Đề kiểm tra học kì I - Đề 1

Biên Born Best
Xem chi tiết
Học 24h
3 tháng 12 2017 lúc 17:52

1. Cơ thể người được cấu tạo bởi những hệ cơ quan nào? Chức năng của các hệ cơ quan đó?

Hệ cơ quan Các cơ quan trong từng hệ cơ quan Chức năng của hệ cơ quan
Hệ vận động Cơ và xương Nâng đỡ, vận động cơ thể
Hệ tiêu hoá Miệng, ống tiêu hoá, tuyến tiêu hoá Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và hấp thụ, thải phân
Hệ tuần hoàn Tim, hệ mạch Vận chuyển oxi, chất dinh dưỡng và chất thải, cacbonic
Hệ hô hấp Đường dẫn khí và hai lá phổi Trao đổi khí
Hệ bài tiết Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái Lọc máu tạo nước tiểu và thải ra ngoài
Hệ thần kinh Não, tuỷ sống, dây thần kinh, hạch thần kinh Tiếp nhận kích thích, điều khiển và điều hoà hoạt động cơ thể

2.Thành phần cấu tạo và chức năng của tế bào?

3. Khái niệm về phản xạ, cung phản xạ?

- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.

- Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da...) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến,...).

4.Khớp xương là gì? Phân loại và nêu ví dụ cho mỗi loại khớp xương?

- Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương.

- Có 3 loại khớp là: khớp bất động, khớp bán đông và khớp động.

- Khớp động: là phần tiếp giáp giữa 2 xương là sụn và bao hoạt dịch (chứa dịch khớp) khớp động có thể cử động dẻ dàng. VD: Các khớp ở tay, chân,...

- Khớp bất động: là phần tiếp giáp giữa 2 xương đã hoá xương. Không cử động được. VD: khớp ở hộp sọ,...

- Khớp bán động: là phần tiếp giáp giữa 2 xương là màng, dây chằng và đĩa dệm. Khớp này có thể cử động ở mức hạn chế. VD: khớp các đốt sống,...

5.Thành phần hóa học của xương, vai trò của mỗi thành phần? - Xương gồm hai thành phần chính là cốt giao và muối khoáng. - Vai trò: + Chất khoáng: Làm cho xương bền chắc. + Cốt giao: Đảm bảo tính mềm dẻo cho xương. 6. Nêu tính chất của cơ, giải thích sự co cơ, ý nghĩa của sự co cơ. - Tính chất: Tính chất cơ bản của cơ là co và giãn. Cơ co khi có sự kích thích từ môi trường ngoài. - Sự co cơ là khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho cơ ngắn lại. - Ý nghĩa: Làm cho xương cử động dẫn đến sự vận động của cơ thể.

7. Các biện pháp vệ sinh hệ vận động.

Các biện pháp vệ sinh hệ vận động:
- Lao động vừa sức và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để bảo vệ và tạo điều kiện cho cơ, xương phát triển.
- Khi mang vác hay học tập cần chú ý chống cong vẹo cột sống.

8.Thành phần cấu tạo và chức năng của máu.

Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch ; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải. Hồng cầu vận chuyển 02 và C02.

9. Miễn dịch là gì? Các hình thức miễn dịch? Vai trò của bạch cầu trong sự miễn dịch của cơ thể.

- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó.

- Các hình thức miễn dịch: miễn dịch tự nhiên (miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch tập nhiễm) và miễn dịch nhân tạo.

- Vai trò: Chúng giúp cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu.

Bình luận (0)
Nguyễn Như Huyền
Xem chi tiết
Monkey D. Luffy
5 tháng 12 2017 lúc 19:24

- mọi cơ thể đều cấu tạo từ tế bào
- Trong tế bào có thể thực hiện mọi chức năng sống
- Tế bào lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ

Bình luận (0)
Phạm Thị Mai
5 tháng 12 2017 lúc 19:32

Chức năng của tế bào là thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra, sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản. Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào còn là đơn vị chức năng của cơ thể.

Bình luận (2)
Nguyễn Thị Hằng
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
8 tháng 12 2017 lúc 20:33

1 Những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vaitrò hấp thụ các chất dinh dưỡng là :
- Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài.
- Ruột non rất dài (tới 2,8 - 3m ở người trưởng thành), dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hóa.
- Mạng mao mạch máu và mạng bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.

2 Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa
Có rất nhiều tác nhân có thể gây hại cho hệ tiêu hóa ở những mức độ khác nhau :
- Răng có thể bị hư hại khi trong thức ân, đó uống hay kem đánh răng thiếu chất canxi (Ca) và fluo (F). hoặc do vi khuẩn lên men nơi vết thức ăn còn dính lại tạo ra môi trường axit làm hỏng lớp men răng và ngà răng.
- Dạ dày và tá tràng có thể bị viêm loét bởi hoạt động của vi khuẩn Helicobacter pylori kí sinh ở lớp dưới niêm mạc của những cơ quan này.
- Các đoạn ruột khác nhau cũng có thể bị viêm do nhiễm độc dẫn đến rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Các chất độc có thể do thức ăn ôi thiu, do vi khuẩn tả, thương hàn... hay kí sinh trùng amip tiết ra.
- Các tuyến tiêu hóa có thể bị viêm do các loại vi khuẩn, virut kí sinh gây ra. Gan có thể bị xơ (tế bào gan bị thoái hóa và thay vào đó là mô xơ phát triển) do viêm gan tiến triển, hay do tế bào gan không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, hoặc do tế bào gan bị đầu độc và hủy hoại bởi rượu, các chất độc khác.
- Hoạt động tiêu hóa còn có thể bị ngăn trở và giảm hiệu quả do giun sán sống kí sinh trong ruột (chúng có thể gây tắc ống mật, tắc ruột và cướp mất một phần chất dinh dưỡng của cơ thể). Các trứng giun sán thường dính trên bề mặt rau, củ không được rửa sạch và có thể sẽ lọt vào ruột khi ta ăn uống.
- Hoạt động tiêu hoá và hấp thụ có thể kém hiệu quả do ăn uống không đúng cách như :
+ Ăn vội vàng, nhai không kĩ; ăn không đúng giờ, đúng bữa ; ăn thức ăn không hợp khẩu vị hay khẩu phần ăn không hợp lí.
+ Tinh thần lúc ăn không được vui vẻ, thoải mái, thậm chí căng thẳng.
+ Sau khi ăn không được nghỉ ngơi mà phải làm việc ngay.
- Hoạt động thải phân cũng có thể gặp khó khăn (chứng táo bón) do một số nguyên nhân chủ yếu sau :
+ Ăn khẩu phần ăn không hợp lí: quá nhiều tinh bột và prôtêin nhưng lại quá ít chất xơ (có nhiều trong rau xanh).
+ Ăn uống quá nhiều chất chát (có trong ổi xanh, hồng xanh, nước trà....).

Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả
Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng.
Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa.
Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.
Ăn chậm nhai kĩ : ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn ; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu quả.



Bình luận (1)
Nguyễn Thùy
8 tháng 12 2017 lúc 20:35

Mk chỉ biết trả lời câu 1 thôi

những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò thụ chất dinh dưỡng là.

+ lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tăng khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài

+ sườn non rất dài 6 đến 7 mét ở người trưởng thành dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hóa

+ mạnh mao mạch máu và mao mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột

Bình luận (1)
Cầm Đức Anh
8 tháng 12 2017 lúc 20:36

5 Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, ôxi từ môi trường ra thải ra khí cacbônic và chất thải.
Trao đổi chất ờ cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong. Máu cung cấp cho tế bào các chất dinh dưỡng và ôxi. Tế bào thải vào máu khí cacbônic và sản phẩm bài tiết.

Bình luận (2)
truong trang
Xem chi tiết
Như Huỳnh
Xem chi tiết
 ❀◕ ‿ ◕❀ Honey Bear
9 tháng 12 2017 lúc 19:28

Câu 1 :

*Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp vs chức năng hấp thụ các chất:
- Ruột non dài từ 2,8-->3m
- Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp,trong đó có nhiều lông ruột,mỗi lông ruột có vô số lông cực nhỏ,đã tăng diện tích tiếp xúc vs thức ăn lên nhiều lần
- Trong lông ruột có hệ thống mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc tạo điều kiện cho sự hấp thụ nhanh chóng
- Màng ruột là màng thấm có chọn lọc chỉ cho vào máu n~ chất cần thiết cho cơ thể kể cả khi nồng độ các chấp đó thấp hơn nồng độ có trong máu và ko cho n~ chất đọc vào máu kể cả khi nó có nồng độ cao hơn trong máu

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
9 tháng 12 2017 lúc 20:12

Câu 2:

- Các tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ hô hấp của người:

+ Bụi, các khí độc hại như NOx, SOx, CO, nicôtin,...

+ Các vi sinh vật gây bệnh.

- Các biện pháp hạn chế tác hại của các tác nhân nêu trên:

Biện pháp

Tác dụng

- Trồng nhiều cây xanh trên đường phố, công sở, trường học. bệnh viện và nơi ở.

- Điều hoà thành phần không khí (chủ yếu là tỉ lệ O2 và CO2) theo hướng có lợi cho hô hấp.

- Hạn chế việc sử dụng các thiết bị thải ra các khí độc hại.

- Không hút thuốc lá.

- Hạn chế ô nhiễm không khí do các chất khí dộc (NOx, SOx, CO, nicôtin,...)

- Xây dựng nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp.

- Thường xuyên dọn vệ sinh.

- Không khạc nhổ bừa bãi.

- Hạn chế ô nhiễm không khí do các vi sinh vật gây bệnh.

- Nên đeo kháu trang khi đi ngoài đường phố và khi dọn vệ sinh.

- Hạn chế ô nhiẻm không khí do bụi.

Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
10 tháng 12 2017 lúc 8:58

CÂU 1 : Trình bày đặc điểm cấu tạo của ruột non thích nghi với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng .

Trả lời : Những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vaitrò hấp thụ các chất dinh dưỡng là :
- Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài.
- Ruột non rất dài (tới 2,8 - 3m ở người trưởng thành), dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hóa.
- Mạng mao mạch máu và mạng bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột .

CÂU 2 : hệ hô hấp có thể bị ảnh hưởng bởi những tác nhân gây hại nào?

-các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp : Bụi , NiTơ oxit , Lưu Huỳnh oxit,Cacbon oxit , các chất độc hại và các sinh vật gây bệnh .

*Biện pháp bào vệ hô hấp tránh các tác nhân có hại : Trồng nhiều cây xanh ,ko xả rác bừa bãi , đeo khẫu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động ở môi trường ô nhiễm .

Bình luận (0)
tràn thị trúc oanh
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
9 tháng 12 2017 lúc 22:29

Câu 1: Hô hấp có liên quan như thế nào tới hoạt động sống của tế bào và cơ thể ?

Câu hỏi của Nguyễn Như Huyền - Sinh học lớp 8 | Học trực tuyến

Câu 2: Trình bày sự trao đổi khí ở phổi và tế bào

Hỏi đáp Sinh học

Câu 3: Dung tích sống là gì ?

Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra. Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn

Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào?

Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé.

Câu 4: Hút thuốc lá có hại như thế nào đối với sức khỏe?

Câu hỏi của Nguyễn Như Huyền - Sinh học lớp 8 | Học trực tuyến

câu này tương tự câu 4 trong link

Câu 5: Trình bày phương pháp hô hấp nhân tạo

1. Phương pháp hà hơi thổi ngạt
a - Đặt nạn nhân nằm ngửa,
đầu ngửa ra phía sau.
b- Bịt mũi nạn nhân bằng hai
ngón tay.
c- Hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé
môi sát miệng nạn nhân và thổi hết
sứcvào phổi nạn nhân.
d- Lặp lại thao tác b và c 12 – 20 lần/phút
cho đến khi sự hô hấp tự động của nạn nhân
ổn định bình thường.
Nếu tim nạn nhân đồng thời ngừng đập, có thể
vừa thổi ngạt vừa xoa bóp tim.

2. Phương pháp ấn lồng ngực
a) Đặt nạn nhân nằm ngửa, lưng kê gối mềm để đầu hơi ngửa ra phía sau.
b) Cầm hai cẳng tay và dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân
c) Dang tay nạn nhân đưa về phía đầu nạn nhân.
d) Làm lại thao tác b và c 12 – 20 lần/phút, cho tới khi sự hô hấp
tự động của nạn nhân ổn định bình thường.

Câu 6: Vai trò của tieu hóa đối với cơ thể là gì?

Vai trò của tiêu hóa là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể người và thải bỏ các chất bã trong thức ăn.

Câu 7: Nêu các tác nhân có hại trong hệ tiêu hóa ? Biện pháp và cách bảo vệ hệ tiêu hóa

Có rất nhiều tác nhân có thể gây hại cho hệ tiêu hóa ở những mức độ khác nhau :
- Răng có thể bị hư hại khi trong thức ân, đó uống hay kem đánh răng thiếu chất canxi (Ca) và fluo (F). hoặc do vi khuẩn lên men nơi vết thức ăn còn dính lại tạo ra môi trường axit làm hỏng lớp men răng và ngà răng.
- Dạ dày và tá tràng có thể bị viêm loét bởi hoạt động của vi khuẩn Helicobacter pylori kí sinh ở lớp dưới niêm mạc của những cơ quan này.
- Các đoạn ruột khác nhau cũng có thể bị viêm do nhiễm độc dẫn đến rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Các chất độc có thể do thức ăn ôi thiu, do vi khuẩn tả, thương hàn... hay kí sinh trùng amip tiết ra.
- Các tuyến tiêu hóa có thể bị viêm do các loại vi khuẩn, virut kí sinh gây ra. Gan có thể bị xơ (tế bào gan bị thoái hóa và thay vào đó là mô xơ phát triển) do viêm gan tiến triển, hay do tế bào gan không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, hoặc do tế bào gan bị đầu độc và hủy hoại bởi rượu, các chất độc khác.
- Hoạt động tiêu hóa còn có thể bị ngăn trở và giảm hiệu quả do giun sán sống kí sinh trong ruột (chúng có thể gây tắc ống mật, tắc ruột và cướp mất một phần chất dinh dưỡng của cơ thể). Các trứng giun sán thường dính trên bề mặt rau, củ không được rửa sạch và có thể sẽ lọt vào ruột khi ta ăn uống.

Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá
Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng.
Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa.
Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.
Ăn chậm nhai kĩ : ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn ; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu quả.

Bình luận (0)
Van Truong Nguyen
30 tháng 12 2017 lúc 20:15

Câu 1:

- Cung cấp oxi cho tế bào tạo ATP cho hoạt động của tế bào và cơ thể

- Loại thải khí cacbonic do các tế bào thải ra khỏi cơ thể

Câu 2: Trao đổi khí ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp

- Trao đổi khí ở phổi :

+ O2 khuếch tán từ phổi vào máu

+ CO2 khuếch tán từ máu vào phổi

- Trao đổi khí ở tế bào :

+ O2 khuếch tán từ máu vào tế bào

+ CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu

Câu 3:

- Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra. Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn. Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc vào sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ khi thở ra, các cơ này cần được luyện tập thường xuyên từ bé. Vì vậy cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đều đặn phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở từ bé để có một dung tích sống lí tưởng

Câu 4: Trong thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc hại ( nicotin, oxit cacbon, nitrozamin, ....) có thể gây tổn hại rất lớn đến hệ hô hấp :

- Làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí

- Có thể gây ung thư phổi

Câu 5: Phương pháp hô hấp nhân tạo :

- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau

- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay

- Tự hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng

- Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp

- Thổi liên tục với 12 - 20 lần/phút cho tới khi quá trình tự hô hấp của nạn nhân được ổn định bình thường

( Nếu miệng nạn nhân bị cứng khó mở, có thể dùng tay bịt miệng và thổi vào mũi

Nếu tim nạn nhân đồng thời ngừng đập, có thể vừa thổi ngạt vừa xoa bóp tim)

Câu 6: Vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể : Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cho cơ thể hấp thụ được và thải phân ra ngoài

Câu 7:

* Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa :

- Vi khuẩn

- Giun sán

- Ăn uống không đúng cách

- Khẩu phần ăn không hợp lí

* Biện pháp và cách bảo vệ hệ tiêu hóa :

- Đánh răng mỗi sáng thức dậy, trước khi đi ngủ và sau khi ăn, dùng bàn chải mềm

- Ăn uống hợp lí :

+ Ăn chín uống sôi, rửa sạch, không ăn thức ăn ôi thiu

+ Không để ruồi nhặng, đậu vào thức ăn

- Khẩu phần ăn hợp lí

- Ăn uống khoa học :

+ Ăn uống đúng cách ( ăn chậm nhai kĩ, đúng giờ)

+ Thức ăn hợp khẩu vị; không khí bữa ăn vui vẻ, thời gian nghỉ ngơi sau bữa ăn hợp lí

Bình luận (0)
Nguyễn Như Huyền
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
9 tháng 12 2017 lúc 22:01

Vai trò hô hấp đối với cơ thể sống ?

-Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.
-Oxi đi vào cơ thể được sử dụng để oxi hóa các chất dinh dưỡng, tạo năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp của cơ thể người?

Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang.
Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.

Hãy đề ra biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại?

- Trồng nhiều cây xanh trên đường phố, công sở, trường học. bệnh viện và nơi ở.

- Hạn chế việc sử dụng các thiết bị thải ra các khí độc hại.

- Không hút thuốc lá.

- Xây dựng nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp.

- Thường xuyên dọn vệ sinh.

- Không khạc nhổ bừa bãi.

. - Nên đeo kháu trang khi đi ngoài đường phố và khi dọn vệ sinh.

Hút thuốc lá có vai trò như thế nào đối với hệ hô hấp ?

Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc và có hại cho hệ hô hấp như sau - CO2 : Chiếm chỗ của 02 trong hồng cầu, làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu 02, đặc biệt khi cơ thể hoạt động mạnh.
- N02 : Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí ; có thể gây chết ở liều cao.
- Nicôtin : Làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí; có thể gây ung thư phổi.

chúng ta cần luyện tập như thế nào để có 1 hệ hô hấp khỏe?

Đề kiểm tra học kì I - Đề 1

Bình luận (0)
Cầm Đức Anh
9 tháng 12 2017 lúc 21:59

Vai trò của hô hấp:

Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.

Oxi đi vào cơ thể được sử dụng để oxi hóa các chất dinh dưỡng, tạo năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

Qúa trình hô hấp ở người:

Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới. Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang. Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.
Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
10 tháng 12 2017 lúc 8:47

VAI TRÒ HÔ HẤP ĐỐI VỚI CƠ THỂ SỐNG :

Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. Oxi đi vào cơ thể được sử dụng để oxi hóa các chất dinh dưỡng, tạo năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể trình bày tóm tắt quá tình hô hấp của cơ thễ người : .Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang. BIỆN PHÁP BẢO VỆ HÔ HẤP TRÁNH CÁC TÁC NHÂN CÓ HẠI : - TRồng nhiều cây xanh . - Ko xả rác bừa bãi . - Ko hút thuốc lá - đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hđ ở môi trường ô nhiễm . Hút thuốc lá có hại cho hệ hô hấp : Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc và có hại cho hệ hô hấp như sau :
— CO2 : Chiếm chỗ của 02 trong hồng cầu, làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu 02, đặc biệt khi cơ thể hoạt động mạnh.
- N02 : Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí ; có thể gây chết ở liều cao.
- Nicôtin : Làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí; có thể gây ung thư phổi.
Chúng ta cần luyện tập để có 1 hệ hô hấp khỏe mạnh : Luyện tập thể dục thể tho thường xuyên.

Bình luận (0)
Nguyễn Như Huyền
Xem chi tiết
Van Truong Nguyen
30 tháng 12 2017 lúc 19:20

Vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người :

- Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cho cơ thể hấp thụ được và thải phân ra ngoài

Các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa :

Các cơ quan trong ống tiêu hóa Các tuyến tiêu hóa

- Khoang miệng

- Răng

- Lưỡi

- Họng

- Thực quản

- Dạ dày

- Tá tràng

- Ruột non

- Ruột già

- Ruột thừa

- Ruột thẳng

- Hậu môn

- Các tuyến nước bọt

- Các tuyến vị

- Các tuyến ruột

- Gan - tuyến mật

- Tụy - tuyến tụy

Các chất trong thức ăn có thể phân thành các nhóm dựa vào :

- Thành phần : 2 nhóm

+ Các chất hữu cơ : protein, gluxit, lipit, axit nucleic, vitamin,...

+ Các chất vô cơ : nước, muối khoáng,...

- Con đường vận chuyển, hấp thụ : 2 nhóm

+ Con đường máu : gluxit, lipit, vitamin tan trong nước, muối khoáng, protein, nước,...

+ Con đường bạch huyết : lipit, các vitamin tan trong dầu, ...

Hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng :

Biến đổi thức ăn ở khoang miệng Các hoạt động tham gia Các thành phần tham gia hoạt động Tác dụng của hoạt động
Biến đổi lí học

- Tiết nước bọt

- Nhai

- Đảo trộn thức ăn

- Tạo viên thức ăn

- Các tuyến nước bọt

- Răng

- Răng, lưỡi, cơ môi và má

- Răng, lưỡi, cơ môi và má

- Làm ướt và mềm thức ăn

- Làm nhuyễn thức ăn

- Làm thức ăn thấm nước bọt

- Tạo thức ăn vừa nuốt

Biến đổi hóa học - Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt - Enzim amilaza - Biến đổi một phần tinh bột chín thành đường mantozo

Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau khi tiêu hóa ở khoang miệng, thì những loại thức ăn cần được tiêu hóa tiếp là : protein, gluxit, lipit, vitamin, muối khoáng, nước

Bình luận (0)
Phan Thùy Linh
9 tháng 12 2017 lúc 22:17

Vai trò của tiêu hóa đói với cơ thể gười là gì ?

Vai trò của tiêu hóa là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể người và thải bỏ các chất bã trong thức ăn.

Kể tên các cơ quan trong đường ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa?

+ Tuyến tiêu hoá: tuyến vị, tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến ruột. + Ống tiêu hoá: miệng, hầu , thực quản, dạ dày, ruột già, ruột non, hậu môn.

Các chất trong thức ăn có thể phân nhóm như thế nào ?Nêu đặc điểm của mỗi nhóm .

- Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo hóa học:
+ Chất vô cơ: nước, muối khoáng
+ Chất hữu cô: Gluxit, lipit, protein, axit nucleic
- Căn cứ vào đặc điểm biến đổi qua quá trình tiêu hóa
+ Các chất bị biến đổi qua quá trình tiêu hóa: gluxit, protein, lipit, axit nucleic
+ Các chất ko bị biến đổi qua quá trình tiêu hóa: vitamin, nước, muối khoáng

TRình bày hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng?

- Biến đổi vật lý : Nhờ có hoạt động phối hợp của răng , lưỡi , các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt làm cho thức ăn đưa vào khoang miệng thành thức ăn mềm , nhuyễn , thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt .

- Biến đổi hóa học : hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt biến đổi một phần tinh bột trong thức ăn thành đường mantôzơ .

Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất , sau khi tiêu hóa ở khoang miêngj và thực quản thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?

Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì những chất trong thức ăn vẫn cần được tiêu hóa tiếp là : gluxit, lipit, prôtêin.

Bình luận (0)
Trương Mai Khánh Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Khánh Huyền
11 tháng 12 2017 lúc 21:16

Mình giúp bạn câu 6 nhé.

Khi luyện tập thể dục- thể thao đúng cách, đều đăn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng là vì: Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn. Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc vào sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển thì khung sương sườn không thể phát triển thêm nữa. Dung tich khí căn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều đăn từ bé.

=> Như vậy, cần luyện tập thể dục- thể thao đúng cách, thường xuyên đều đăn từ bé để có dung tích sống lí tưởng.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Khánh Huyền
11 tháng 12 2017 lúc 21:22

Mình trả lời giúp bạn câu 11 nữa nhé.

Nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ: " Nhai kĩ no lâu" là:

- Khi nhai kĩ thức ăn sẽ được biến thành dạng nhỏ, làm tăng bề mặt tiếp xúc với các enzim tiêu hoá-> nên hiệ suất tiêu hoá cao, cơ thể sẽ hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng, cơ thể được đáp ứng đầy đủ nên no lâu.

Bình luận (5)
Nguyễn Thị Khánh Huyền
11 tháng 12 2017 lúc 21:30

Mình trả lời giúp bạn thêm câu 14 nữa nhé.

Người ta thường tiêm phòng cho trẻ sơ sonh nhưng loại bệnh là: sởi, lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván,...

Bình luận (0)
Phan Thị Huyền
Xem chi tiết