku, không quá tấp nập và sôi nổi như người dân Hà thành hay Sài thành. Mà có thể bởi lẽ đó mà Quảng trường Đại Đoàn Kết lại trở thành điểm thu hút du khách đến thăm Pleiku để trải nghiệm sự mới mẻ với những niềm vui và niềm hạnh phúc xuất phát từ những điều đơn giản nhất – lòng tự hào dân tộc. Ắt hẳn chúng ta đều sẽ tìm được những cảm giác thoải mái, yên bình tại nơi này.

Bình luận (1)
Hồ Hữu Duyy
Xem chi tiết
zero
20 tháng 2 2022 lúc 21:25

refer

I. Mở bài: Khái quát về đối tượng thuyết minh – vùng đất Bến Tre.

Giới thiệu chung về tỉnh Bến Tre.Nhận định tổng quan về tỉnh Bến Tre.

II. Thân bài: Thuyết minh chi tiết về tỉnh Bến Tre.

-Thuyết minh những thông tin cơ bản về tỉnh Bến Tre:

Vị trí địa lý, tiếp giápKhí hậuDiện tích, đơn vị hành chính.Lịch sử hình thành.Đặc điểm dân cư

-Thuyết minh cụ thể những đặc điểm nổi bật của tỉnh Bến Tre:

Những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, địa điểm nổi tiếng của Bến Tre.Những đặc sắc về văn hoá, lịch sử, đặc sản nổi tiếng ở Bến Tre.Những giá trị và đóng góp của Bến Tre đối với đất nước.

 

III. Kết bài: Cảm nhận về Bến Tre và những bài học, suy nghĩ của bản thân.

Bình luận (0)
💌Học sinh chăm ngoan🐋...
20 tháng 2 2022 lúc 21:35

Bạn tham khảo:

I. Mở bài: Khái quát về đối tượng thuyết minh – vùng đất Bến Tre.

- Giới thiệu chung về tỉnh Bến Tre.

- Nhận định tổng quan về tỉnh Bến Tre.

Vd: Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Tỉnh Bến Tre có diện tích tự nhiên là 2.360 km2, địa bàn nằm trên ba cù lao là cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long bồi tụ nên (gồm sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai dài 59 km, sông Hàm Luông dài 71 km, sông Cổ Chiên dài 82 km).

Hoặc: Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Xưa kia, tỉnh Bến Tre là vùng hoang vu, nhưng sau đó có một vài nhóm người đến định cư và thường tập trung nơi đất cao trên các giồng các ven biển, hoặc dọc theo các đê sông, rạch, thuận tiện cho việc đi lại, sinh sống và tránh lũ lụt. Chính vì thế, những cư dân mới đến vùng đất này đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc đặc sắc, trong đó nhà cổ hơn 100 tuổi Huỳnh Phủ tại xã Đại Điền, huyện Thạch Phú là một minh chứng cụ thể.

II. Thân bài: Thuyết minh chi tiết về tỉnh Bến Tre.

-Thuyết minh những thông tin cơ bản về tỉnh Bến Tre:

+ Vị trí địa lý, tiếp giáp

+ Khí hậu

+ Diện tích, đơn vị hành chính.

+ Lịch sử hình thành.

+ Đặc điểm dân cư

-Thuyết minh cụ thể những đặc điểm nổi bật của tỉnh Bến Tre:

+ Những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, địa điểm nổi tiếng của Bến Tre. (Chùa Vạn Phước, Cồn quy, Cồn phụng,...)

Những đặc sắc về văn hoá, lịch sử, đặc sản nổi tiếng ở Bến Tre.Những giá trị và đóng góp của Bến Tre đối với đất nước.

III. Kết bài: Cảm nhận về Bến Tre và những bài học, suy nghĩ của bản thân.

Vd: Bến Tre là nơi xứ dừa, nơi ghi lại bao chiến công anh hùng thời kháng chiến chống Mỹ. Không biết cây dừa đã làm nên Bến Tre hay Bến Tre đã làm nên cây dừa. Dẫu thế nào thì từ trước đến nay, dừa đã là một phần thân thuộc trong cuộc sống của người dân miệt vườn Bến Tre. Và hãy về thăm thú Cồn Phụng, cầu Rạch Miễu… nơi rừng dừa và cây trái phương Nam và nghe các má, các cô kể về chiến công của “đội quân tóc dài” thời kháng chiến chống Mỹ.

Hoặc: Bến Tre có cơ hội và tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, trong đó du lịch sinh thái và du lịch văn hóa – lịch sử đang ngày càng thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế. Hiện tỉnh đang có những định hướng nhằm đưa ngành “công nghiệp không khói” này trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh.

Học tốt nhé.

Bình luận (2)