Ôn tập lịch sử lớp 9

Hỏi đáp

Kiên NT
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
2 tháng 2 2016 lúc 14:44

Là Quốc tế cộng sản. Quốc tế thứ 3 là Quốc tế cộng sản vì: Trước đó, 28/9/1864, tại London, Quốc tế thứ nhất ra đời do Mác đứng đầu nhằm đoàn kết và lãnh đạo phong trào công nhân các nước. Năm 1889, Quốc tế thứ hai ra đời do Ăng - ghen đứng đầu cũng để lãnh đạo phong trào công nhân Thế giới. Quốc tế cộng sản ra đời ngày 2/3/1919 tại Matxcova do Lenin là tổ chức ra đời sau hai tổ chức kia cũng với mục đích trên nên được gọi là Quốc tế thứ 3.

Bình luận (0)
kimcherry
3 tháng 6 2022 lúc 8:18

là Quốc tế cộng sản vì:

- 28.9.1864, tại london, Quốc tế thứ nhất ra đời do Mác đứng đầu nhằm đoàn kết và lãnh đạo phong trào công dân các nước

- 1889, Quốc tế thứ 2 ra đời , do Ăng-ghen lãnh đạo phong trào công nhân thế giới,

 

Bình luận (0)
Thịnh Triệu
Xem chi tiết
Đào Lan Anh
6 tháng 2 2016 lúc 15:12

                                                 " Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười "

Câu thơ giàu hình ảnh ấy đã làm người đọc xúc động xen lẫn vui mừng khi Người đã tìm ra con đường cứu nước, cứu dân. Và hơn cả là niềm hạnh phúc khi gặp những phác họa đầy tươi sáng về tương lai của đất nước

Bình luận (0)
Huyen Nguyen Phan Thao
6 tháng 2 2016 lúc 15:05

bít chết liền

Bình luận (0)
Huyen Nguyen Phan Thao
6 tháng 2 2016 lúc 16:36

Lớp 9 ha em chi moi co lop 6 ha . Thong cam cho em nhe . 

Bình luận (0)
Thịnh Triệu
Xem chi tiết
Đỗ Phương Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Quang
29 tháng 2 2016 lúc 15:27

* Hoàn cảnh:

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Từ đây, chính quyền cách mạng về tay nhân dân; nhân dân lao động đã trở thành người làm chủ vận mệnh dân tộc mình. Song, chính quyền cách mạng non trẻ đang đứng trước muôn vàn khó khăn thử thách, tình thế cách mạng lúc này mong manh như “ Ngàn cân treo sợi tóc” phải đối mặt với nhiều kẻ thù cùng lúc: Giặc đói, giặc dốt và đặc biệt là giặc ngoại xâm.

Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp núp bóng quân Anh vào giải giáp quân Nhật, đã nổ súng đánh ta ở Nam Bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh, một mặt kêu gọi nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ đứng lên kháng chiến, mặt khác ra sức đàm phán với chính phủ Pháp để kéo dài thời gian hòa bình. Người đã ký với đại diện chính phủ Pháp Xanh-tơ-ni bản Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946. Tiếp đó, Người qua Pháp chỉ đạo phái đoàn Chính phủ ta đàm phán với Chính phủ Pháp ở Phông-ten-nơ-blô. Cuộc đàm phán thất bại. Quan hệ Việt- Pháp ngày càng căng thẳng và có nguy cơ xảy ra chiến tranh.  Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Chính phủ Pháp Tạm ước ngày 14-9-1946.

Nhưng dã tâm của TDP là thống trị VN nên chúng đã bội ước. Tại Bắc Bộ, cuối tháng 11 năm 1946, quân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, thị xã Lạng Sơn và đổ bộ lên Đà Nẵng. Tại Hà Nội, quân đội thực dân Pháp liên tiếp nổ súng, ném lựu đạn vào nhiều nơi ở Hà Nội trong các ngày 15, 16-12-1946 như đốt nhà thông tin ở phố Tràng Tiền, chiếm cơ quan Bộ Tài chính và Bộ Giao thông công chính. Ngày 17-12-1946, quân Pháp cho xe phá các công sự của ta ở phố Lò Đúc, đặc biệt, chúng đã gây ra vụ tàn sát nhiều đồng bào ta ở phố Hàng Bún, gây xung đột đổ máu ở cầu Long Biên, khu Cửa Đông. Ngày 18-12-1946, tướng Moóc-li-e gửi cho ta hai tối hậu thư đòi chiếm đóng Sở Tài chính, đòi Chính phủ ta phải phá giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát an ninh trật tự ở Thủ đô  Hà Nội cho chúng. Pháp tuyên bố: nếu các yêu cầu trên không được Chính phủ Việt Nam chấp nhận thì chậm nhất vào sáng 20-12-1946 quân Pháp sẽ hành động. 

Trước tình hình đó, ngày 18 và 19-12-1946, tại làng Vạn Phúc (Hà Đông), Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng, quyết định phát động  toàn quốc kháng chiến

Ngay tối 19/12/1946, Chủ tịch HCM thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ  ra “lời kêu gọi toàn quốc k/c”

 Ngày 20/12/1946, tại Hang Trầm (Chương Mỹ, Hà Đông), Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch.

* Nội dung:

          “ Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng muốn cướp nước ta lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào,

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc.

 Ai có súng dùng sung. Ai có gươm dùng gươm. Không có gươm thì dùng cuốc, xuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm ! kháng chiến thắng lợi muôn năm!”

Toàn văn “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy ngắn gọn nhưng súc tích, giản dị, đanh thép, có sức cổ vũ, động viên và tổ chức lực lượng kháng chiến vô cùng mạnh mẽ. Trong giờ phút Tổ quốc lâm nguy, tình thế hết sức hiểm nghèo “ngàn cân treo sợi tóc”, từng câu từng chữ trong lời kêu gọi kháng chiến thiêng liêng của Bác nhanh chóng thấm nhuần sâu sắc vào tâm khảm nhân dân ta, khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất, kiên cường của nhân dân Việt Nam; là hiệu lệnh làm sục sôi khí thế đấu tranh bằng sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ của người Việt Nam với mọi thứ vũ khí có sẵn, với một ý chí “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, một thái độ dứt khoát và kiên định: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.  

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thành Trung
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Quang
29 tháng 2 2016 lúc 15:27

 * Âm mưu và hành động của TDP

     - Pháp tiến công Việt Bắc nhằm phá cơ quan đầu não kháng chiến ,tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta, khóa chặt biên giới Việt-Trung, ngăn chặn liên lạc giữa ta với quốc tế

-  Chính phủ Pháp cử Bô-la-éc sang làm cao ủy ở Đông Dương thay Cho Đác-giăng-li-ơ thực hiện chiến lược“đánh nhanh,thắng nhanh” Huy động 12.000 quân thay cho kế hoạch dự định 20.000.Từ 6 tháng xuống còn 3 tháng, đây là kế hoạch chúng cho là hoàn hảo nhất.

+ Ngày 7/10/1947, một binh đàn dù đổ bộ xuống thị xã Bắc Cạn và chiếm thị trân Chợ Mới, Chợ Đồn

+  Cùng ngày hôm đó, một binh đoàn lính bộ từ Lạng Sơn đánh lên Cao Bằng, rồi từ Cao Bằng, một cánh quân khác đánh xuống Bắc Cạn, tạo thành gọng kìm bao vây phía đông và phía bắc Căn cứ địa Việt Bắc.

+ Ngày 9/10/1947, một binnh đoàn hỗn hợp lính bộ và thủy đánh ngược song Hồng, song Lô và song Gâm lên thị xã Tuyên Quang, Chiêm Hóa, Đài Thị ( Tuyên Quang), Bao vây phía tây Căn cứ địa Việt Bắc.

* Chủ trương và hành động của ta:

- Thực hiện  chỉ thị của trung ương , trên các hướng, khắp các mạt trận, quân ta đã anh dũng chiến đấu, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, bẻ gẫy từng gọng kìm của chúng.

+ Tại Bắ Cạn, ta chủ động phản công, tiến công, bao vây, chia cắt, cô lập chúng. Tổ chức đánh ttaapj kích vào những nơi địch chiếm đóng,phục kích trên đường từ Bắc Cạn đi Chợ Mới, Chợ Đồn. Đồng thời bí mật ,khẩn trương chuyển các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ, các công xưởng , kho tang từ nơi địch chiếm đóng đến nơi an toàn.

+ Ở hướng Đông, ta phục kích chặn đánh địch trên đường số 4, tiêu biểu là trận đánh tại Bản Sao – đèo Bông Lau vào 30/10/1947

+ Ở hướng Tây,ta chặn đánh nhiều trận trren song Lô. Cuoois tháng 10/ 1947, 5 tàu chiến của địch lọt vào trận địa phục kích của ta ở Đoan Hùng. Đầu thang 11/1947, 2 tàu chiến và 1 ca nô đich từ Chiêm Hóa về thị xã Tuyên Quang đã lọt vào trận địa phục kích của ta ở Khe Lau- ngã ba song Gâm và song Lô.

·       Kết quả: sau 75 ngày đêm chiến đấu, đại bộ phận quân Pháp đã rút khỏi VB, cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn. Bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành

·       Ý nghĩa: Phá tan âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của P. Buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài

 

Bình luận (0)
Lại Thị Hồng Liên
3 tháng 3 2016 lúc 16:17

1.Hoàn cảnh lịch sử.

-Khi ta rút khỏi các đô thi thì thực dân Pháp đã mở rộng được địa bàn chiếm đóng (chiếm thêm một số thành phố và kiểm soát được một số đường giao thông quan trọng) nhưng chúng vẫn không thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng nhanh, mà chiến tranh vẫn kéo dài.

 -Chiến tranh càng kéo dài thì Pháp càng gặp nhiều khó khăn về quân sự, kinh tế, tài chính, chính trị, xã hội….

*Tháng 3/1947 Pháp cử Bôlaec sang làm cao ủy đông Dương thay cho đắcgiănglơ.Thực dân Pháp chuẩn bị mở cuộc tấn công qui mô lớn lên Việt Bắc.

2.Âm mưu của địch.

-Phá tan cơ quan đầu não kháng chiến của ta

-Tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực.

-Khóa chặt biên giới Việt Trung nhằm ngăn chặn sự liên lạc giữa ta với quốc tế.

-Dùng thắng lợi về quân sự để thúc đẩy sự thành lập chính quyền bù nhìn trên toàn quốc và nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

 3.Chủ trương của ta.

Ngày 15/10/1947 Ban thường vụ TW đảng ra chỉ thị “ “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”.

4.Tóm tắt diễn biến.

Các cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc.

Ngày 7/10/1947 Pháp huy động12000 quân tấn công lên Việt Bắc theo 3 hướng.

-Cánh quân dù:Sáng ngày 7/10/1947 Pháp cho bộ phận quân nhảy dù nhảy xuống Bắc Cạn, Chợ Mới,Chợ đồn.

-Cánh quân bộ: Cùng ngày 7/10/1947 một binh đoàn bộ binh ừ Lạng Sơn theo đường số 4 tiến lên Cao Bằng; một bộ phận khác theo đường số 3 vòng xuống Bắc Cạn tạo thành gọng kìm thứ nhất kẹp chặt Việt Bắc ở phía đông và phía Bắc.

-Cánh quân thủy: Ngày 9/10/1947 binh đoàn hổn hợp từ Hà Nội ngược sông Hồng, sông Lô tiến lên Tuyên Quang,Chiêm Hóa tạo thành gọng kìm thứ hai bao vây Việt Bắc từ phía Tây. Chúng dự định hai gọng kìm sẽ gặp nhau và khép chặt ở đài Thị (đông Bắc Chiêm Hóa) b.Quân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc.

-Tại Bắc Cạn.Quân địch vừa nhảy dù xuống đã bị ta bao vây tiêu diệt.

 -Ở mặt trận đường số 4 (cánh quân bộ).Quân ta đánh phục kích nhiều trận, đặc biệt là trận đèo Bông Lau (30/10/1947), phá hủy 27 xe bắt 240 tên.

-Trên sông Lô Chiêm Hóa.Ta phục kích tại đoan Hùng, Khoan Bộ, Khe Lau bắn chìm nhiều tàu chiến của địch. Phối hợp với chiến trường Việt Bắc quân và dân cả nước phối hợp chiến đấu phá tan âm mưu của địch. đến ngày 19/12/1947quân Pháp rút khỏi Việt Bắc.

5.Kết quả và ý nghĩa lịch sử

a.Kết quả:

-Loại khỏi vòng chiến đấu 6000 tên địch, 16 máy bay, 11 tàu chiến và ca nô…

 -Căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững, cơ quan đầu não kháng chiến được bảo vệ an toàn, bộ đội ta trưởng thành.

b.Ý nghĩa lịch sử.

-Là cuộc phản công lớn đầu tiên của ta có ý nhĩa chiến lược quan trọng trong năm đầu toàn quốc kháng chiến.

-Làm thất bại hoàn toàn âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của chúng buộc chún phải chuyển sang đánh lâu dài.

-Chứng minh sự đúng đắn của đường lối kháng chiến lâu dài của đảng và sự vững chắc của căn cứ địa Việt Bắc.

-Là mốc khởi đầu của sự thay đổi về tương lực lương có lợi cho ta

Bình luận (0)
Đặng Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Bùi Phú Hưng
23 tháng 3 2018 lúc 0:05

Vì tình hình thế giới và Đông Dương thay đổi, có nhiều thuận lợi cho ta mà trong đó tiêu biểu là thắng lợi cách mạng Trung Quốc, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1/10/1949), tạo điều kiện cho cách mạng Việt Nam liên lạc, nối liền với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa... - Đứng trước hoàn cảnh thế giới có lợi cho cuộc kháng chiến của ta, bất lợi cho Pháp, đế quốc Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Nhờ sự giúp đỡ của Mĩ, thực dân Pháp có âm mưu quân sự mới thông qua kế hoạch Rơ-ve. Pháp đã xây dựng được tuyến phòng thủ trên Đường số 4, khóa chặt biên giới Việt - Trung và thiết lập Hành lang Đông - Tây, hòng cắt đứt con đường liên lạc giữa Việt Bắc với đồng bằng Liên khu III và Liên khu IV. Trên cơ sở đó, chúng chuẩn bị mở cuộc tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc lần thứ hai... 2. Nhận định “Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 đánh dấu bước ngoặt của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược” là hoàn toàn đúng đắn. Giải thích: Thắng lợi này có một ý nghĩa chiến lược quan trọng làm thay đổi cục diện chiến tranh giữa ta và thực dân Pháp, đẩy quân Pháp ngày càng lún sâu vào thế bị động về chiến lược; tạo ra một chuyển biến căn bản cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, đưa cuộc kháng chiến sang một giai đoạn mới đó là giai đoạn quân và dân ta nắm quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ...

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Quang
29 tháng 2 2016 lúc 15:27

- Sau chiến dịch VB thu – đông năm 1947,P bị thất bại trên khắp các chiến trường VN và Đông Dương nên ngày càng lệ thuộc vào Mĩ. Với sự viện trợ của Mĩ, P đã thực hiện  “Kế hoạch Rơ – ve” nhằm “ Khóa cửa biên giới Việt – Trung” bằng cách tawg cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 và “ cô lập Căn cứ địa VB” với đồng bằng lien khu III và VI, thiết lập “Hành lang Đông- Tây”.->tấn công căn cứ địa VB lần 2

- Để phá âm mưu đó, tháng 6/1950, Trung ương Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới, nhằm tiêu diệt mọt bộ phận sinh lực địch, khai thông con đường liên lạc quốc tế giữa ta với TQ và các nước dân chủ trên thế giới, mở rộng và củng cố Căn cứ địa VB, tạo diều kiện đẩy mạnh công cuộc K/C 

Bình luận (0)
nguyễn xuân trường
23 tháng 3 2017 lúc 13:59

Vì tình hình thế giới và Đông Dương thay đổi, có nhiều thuận lợi cho ta : Cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1-10-1949), tạo điều kiện cho cách mạng Việt Nam liên lạc, nối liền với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa.- Đứng trước hoàn cảnh thế giới có lợi cho cuộc kháng chiến của ta, bất lợi cho Pháp, đế quốc Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Nhờ sự giúp đỡ của Mĩ, thực dân Pháp có âm mưu quân sự mới thông qua kế hoạch Rơ-ve. Pháp đã xây dựng được tuyến phòng thủ trên Đường số 4, khóa chặt biên giới Việt - Trung và thiết lập Hành lang Đông - Tây, hòng cắt đứt con đường liên lạc giữa Việt Bắc với đồng bằng Liên khu III và Liên khu IV. Trên cơ sở đó, chúng chuẩn bị mở cuộc tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc lần thứ hai.

Bình luận (0)
Lê Thu Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Quang
29 tháng 2 2016 lúc 15:27

* Bối cảnh lịch sử :

Là người tổ chức và lãnh đạo cách mạng cả 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, từ năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương đã luôn làm tròn vai trò và sứ mệnh của mình. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, Đảng cũng bộc lộ một số  hạn chế ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng. Mặt khác, cuộc kháng chiến của 3 nước Đông Dương tuy cùng chung một mục tiêu, cùng một chiến trường, nhưng mỗi nước đã có những phát triển riêng biệt. Tình hình đó đòi hỏi mỗi nước cần phải thành lập một chính đảng cách mạng theo chủ nghĩa Mác-Lênin trực tiếp đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử trước dân tộc mình và chủ động góp phần vào sự nghiệp cách mạng chung của nhân dân 3 nước. Nhằm đáp ứng những đòi hỏi bức thiết đó, Đảng đã triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II họp tại xã Vinh Quang (nay là xã Kim Bình), huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang từ ngày 11 đến 19-2-1951. 

* Nội dung :

- Thông qua báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo cáo Bàn về Cách mạng Vn của Tổng bí thư Trường Chinh để tổng kết kinh nghiệm mấy chục năm vận động C/m của Đảng,nêu nhiệm vụ truocs mắt của toàn Đảng , toàn quân,toàn dân ta là “ tiêu diệt TDP và đánh bại bọn can thiệp Mĩ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới”.

- Quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động VN- Đảng của giai cấp công nhân VN

- Đối vơi Lào và Cam pu chia, Đại hội củ trương xây dụng mỗi nước một đảng riêng

- Bầu ra Ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị của Đảng do HCM làm Chủ tịch và trường Chinnh làm Tổng bí thư

* Ý nghĩa: Là mốc đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong quá trình lãnh đạo c/m, có tác dụng thúc đẩy cuộc k/c chống P đi đến thắng lợi

Bình luận (0)
Lê Tấn Sanh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Quang
29 tháng 2 2016 lúc 15:28

Sau 8 năm tiến hành chiến tranh, quân Pháp đã bị sa lầy trong một cuộc chiến tiêu hao không có lối thoát. Quân Pháp sa lầy và suy yếu nghiêm trọng: các chiến dịch liên tục bị thất bại, số quân thiệt hại từ đầu cuộc chiến đã lên đến 390.000 quân, vùng chiếm đóng bị thu hẹp. Quân Pháp một mặt phải tập trung lực lượng để mong xoay chuyển tình thế, mặt khác lại phải lo phân tán quân để chiếm đất giành dân, đối phó với du kích. Mâu thuẫn giữa 2 chiến lược ngày càng sâu sắc, không thể tháo gỡ.

      Chi phí cho chiến tranh ngày càng cao làm cho nền kinh tế tài chính Pháp kiệt quệ. Tình hình chính trị xã hội bất ổn, nhiều chính phủ lập lên đổ xuống nhiều lần. Nước Pháp hầu như không còn đủ sức chịu đựng gánh nặng chiến tranh Đông Dương. Cuộc chiến sang năm thứ chín đã chứng tỏ Pháp chỉ còn cách duy nhất là tìm một "lối thoát danh dự", nếu không muốn dâng Đông Dương cho Mỹ.

       Trong khi đó, lực lượng kháng chiến của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày càng lớn mạnh, đã giải phóng nhiều khu vực rộng lớn ở Tây Nguyên, khu 5, các tỉnh Cao-Bắc-Lạng... và nhiều khu vực ở đồng bằng Bắc bộ, kiểm soát hơn 2/3 lãnh thổ. Các đơn vị đã được tổ chức đến cấp sư đoàn, các binh chủng pháo binh và pháo cao xạ đã được huấn luyện hoàn thiện.

         Trước tình hình đó, để cứu vãn tình thế Pháp tranh thủ thêm viện trợ của Mỹ, tập trung mọi cố gắng đẩy mạnh chiến tranh hòng tìm ra một lối thoát “trong thắng lợi”. Viện trợ của Mỹ cho Pháp tăng vọt, chiếm gần 80% chiến phí của Pháp. Pháp đề nghị Mỹ viện trợ 650 triệu đô la cho niên khóa 1953, và được chấp nhận 385 triệu. Mỹ hứa năm 1954 sẽ tăng viện trợ cho Pháp tại Đông Dương lên gấp đôi. Mỹ cũng chuyển giao cho Pháp nhiều trang bị, vũ khí, trong đó có 123 máy bay và 212 tàu chiến các loại.

     Ngày 7/5/1953, với sự thỏa thuận của Mỹ, Pháp cử tướng Henri Navarre sang Đông Dương làm Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp. Henri Navarre là đại tướng 5 sao, 55 tuổi, đang phụ trách nhiệm vụ Tham mưu trưởng cho Thống tướng Juin ở cơ quan phòng thủ OTAN (Cơ quan thuộc NATO). Navarre chưa hề bước chân tới Đông Dương, nên ban đầu Navarre đã từ chối, nhưng Thủ tướng Mayer khẩn khoản: "Việc Đại tướng không biết chút gì về Đông Dương cũng là một lý do để tôi cử đại tướng. Đại tướng sẽ nhìn vấn đề bằng một cặp mắt mới mẻ... Chúng ta đang bị kẹt trong một ngõ cụt. Chúng ta phải tìm một lối thoát danh dự cho nước Pháp, Đại tướng hãy giúp chúng tôi"

       Ngày 21-5-53, tướng Navarre có tướng Không quân Bodet và tướng Gambiez phụ tá, tới sân bay Gia Lâm cùng với Tổng trưởng Letourneau. Navarre điều tra và nghiên cứu tình hình Đông Dương trong một tháng, rồi trở về Pháp tường trình kết quả trước Hội đồng các Tham mưu trưởng do Thống chế Juin chủ toạ ngày 17-7-1953. Ngày 24-7, Navarre trình bày kế hoạch trước Hội đồng quốc phòng do Tổng thống Pháp chủ toạ. Kế hoạch quân sự Navarre ra đời.

Bình luận (0)
Phạm Thanh Trà
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Quang
29 tháng 2 2016 lúc 15:29

        Trong Đông Xuân 53-54, quân và dân ta đã chủ đông tấn công địch trên mọi hướng chiến lược khác nhau. Qua đó ta tiêu diệt nhiều sinh lực địch giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn đồng thời buộc chúng phải phân tán khối quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ thành năm điểm đóng quân: Đồng bằng Bắc Bộ , Điện Biên Phủ, Xê nô, Luông - pha- băng, Plây cu làm cho kế hoạch Na Va bước đầu bị pha sản, tạo thời cơ thuận lợi để mở trận quyết chiên chiến lược ở Điện Biên Phủ. 

Bình luận (0)
Cold Rain
Xem chi tiết