Viết bài văn miêu tả những đặc điểm nổi bật của vùng Tây Nguyên
GIÚP MIK VỚI NHÉ
Viết bài văn miêu tả những đặc điểm nổi bật của vùng Tây Nguyên
GIÚP MIK VỚI NHÉ
Sống trên một vùng cao nguyên mênh mông, hùng vĩ, nhiều rừng, nhiều nắng, nhiều mưa các tộc người Tây nguyên đã biết thích nghi với thiên nhiên hào phóng quanh mình. Phát rừng, làm rẫy, trồng lúa, ngô, khoai, bầu bí để ăn, bông để mặc. Trên cơ sở của một nền kinh tế trồng trọt nương rẫy đạt đến trình độ tương đối ổn định và thành thạo, con người Tây nguyên đã sáng tạo nên một nền văn hóa khá toàn diện, mang đậm bản sắc dân tộc.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, giá trị văn hóa Tây nguyên quy tụ ở ba giá trị cơ bản: văn hóa hữu hình,văn hóa tinh thần và văn hóa nghệ thuật.
Giá trị văn hóa hữu hình ở Tây nghuyên đến nay vẫn giữ nguyên giá trị của nó. Đó là những ngôi nhà rông, nhà sàn của người Bana, Gialai, Êdê, Mnông hướng về phía bắc nam để lấy ánh sáng mặt trời tới sườn Đông Tây như hoa hướng dương. Đó là cầu thang nhà rông nhà sàn mang dáng bầu vú mẹ tiêu biểu cho mẫu hệ Tây nguyên, là những thiết chế nhà dài (kopan) được đẽo nguyên từ thân cây lớn, là ché rựu cần bên bếp lửa hồng, là những công cụ sản xuất thô sơ bằng đá, bằng đồng, là những vòng bạc, vòng đồng đeo ở cổ tay, chân trong những gày hỏi chồng(Trôk kô - ông), lễ thỏa thuận (Bi Kuộd) và lễ cưới ( Kbih Ungmô)
Những danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong và ngoài Thành phố Đà lạt như thác Đămbơri, thác Premli thơ mộng với hồ than thở, thung lung tình yêu... giá trị văn hóa hữu hình ở Tây nguyên còn phải kể đến vườn Quốc gia Yooc Đôn, Nom Ka, cao nguyên Konplong, khu rừng nguyên sinh Chư Mô Ray Đakuy núi Ngọc Linh với những chim thú, cây rừng hiếm quý, với thác Trinh Nữ mộng mơ, thác Yali hùng vĩ, thác Drây Sap, hồ Lắk, Dắk Tré, Kon Lak còn in đậm nét hoang dã. Giá trị vật thể ở Tây nguyên còn là những chứng tích căn cứ kháng chiến Bản Đôn, của làng Kông Hoa quê hương của những ngày đầu "Đất nước đứng lên", là ngục Kông Tum, đường mòn Hồ Chí Minh, là chiến thắng An Khê, một đỉnh cao của thời kỳ chống Pháp, là chiến thắng Plây Me, Đắk Tô, Tân Cảnh, chiến thắng lịch sử Ban Mê Thuật hào hùng với thời kỳ chống Mỹ.
Giá trị văn hóa tinh thần của Tây nguyên hội tụ đậm nét ở lê hội. Lễ hội là một hình thái sinh hoạt tinh thần mang đậm đà bản sắc dân tộc Tây nguyên, thường được tổ chức sau những ngày lao động mệt nhọc. Giá trị văn hóa tinh thần trong lễ hội của người Tây nguyên được thể hiện trong các lễ hội nông nghiệp, lễ hội phong tục, lễ hội tôn giáo, lễ hội lịch sử như hội mùa, lễ tỉa hạt, lễ cúng máng nước, cúng nồi, lễ đâm trâu, lễ hội Pơ thi, Lễ hội Cồng chiêng...Lễ hội của đồng bào Tây nguyên là bài ca về lòng yêu nước nồng nàn của các dân tộc Tây nguyên, là truyền thống coi trọng quá khứ, uống nứơc phải nhớ lấy nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, là bài ca về tình yêu thương cộng đồng qua biểu tượng "Đàu trâu máng nứơc", là tinh thần bao dung hòa đồng trong quan niệm hoang "sơ thiên, địa, nhân", là tinh thần thượng võ trong đấu tranh với thiên nhiên, với kẻ thù qua các lễ đâm trâu, lễ hội Cồng Chiêng, múa khiên, múa trống, là sự thủy chung trọn vẹn trong tình yêu qua "bổ củi hứa hôn" và "chiếc vòng cầu hôn".
Giá trị văn hóa tinh thần ở Tây nguyên còn được thể hiện ở những kinh nghiệm thuần dưỡng voi, ở những bài thuốc gia truyền chữa bệnh,ở kỹ thuật đúc đồng để chế tạo ra đàn đá và nhạc khí Cồng Chiêng, là các nghệ nhân điêu khắc qua các tượng nhà mồ của các dân tộc Gia Rai, Bana, Êđe,Mnông, là kỹ thuật trang trí dệt nên những hoa văn của các trang phục các dân tộc, là tinh thần anh dũng, mưu trí tuyệt vời qua truyền thuyết Đam San, Xing Nhã, Đia Đon, cũng như các anh hùng thời nay như anh hùng Núp, anh hùng Nơ Trang Long... Được hội tụ lại trong làng Kông Hoa, Bản Đôn, trong chiến thắng An Khê, Plây Me, Buôn Mê Thuật, Sa Thày, Đắk Tô, Đắk Nông, Đắk Min. Giá trị tinh thần còn đọng lại 200 tục lệ của người Êđê, 100 tục lệ của người Mnông và hàng nghàn tục lệ của người Gia Rai, Bana,Giẻ Triêng, Rơ Ngao, Xê Đăng, qua các ứng xử trong cộng đồng, qua việc ăn, ở, mặc, giải trí, trong việc cưới, tang, lễ nghi,tín ngưỡng và tôn giáo.
Giá trị vật thể trong văn hóa nghệ thuật Tây nguyên bao gồmnhạc khí, kiến trúc, hội họa trên các trang phục. Nhạc khí các dân tộc Tây nguyên không thể không nói đến nhạc cụ dây(cordiophon)gồm các loại kèn vĩ như đàn Kơ ny, loại búng như đàn Goong, loại gẩy như đàn Brô hay nhạc cụ hơi(Airophone) có loại hơi lùa như Đinh Duk, Klongut,loại lưỡi gà rung tự do như Alat Tơ Điệp Đinh khan, loại hơi lỗ vòm như Đinhtuk hoặc nhạc cụ tự thân vang ldiophone như đàn trưng, chiêng Kial, Khinh Khung, Klong Klai cũng như nhạc cụ màng rung(Membranophone) gồm trống Sơgơr(trống nhỏ đeo trước ngực)và trống Pơ Nông(trống lớn treo lên hoặc khênh đi để đánh).
Kiến trúc Tây nguyên trước hết phải nói đến kiến trúc nhà mồ. Tuy nó là kiến trúc dân gian thuộc loại không lớn nhưng có thể nó không có một dạng kiến trúc nào của Tây nguyên lại có thể so sánh với nó về giá trị nghệ thuật kiến trúc và giá trị nghệ thuật tạo hình. Nhà mồ là sản phẩm kết tinh của nhiều loại hình nghệ thuật, là tác phẩm nghệ thuật tổng hợp, nó là kiến trúc, là điêu khắc, là hội họa, là trang trí.
Tiếng cồng triêng trầm hùng, sâu lắng suốt ngày đêm của lễ hội bỏ mả có tác dụng như đẩy lùi cả bầu trời ra xa, đem xuống cả bức tranh nhà mồ càng uy nghi, hoành tráng hơn bởi hàng trăm đống lửa rực sáng bừng lên giữa cõi âm u tĩnh mịch của núi rừng tạo nên như một thiên cung huyền ảo.
Theo quan niệm của người Tây nguyên chết không phải là hết mà là sự tiếp tục của cụôc sống ở dạng khác để rồi sẽ trở lại làm người cho lên nhà mồ Tây nguyên với lễ hội bỏ mả họp thành biểu tượng , hợp thành bài ca đề cao sự sống bất diệt của con người chứ không phải đền đài, miếu mạo để thờ tự người chết hay lăng tẩm để vĩnh viễn hóa cái chết của một người, vật nào đó như các dân tộc khác.
Giá trị văn hóa nghệ thuật Tây nguyên còn thể hiện trong nghệ thuật trang chí hoa văn. hóa văn cổ truyền Tây nguyên không phải ra đời trong phút chốc dưới ngòi bút của cá nhân họa sĩ nào đó mà dần dần được hiện hình qua cuộ sống lâu dài của từng tộc người. Nhìn hoa văn các dân tộc Tây nguyên người xem rung động trước hình khối, màu sắc không chỉ hiện hình trên mặt vải mà còn có hoa văn trên đồ đan lát (gùi, bồ), hoa văn vẽ, khắc, thậm chí đục thủng trên các bộ phận kiến trúc và hiện vật nghi lễ (ở nhà chung của làng, trên cột đâm trâu, cột lễ nhà mồ).
Hoa văn trang phục Tây nguyên gắn bó với dáng vóc, thân thể của con người Tây nguyên,với cuộc sống hàng ngày, với thiên nhiên của núi rừng Tây nguyên, mang lại giá trị thẩm mỹ tuy giản dị nhưng lại đậm đà tinh tế. Hoa văn Tây nguyên chủ yếu là hoa văn hình họa.
Giá trị phi vật thể thành văn và không thành văn của văn hoa Tây nguyên chủ yếu là văn hóa dân gian khuyết danh và truyền miệng, đó là phôn cờ-lo Tây nguyên, còn văn hóa bác học về các tác giả, tác phẩm lớn, các nhà văn hóa thì vẫn còn khiêm tốn.
Về mặt hình thái học, tính diễn xướng là đặc trưng cơ bản của phôn cờ-lo vì nó quy định những cách kết hợp khác nhau của các phưng tiện diễn tả.
Văn hóa dân gian ở đây có các thể loại như Tơpun( đồng giao), Pơ đuk( ca dao, tục ngữ, thành ngữ). Avòng(giao duyên), Tơ roi(chuyện kể các loai bao gồm cả truyền thuyết, thần thoại, ngụ ngôn), Blao(chuyện cười), Hơri (hát đối đáp), Hơ Amôn( trường ca), ngoài ra còn có các loại văn vần dùng trong các bài khấn, tế, phù chú như somak, khia, Kơmưt, Tơdok, Ninhmang.
Sự phát triển song song giữa nhạc có lời (nhạc hát) và nhạc không có lời (nhạc đàn)là hiệ tượng đáng lưu ý ở Tây nguyên. Âm nhạc và văn hóa dân gian không thể tách lời nhau và tất cả các thể loại văn học kể trên đều được trình diễn bằng một hay nhiều làn điệu. Các dân tộc Tây nguyên không bao giờ "sáng tác" văn học ngoài các làn điệu( thơ ca dân gian)hay ngoài thể thức kể diễn (văn xuôi dân gian). Chẳng hạn, tùy theo nội dung cụ thể các bài thơ giao duyên sẽ được hát lên bằng một trong các làn diệu Aroong, Brô-ông, lnhing, Sơtang hay Srơ-di
Có thể nói phôn cờ-lo Tây nguyên là cuốn sử dân tộc được viết bằng nghệ thuật, bằng ngôn ngữ hình tượng trong đó cuộc sống qua khứ và hiện tại, ngọt bùi và cay đắng, khát vọng, ước mơ của con người được phả ánh và mô tả sắc nét
UNESCO, tổ chức văn hóa giáo dục khoa học Liên Hiệp Quốc vừa qua đã công nhận"không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên là nghệ thuật truyền khẩu đặc sắc và di sản phi vật thể cảu nhân loại. Đây là phần thưởng quý giá, tôn vinh nền văn hóa Việt Nam và con người Việt Nam những người biết duy trì và phát huy giá trị văn hóa Tây nguyên.
Trước khi tìm hiểu về bản sắc văn hoá Tây Nguyên, chúng ta cần hiểu thế nào là bản sắc văn hoá. Bản sắc văn hóa là cái cốt lõi, đặc trưng riêng có của một cộng đồng văn hóa trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Nó thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống - ý thức của một cộng đồng, bao gồm: cội nguồn, cách tư duy, cách sống, dựng nước, giữ nước, sáng tạo văn hóa, khoa học - nghệ thuật... Khái niệm bản sắc có hai quan hệ cơ bản: quan hệ bên ngoài là dấu hiệu để phân biệt các cộng đồng với nhau và quan hệ bên trong chỉ tính đồng nhất mà mỗi cá thể trong một cộng đồng phải có.
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng đã nêu rõ: "Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa vun đắp nên qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, trở thành những nét đặc sắc của cộng đồng dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng gắn kết cá nhân, gia đình, làng nước, lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đầu óc thực tế, tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động, tế nhị trong ứng xử, giản dị trong lối sống".
Như vậy, có thể hiểu bản sắc văn hóa như là yếu tố cốt lõi tạo nên bản sắc dân tộc, và tới lượt nó, bản sắc dân tộc góp phần tạo nên bản lĩnh dân tộc, tức là sức sống và sự từng trải của dân tộc. Nhờ đó mà dân tộc có thể vững vàng và trường tồn trước thử thách khắc nghiệt của lịch sử.
Vậy, bản sắc văn hóa là gì? Đó là tổng thể các giá trị đặc trưng của văn hóa dân tộc, được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước, với các giá trị đặc trưng mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn.Do vậy, muốn nhận biết nó phải thông qua vô vàn các sắc thái văn hóa, với tư cách là sự biểu hiện của bản sắc văn hóa ấy. Nếu bản sắc văn hóa là cái gì trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững thì các sắc thái biểu hiện của nó thường tương đối cụ thể, bộc lộ và khả biến hơn.
Từ quan niệm chung đó, chúng ta có thể xem xét các sắc thái văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng của bản sắc văn hóa Tây Nguyên, được biểu hiện qua kho tàng văn học truyền miệng, qua nghệ thuật cồng chiêng, qua các lễ hội của các dân tộc Tây Nguyên. Thông qua các biểu hiện đặc sắc này, chúng ta sẽ hiểu được những đặc điểm, bản sắc độc đáo, đặc thù của vùng văn hoá Tây Nguyên - một vùng văn hoá hình thành và phát triển chủ yếu trên cơ sở của nền “văn minh nương rẫy”, khác cơ bản so với “văn minh lúa nước” ở vùng đồng bằng.
Cồng chiêng Tây Nguyên là nơi chứa đựng những giá trị kiệt tác của nhân loại. Không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt ở sự đa dạng độc đáo kỹ thuật diễn tấu mà cồng chiêng còn là biểu tượng cho cuộc sống của con người nơi đây.
Văn hoá cồng chiêng được bắt nguồn từ văn minh Đông Sơn cổ đại, nền văn minh được biết đến với tư cách là một nền văn hoá trống đồng nổi tiếng ở Đông Nam Á. Nghệ thuật cồng chiêng của Việt Nam đã phát triển đến một trình độ cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Giá trị văn hóa của cồng chiêng ở Việt Nam có vị thế đặc biệt nổi bật trong hệ nhạc khí cổ truyền bởi nó bắt nguồn từ sự tổng hoà các giá trị văn hóa đa dạng như: giá trị biểu thị đặc trưng và bản sắc văn hóa vùng; giá trị biểu thị đặc trưng văn hóa tộc người hoặc nhóm tộc người; giá trị phản ánh đa chiều; giá trị nghệ thuật; giá trị sử dụng đa dạng; giá trị vật chất; giá trị biểu thị sự giàu sang và quyền uy; giá thị tinh thần; giá trị cố kết cộng đồng và giá trị lịch sử.
Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên bao trùm 5 tỉnh Tây Nguyên, tập hợp của nhiều dân tộc thiểu số. Cồng, chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Các dàn cồng chiêng thường gồm nhiều bộ. Mỗi bộ có số lượng khác nhau và đảm nhiệm những chức năng riêng trong cuộc hoà tấu. Nhạc cụ cồng chiêng có nhiều cỡ, đường kính từ 20, 50 đến 60 cm, loại cực đại tới 90 - 120 cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, một bộ có từ 2 đến 12 - 13 chiếc, thậm chí có nơi tới 18 - 20 chiếc. Trong một bộ chiêng có chiêng mẹ (chiêng cái) là quan trọng nhất.
Các dàn cồng chiêng không chỉ làm nhiệm vụ điểm nhịp, đi tiết tấu hoặc giai điệu một bè mà còn hoà tấu nhạc đa âm. Cồng chiêng có thể được gõ bằng dùi hoặc đấm bằng tay. Có thể gõ vào giữa mặt chiêng hay đánh ngoài rìa tùy theo bài bản. Người Êđê đa số sử dụng loại dùi cứng tạo nên tiếng vang rất to nhưng lại có nhiều tạp âm. Người Bana thường sử dụng dùi làm bằng cây sắn là loại gỗ mềm hơn, tuy nét nhạc không vang bằng nhưng âm cơ bản nghe rất rõ. Loại dùi thứ ba làm bằng gỗ thường có bọc thêm một lớp bên ngoài (xưa kia người ta sử dụng da tinh hoàn của trâu, bò hoặc dê, về sau được bọc bằng vải rồi đổi sang bọc bằng cao su). Dùi loại này phù hợp nhất vì tạo nên âm thanh rất hay. Khi đánh cồng, bàn tay mặt của nhạc công vỗ vào núm cồng như xoa dịu. Trước đây một số nhà nghiên cứu tưởng rằng chỉ có một cách đánh bên ngoài mà thôi, nhưng về sau mới biết bàn tay trái nắm ở bên trong cũng tham gia biểu diễn với nhiều cách, hoặc nắm vào vành hoặc bóp vành rồi buông ra, giống như cách nhấn nhá trong các loại đờn dây hay cách ém hơi trong kỹ thuật hát. Thậm chí có khi nhạc công đeo thêm chiếc vòng để khi lắc tay thì chiếc vòng đụng vào mặt trong phối hợp với tiếng gõ bên ngoài.
Người Tây Nguyên còn có nhiều phong cách chơi cồng chiêng rất phong phú và bài bản. Nếu dàn cồng chiêng ở các nước khác, chẳng hạn như Gamelan ở Java, Gong Kebyar ở Bali (Indonesia) hay Kulingtan, dân tộc Mindanao của Philippines, nhạc công luôn ngồi yên tại chỗ thì người đánh cồng chiêng Tây Nguyên luôn di động, còn động tác thì đa dạng như nghiêng mình, cúi người, khom lưng ... Người Bana và Giarai có phương pháp đánh chỉ điệu (một bài trầm đánh trên một vài giai điệu); người Êđê đánh theo cách thức từng chùm...
Người dân Tây Nguyên không chỉ dùng riêng một loại chiêng núm hoặc chiêng bằng, mà thường dùng kết hợp với nhau. Trong đó, chiêng núm làm bè trầm, chiêng bằng đánh giai điệu. Khi biểu diễn vòng tròn, các nghệ nhân đánh và di chuyển dàn cồng chiêng từ phải qua trái với ý nghĩa ngược chiều với thời gian, hướng về nguồn cội.
Giá trị của cồng chiêng không chỉ thể hiện ở kỹ thuật chế tác mà nó còn có ý nghĩa tâm linh. Cồng chiêng đại diện cho văn hoá Tây Nguyên, được sử dụng trong nhiều nghi lễ, tín ngưỡng quan trọng. Cồng chiêng được xem là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu của con người với thần thánh và thế giới siêu nhiên. Người Giarai, khi đứa trẻ được sinh ra, trong lễ hội "thổi tai", tiếng chiêng sẽ cấp cho đứa bé những tín hiệu đầu tiên của văn hoá dân tộc. Chiêng còn sử dụng khi làm đám cưới, làm nhà mới, làm rẫy, đưa người chết ra mồ và cả khi bỏ nhà mồ. Chiêng đem cái thiêng vào cuộc sống, khiến con người cảm thấy được sống trong một không gian thanh cao, tâm linh, huyền ảo. Tiếng cồng chiêng Tây Nguyên hoà nhịp âm vang gợi cho người nghe như thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy, không gian lễ hội... của con người nơi đây. Không chỉ có vậy, tiếng cồng chiêng còn đem đến cho đời sống của người Tây Nguyên sự lãng mạn. Đó chính là nguồn gốc của những áng sử thi, thơ ca đi vào lòng người.
Ngày 15/11/2005, UNESCO công nhận “Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại”. Sự kiện này có ý nghĩa to lớn đối với cả nước nói chung và Tây Nguyên nói riêng, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống văn hoá vừa đa dạng phong phú, vừa độc đáo và giàu bản sắc của các dân tộc Tây Nguyên.
Trong kho tàng văn hoá phong phú của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, bên cạnh giá trị của âm nhạc cồng chiêng đã được công nhận là "di sản văn hoá phi vật thể" của UNESCO, còn phải kể đến giá trị của sử thi. Đó là những áng anh hùng ca mà tuỳ theo ngôn ngữ mỗi dân tộc, được gọi là Khan (theo tiếng Êđê), là Hom (đồng bào Bana), là Hri (đồng bào Giarai), là Ot nrông (đồng bào Mnông)… Gọi là anh hùng ca là căn cứ vào âm điệu anh hùng trong các tác phẩm dân gian ấy. Nhưng có lẽ gọi một cách khoa học chính xác, đó là sử thi. Sử thi hình thành trên nền tảng văn hoá, văn nghệ dân gian thời sơ sử và thời cổ đại, trước hết trên nền tảng thần thoại. Thần thoại phản ánh nhận thức của người xưa về thế giới, về nhân loại, về cuộc sống… Thần thoại thường gắn liền với phong tục, tập quán, nghi lễ và ca múa nhạc nguyên thuỷ.
Tây Nguyên là vùng đất sản sinh khá nhiều sử thi và do đó được các nhà khoa học gọi là "vùng sử thi". Từ sau sử thi “khan Đam San” của người Êđê được công bố đầu tiên từ năm 1927, đến nay đã phát hiện được trên 20 sử thi, trong đó có các sử thi nổi tiếng còn truyền tụng tới nay, như ĐămDi, Chilơkok, Khinh Dú, Đăm Đơroăn, Y Prao, và M’hiêng (của người Êđê), Ot mrông, Cây nêu thần, Mùa rẫy Bon (của Mnông) H’điêu, Chín chiêng, Zông (Giarai), Đăm Noi, Xing chi ôn, Diôông (Bana),… Sử thi không chỉ là đặc trưng, nét độc đáo duy nhất của vùng văn hoá Tây Nguyên, mà vùng này còn thể hiện tính thống nhất của mình qua nhiều hiện tượng văn hoá tiêu biểu khác, như âm nhạc cồng chiêng, văn hoá nhà mồ, các loại luật tục khác… Đây là một biểu hiện của sự thống nhất thể loại của vùng văn hoá Tây Nguyên. Diễn xướng sử thi ở Tây Nguyên thường diễn ra trong các dịp hội hè, tiếp khách, mừng nhà mới, cưới xin… ở nhà rông hay ở nhà dài. Các nghệ nhân vừa hát kể sử thi, vừa đệm nhạc, điệu bộ.
Sử thi Tây Nguyên, do đó, là một giá trị tinh thần, được đồng bào Tây Nguyên lưu giữ trong trí nhớ và được diễn xướng trong các sinh hoạt cộng đồng mà chúng ta có thể gọi là “văn hoá sử thi”. Sử thi chứa đựng trong nó những tri thức bách khoa của cộng đồng các dân tộc. Nếu người Ấn Độ nói rằng, mọi cái hiện có ở Ấn Độ đều đã có trong “Mahabhrata” thì người Mnông cũng cho rằng mọi thứ trong cuộc sống của họ đều có từ thời Tiang, Yang (hai nhân vật sử thi). Vì vậy, kho tàng sử thi Tây Nguyên là một kho tàng văn hoá vô giá, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người Tây Nguyên.
Bao trùm lên tất cả trong đời sống tinh thần của người Tây Nguyên có lẽ là lễ hội truyền thống, biểu thị những quan niệm của họ về con người, về vũ trụ ít nhiều còn thô sơ, chất phác nhưng họ rất tin thờ. Những lễ quan trọng - dù là phục vụ sản xuất hay cho con người - đều trở thành những hội vui, cuốn hút sự tham gia của toàn thể cộng đồng, thậm chí các dòng tộc khác hoặc buôn lân cận (ví dụ như lễ cúng bến nước - hay còn gọi là uống nước giọt vào dịp cuối năm cũ hoặc đầu năm mới; lễ ăn cơm mới - đóng cửa kho lúa vào dịp thu hoạch mùa màng; lễ cưới cho người trẻ, lễ mừng thọ người già, lễ bỏ mả - phơ thi cho người đã khuất...). Mỗi hội lễ là một tổng thể nguyên hợp, tiêu biểu cho đời sống văn hóa cổ truyền các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, cho nền văn minh nương rẫy.
Có thể nói, lễ hội truyền thống Tây Nguyên - đặc biệt ở những lễ hội có hiến sinh trâu (thường gọi là lễ đâm trâu) – là môi trường duy nhất mà ở đó tất cả những tinh hoa trong văn hoá vật thể và phi vật thể của từng tộc người, từng nhóm địa phương, từng làng được thể hiện. Đến đây, ta sẽ được nghe tiếng chiêng ngân vang từ bộ cồng chiêng cổ nhất, có âm thanh hay nhất làng; được xem những thiếu nữ uyển chuyển bước trong vòng xoang theo nhịp trống chiêng; được chiêm ngưỡng những giàn cúng (cột gơng) với những tua đan bằng tre nứa, sặc sỡ sắc màu, vút lên giữa trời cao nguyên lộng gió; được thấy những bộ trang phục và đồ trang sức đẹp nhất, quý nhất; được say trong men rượu cần ấm nồng; được thoả sức tìm hiểu tập quán ẩm thực…
Ngoài những nghi lễ nông nghiệp, những lễ hội đâm trâu nổi tiếng, người Tây Nguyên còn đặc biệt chú trọng những nghi lễ đối với người chết. Họ coi thế giới người chết đứng về một phía đối diện ngang tầm với người sống, và có thái độ ứng xử độc đáo. Đó là lễ “bỏ mả” - một biểu tượng nói lên ý nghĩa người sống tiễn biệt người chết, làm cho âm dương cách biệt hoàn toàn, để người chết đi vào thế giới của họ, để được đầu thai trở lại. Đó là một màn trình diễn tổng hợp của cả cộng đồng với tất cả những cái họ có: âm nhạc cồng chiêng, múa hoá trang, múa mặt nạ, con rối… trong chất men thiêng và sức mạnh cộng đồng. Đó là một màn diễn xướng không có lời biểu hiện ý niệm hoá thân từ cõi chết sang cõi sống dựa trên huyền thoại khởi nguyên về sự sinh thành loài người. Nhà mồ, với tư thế vươn lên chiếm lĩnh chiều cao giữa cảnh núi rừng bao la hùng vĩ được nhân lên bội phần bởi những đống lửa bập bùng lan toả trong không gian, bởi tiếng cồng chiêng âm vang ngút ngàn, đẩy nhà mồ cao tận trời xanh, phá vỡ mặt bằng tự nhiên tạo nên khoảng khắc hoàng tráng, sinh động giữa nơi âm u, tĩnh mịch của Tây Nguyên. Có thể nói, nhà mồ như biểu tượng cây vũ trụ với tiếng cồng chiêng và ánh lửa nối liền đất trời - con người - thần linh - cõi sống - cõi chết.
tưởng tượng em đứng giữa khu vườn ở 1 làng quê yên bình hãy miêu tả lại
- Bài làm:
Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu tiên về quê. Lúc đó tôi sáu tuổi. Trên đường đi, mọi thứ thật mới mẻ làm sao. Khi xe đi trên đường làng, các khóm tre xanh rờn ôm lấy mái đình, mái chùa. Khi xe đỗ, mấy đứa em họ tôi từ trong làng chạy ùa ra. Đám trẻ dẫn mọi người vào nhà. Nhà ông bà không rộng nhưng lại sáng sủa, ấm cúng. Chào ông bà và thắp hương các cụ xong, tôi theo mấy đứa trẻ ra vườn nhà ông bà.
Ánh nắng vàng rực rỡ trùm lên khu vườn. Mây trôi lững lờ. Những vầng mây đó không đủ để che bớt cái nắng chói chang của ngày hè. Gió thổi nhè nhẹ. Khu vườn không rộng nhưng trồng nhiều loại cây, nhiều nhất là cây ăn quả. Mấy đứa em tôi bảo, ông yêu cây lắm, thấy cây nào lạ cũng đem về trồng.Trong vườn, xanh nhất là cây dủ dẻ. Cây mọc thành bụi rậm, cao lút đầu trẻ con chúng tôi. Những chiếc lá cây màu xanh khoẻ khoắn, mình lá rất cứng, dày đều, cạnh lá trơn láng. Trong tán lá xanh rậm rạp ấy nở nhiều chùm hoa. Năm cánh hoa dủ dẻ màu vàng nhạt, không phải vàng chanh, vàng nghệ, mà là màu vàng của đất. Những cánh hoa rất dày, dày một cách bất thường như được nặn bởi bàn tay khéo léo của những người làm tò he. Hoa không sắc nhưng đầy hương. Dọc hàng rào là những khóm xương rồng cảnh, hoa đủ màu sắc. Góc vườn là cây mít to, sai trĩu quả. Thân cây nâu, có chỗ còn dòng nhựa trắng chảy ra. Cành mít đan xen, lá to như bàn tay người lớn. Từng quả mít nhỏ nằm chen chúc nhau. Hương mít thoang thoảng thật quyến rũ. Đến khi mít chín, quả xanh thẫm. Bên cạnh đó là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quay quần ở góc vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy. Lá chuối bóng láng, xanh tươi. Giàn hoa giấy vấn vít leo trên hiên nhà. Hoa màu đỏ thắm, lá xanh tươi. Cạnh hàng rào là một bụi hoa hồng đỏ thắm. Hoa hồng đỏ rực rỡ như muốn ganh đua với sắc đỏ chói chang của ánh mặt trời. Ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật. Các chú bướm xanh, bướm trắng bay quanh trên các bông hoa. Mấy giò phong lan rực rỡ được treo trên hàng rào. Hoa phong lan mọc thành từng chùm mềm mại, có phong lan vàng như màu vàng của ánh nắng rực rỡ. Có cành lại trắng muốt, màu trắng của những làn mây. Giữa vườn là một cây nhãn xanh tốt. Hoa nhãn không thơm bằng hoa lan, hoa huệ nhưng tôi cảm nhận được cái mùi thơm phảng phất dịu nhẹ đó. Gần đó là cây ổi. Quả ổi tròn, to mọc thành từng chùm. Kế tiếp đó là mấy cây cau cao ngất ngưởng, thân thẳng đứng. Ông tôi còn trồng rất nhiều loại rau. Luống rau xanh được chia ra hai góc: một góc trồng để bán, một góc để ăn hằng ngày. Những cây rau đay lá xanh mướt. Những cây mùng tơi xoăn, ngọn nhô lên như những chiếc vòi voi bé xíu. Trong vườn, có vài đàn chim sẻ sà xuống ríu rít. Góc vườn phía sau là chỗ nuôi gà. Cô gà mái mơ thấy mồi kêu "tục tục" gọi đàn con lại. Mấy chú gà con rối rít chạy lại, tranh nhau mồi. Khi thấy chúng tôi, đám gà con hốt hoảng chạy về núp dưới cánh mẹ. Gà mẹ xù lông, kêu "quác quác" có ý bảo chúng tôi đi. Trên cành cây treo mấy lồng sáo. Con sáo lông đen mượt, mỏ vàng, chân chì lanh lợi trong chiếc lồng bằng nan tre. Mấy đứa nó bảo, con sáo này khôn lắm, bắt chước tiếng người tốt lắm. Cạnh vườn là ao cá. Trong ao, ông thả cá quả, cá rô, cá chép,… Thế mà tôi câu cả buổi mà chẳng thấy con nào cắn câu. Chị em tôi tha thẩn trong vườn, trò chuyện ríu rít. Nào là chuyện học hành, chuyện ở lớp, đủ thứ chuyện,…
Đã hơn năm giờ chiều, tôi sắp phải về Hà Nội. Khi về, ông bà lại đem quà quê. Nào nếp, nào lạc, gói cho mẹ tôi mỗi thứ một chút để cầm về. Mẹ tôi từ chối thế nào cũng không được. Tôi thích lũ trẻ con dễ gần, thích con đường quê vắng vẻ và đặc biệt là khu vườn nhà ông. Tôi ước mong sao trên thành phố cũng có nhiều khu vườn đẹp như khu vườn nhà ông tôi.
Hãy tả một cánh đồng lúa quê em lớp 6. (nhớ tả cánh đồng vào mùa lúa chín, đừng chép trên mạng nha, văn này là miêu tả đó) dài dài nha cỡ 3 trang
BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO BÀI NÀY :
Một buổi sáng chủ nhật đẹp trời, em cùng mẹ đi bẻ ngô. Cánh đồng quê em gần thị trấn Phủ Lỗ cách Hà Nội chưa dầy bốn mươi cây số.
Cánh đồng làng em khá rộng: từ làng ra tới đường quốc lộ xa hơn một cây số và chạy dài theo đường quốc lộ gần hai cây số. Đất đai màu mỡ và tinh hần lao động cần cù đã khiến đồng ruộng quanh năm xanh tươi,bốn mùa đều có nhiều thóc, đậu, ngô, khoai…
Lũy tre dày bao bọc quanh làng. Ra khỏi làng là những đầm sen. Mùa này sen đang lụi nên trông đầm rộng hẳn ra. Kế đó là những ruộng lúa. Từng thửa ruộng to nhỏ khác nhau, mảnh hình chữ nhật mảnh hình thnag… Lúa đang thì con gái đã cao quá bờ nen nhìn xa chỉ thấy một màu xanh mơn mởn liền lạt chạy tít tắp. Sau gần chục ngày mưa phùn gió bấc rét căm căm, trờ mùa đông hôm nay tạnh ráo, quang quẻ và chỉ se se lạnh. Nắng vàng trải nhẹ. Gió đùa vui cùng cây lúa. Đó đây những cây bóng mát cao lớn điểm xuyết trên thảm lúa menh mông Ở một vài thửa ruộng, lác đác đã có mấy người làm cỏ, be bờ. Mấy chú cò bay ngang, màu trắng lấp lóa trong nắng.
Mùa này vùng ruộng sâu trồng được lúa nhưng vùng cạn chỉ trồng hao màu. Đậu xanh, đậu đen chạy dài theo luống. Thân cây thấp,cành lá đu dưa nhue vậy chào người qua lại. Những vồng khoai lùm xùm. Nhìn gần mới thấy những dây khoai còn nhìn xa, chỉ thấy mộ màu xanh lam hoặc tim tím của lá, tùy theo từng giống khoai. Mấy bà mấy chị đang vun luống cho đậu, cho khoai cười nói vui vẻ. Một đàn chim sâu sà xuống vừa xới để kiếm ăn. Gần đường quốc lộ là những vạt ngo cao quá đầu em. Thân cay mập mạp.Lá tỏa dài ken vào nhau. Bắp ngô bám theothaan, mỗi cây chừng hai,ba bắp. Bắp thon dài lớp áo ngoài xanh bóng,chòm râu hung hung mượt mà là còn non. Bắp mập chắc, lớp áo ngoài đã bàng bạc, chòm râu đã sẫm và hơi rũ là vừa ăn. Một bầy chim lích chích trong bài ngô. Tiếng xe ô tô ầm ì và tiếng còi xe pin pin từ đường quốc lộ vọng tới. Sự chuyển mình nhanh chóng của cả một vùng với con đường cao tốc lườm lượp xe cộ ở gần đó và những căn nhà nhiều tầng đua nhau mọc lên đã dôi tới làng quê.
Theo đà đổi mới của đất nước, cánh đồng quê em cũng đang thay đổi. một sự đổi thay âm thầm và mãnh liệt màu xanh mát mắt, trong từng thân lúa thân ngô ngày càng mập mạp, trong từng củ khoai, bắp ngô ngày càng to chắc và thơm ngon… Em yêu tha thiết cánh đồng quê em và tự hào về bước chuyển mình của quê hương em.
Dựa vào các câu văn sau đây, em hãy viết thành 1 đoạn văn tả cảnh đẹp của quê hương:
Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây
Non cao, gió dựng, sông đầy, nắng chang
Xum xuê xoài biếc, cam vàng
Dừa nghiêng, cau thẳng hàng hàng nắng soi
dễ mà để lúc khác mình đọc cho 1bai giờ mk đang bận
Quê hương tôi với bao cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Nào thì những cánh đồng bát ngát hay những đồi núi cao hùng vĩ. Tôi thật tự hào về quê hương mình. Mỗi buổi sáng sớm, những tia nắng chiếu vào những cành lá . Những giọt sương ban mai còn động lại trên những chiếc lá xanh mướt. Từng đàn chim hót vang trời như đang viết một bản nhạc của buổi sớm. Quê hương tôi với cánh đồng lúa chín vàng của mùa hạ. Với những làn gió mát lạnh thoảng qua. Chao ôi! Thiên nhiên đã ban tặng cho quê hương một vẻ đẹp tuyệt mỹ. Một vẻ đẹp huyền bí vào ban đêm nhưng lại tỏa sáng vào ban ngày. Quê hương là niềm tự hào của mỗi con người. Tôi yêu quê hương mình.
Bài 1: Lập dàn ý cho đề bài sau:
a) Trời đang nắng bỗng đổ trận mưa rào. Em hãy tả cảnh đó.
Bài làm:
a. I. Mở bài
Thời gian và không gian gặp cơn mưa.
II. Thân bài
1. Những dấu hiệu ban đầu
-Trời đang sáng bỗng tối sầm lại, gió mang cái lạnh đột ngột đến, một vài hạt mưa rơi loạt soạt trên mái nhà.
Tiếng người í ới gọi trong xóm, tiếng chân chạy khẩn trương cất dọn đồ đạc, thóc lúa, quần áo.
2. Tả cơn mưa
- Hạt mưa rơi nhanh dần với tiếng động mỗi lúc một lớn.
- Mưa càng to, gió càng lớn, tiếng mưa quất vi vút.
- Tiếng sấm rền vang, thỉnh thoảng những tia chớp lóe lên với một mùi khét lẹt.
- Tiếng nước chảy ồ ồ trong các ống máng.
3. Cảnh sinh hoạt trong mưa
- Người đi đường chạy trú mưa vào các nhà, hàng quán bên đường.
- Những người không chạy kịp, bị ướt.
- Trê con dầm mình tắm mưa, thích thú chơi đùa.
4. Cơn mưa ngớt
- Trời quang hẳn ra.
- Một vài giọt mưa rơi nhẹ rồi cơn mưa ngừng hẳn.
III. Kết luận
Sau cơn mưa, trời đẹp và mát mẻ. Mọi người lại tiếp tục công việc của mình.
b) Tả một cảnh thiên nhiên tươi đẹp ở quê em mà em đã có dịp quan sát.
Bài làm:
b.Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).
Thân bài:
a) Tả bao quát:
Màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).
b) Tả chi tiết:
- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị...( Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).
- Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).
Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả.
Bài 2: Cho các chi tiết sau:
- Hình ảnh ông mặt trời mới mọc
- Những cánh chim hải âu
- Mặt biển, nước biển
- Gió
Hãy chuyển các chi tiết trên thành 1 đoạn văn hoàn chỉnh tả cảnh biển lúc bình minh.
Bài làm:
Thiên nhiên tạo hóa đã ban phát cho nhân loại vô vàn điều kì thú bí ẩn và những tài nguyên quý giá. Biển là một trong những điều kì diệu mà con người có được từ bà mẹ thiên nhiên ấy. Khi ngắm biển khiến lòng ta thấy bình yên, nhất là cảnh biển lúc bình minh. Vào dịp hè năm ngoái ,em cùng gia đình đi biển nghỉ mát, ngay buổi tối đầu tiên ở khách sạn , em đã đi ngủ từ sớm đẻ sáng mai thức dậy háo hức đón bình minh trên biển. Biển buổi sớm thật đẹp, yên bình. Không gian tờ mờ chưa sáng rõ thì cuối chân trời đã hửng lên một vầng dương. Mặt trời sắp lên ,bình minh rồi. Mặt biển bấy giờ như được tráng bạc vậy, vài cơn gió sớm mang theo hơi lạnh và hơi muối cuốn lấy làm cơ thể con người ta thật sảng khoái và thoải mái vô cùng.Những cơn gió thổi ngày một to làm rung động những tán dừa xanh tươi bên bờ cát trắng, chúng như đang vấy chào những vị khách du lịch đến đây. Mặt trời bắt đầu lắp ló phía xa, tỏa ra một vệt hồng thắm hòa cùng màu xanh của nước biển thật đẹp mắt. Như một điều kì diệu của tạo hóa, mặt trời lên to tròn rực rỡ từ từ nhô lên khỏi đáy đại dương oai hùng tỏa những ánh sáng làm mặt biển như dát vàng lấp lánh lấp lánh. Khi vùng đông thực sự hiện ra rực rỡ giữa những đám mây trắng chiếu ánh sáng kì diệu xuống vạn vật, mặt biển lóe sáng. Cảnh biển lúc bấy giờ như một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Mọi người trên bờ biển nằm ngắm bình minh , có nhiều người tắm biển vui đùa buổi sớm .Những con sóng bạc đầu ào ào xô vào bờ cát tung bọt trắng xóa như trêu đùa cùng con người. Người ta mải vui đùa , mải chơi với từng đợt sóng ngọn gió mà ít ai để ý tiếng rì rào từ một nơi nào đó hòa chung tạo nên một bài ca bất tận vang mãi tận chân trời , ngợi ca vẻ đẹp của bình minh.
Bài 3: Viết đoạn văn tả cảnh biển lúc hoàng hôn với các chi tiết sau:
- Hình ảnh mặt trời chuẩn bị mọc ( đường nét, ánh sáng)
- Bầu trời
- Mặt nước biển
- Những cánh hải âu và đoàn thuyền đánh cá
- Gió biển
- Bãi cát
- Núi đảo
Bài làm:
Đất nước hình chữ S xinh đẹp có rất nhiều những bãi biển đẹp, nổi tiếng. Tôi không phải là một đứa con miền biển. Nhưng cảnh biển là một thứ hoàn toàn đẹp đối với tôi. Vào mỗi dịp nghỉ hè, gia đình tôi thường đi biển. Cái không khí, cái hơi gió của biển là thứ tôi rất thích. Và vẻ đẹp của biển lúc hoàng hôn là cảnh sắc gây ấn tượng với tôi nhất. Hoàng hôn trên biển vừa buồn, vừa lãng mạn. Trên bờ cát trắng, tôi ngồi ngắm hoàng hôn. Biển vắng hôm nay chỉ có mình tôi còn ngồi lại. Chờ hoàng hôn lên, tôi tranh thủ nghịch cát, nghịch nước, nghịch gió. Thủy triều đã lên rồi, những cơn sóng táp mạnh vào bờ đem theo hơi nước. Những cơn sóng dạt vào lại kéo nhau ra như xô đẩy, như muốn níu giữ, lưỡng lữ một điều gì mà không ở lại với bờ cát mịn lâu hơn. Những phiến đã cao to hơn người tôi như cố vươn ra để đón lấy những cơn sóng xô vào bờ. Mặt trời đã từ từ lặn xuống. Trước mắt tôi lúc này và một vầng mặt trời đỏ hồng, to tròn như một cái mâm đồng khổng lồ. Vầng hào quang, ánh sáng nó phát ra một màu vàng đỏ nhuốm lên cả vạn vật. Màu sắc ấy nhuốm lên nước biển, nhuốm lên bờ cát, nhuốm lên cả bầu trời. Nước biển xanh trong giờ là một màu vàng chếnh choáng sóng. Bờ cát trắng cũng hắt lên cái ánh sáng trầm mặc kia. Trên bầu trời cao, những chú hải âu bay lượn. Dường như, bộ lông trắng của nó cũng nhuốm cái mầu cam cam, đỏ đỏ của ánh mặt trời lúc hoàng hôn. Rồi cứ thế, mặt trời dần dần lặn xuống biển mất hút. Từ từ, từ từ, từng phần nhỏ của chiếc mâm đồng khổng lồ kia chìm xuống mặt biển. Những ánh sáng mặt trời phát ra cũng dần yếu ớt đi. Chỉ trong phút chốc, mặt trời đã khuất hẳn, những tia sáng cuối cùng của nó vẫn vương vấn chưa vụt tắt hẳn ở phía chân trời kia. Những ngôi sao đêm đã lấp lánh, màn đêm đã buông xuống. Tiếng sóng biển như rõ hơn, mạnh hơn, phả vào người tôi một cảm giác lành lạnh. Tôi quay gót, trở về phòng.
Câu 1
b.Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).
Thân bài:
a) Tả bao quát:
Màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).
b) Tả chi tiết:
- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị...( Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).
- Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).
Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả.
lam mot bai van ta ve nang thang ba trong do su dung cac bien phap tu tu ma da hoc o lop 6.Nhanh gium
Từ nhỏ đến giờ không biết bao nhiêu lần được ngắm trăng rồi nhưng có lẽ cái đêm trăng ấy, một đêm trăng ở đồng bằng quê nội đã để lại cho em một ấn tượng đẹp đến kì lạ. Mãi mãi em không bao giờ quên được. Đó là cái đêm trăng rằm tháng bảy mà bố mẹ cho em về quê dự lễ đáo tế của ông nội.
Ngay khi hoàng hôn vừa tắt, trên bầu trời bao la, hàng nghìn hàng vạn những ngôi sao nhấp nháy. Chỉ có ngôi sao chiều là sáng nhất, đứng kiêu hãnh một mình như một thiếu nữ đẹp giữa bức tranh trời thu. Màn đêm dần dần buông xuống. Mọi nhà trong xóm đă lên đèn từ bao giờ. Ngoài đồng, đom đóm lập lòe tưởng như muôn vàn những vì sao nhấp nháy cuối trời xa.
Chỉ ít phút sau, mặt trăng bắt đầu ló dạng. Lúc đầu, nó giống như một cái đèn lồng bị che khuất một nửa, mặt cắt nằm phía dưới, rồi từ từ nhô lên, tròn vành vạnh, lơ lửng giữa không trung, như một cái đèn lồng khổng lồ chiếu những ánh sáng vàng dịu xuống vạn vật. Em bước ra ngõ nhìn về phía trăng mọc. Một lúc sau, trăng gối đầu lên rặng cây lờ mờ ở chân trời xa tít, để rồi sau đó lấp ló trên ngọn tre già. Bầu trời bây giờ trong vắt. Hàng trăm đốm sao rải rác trên nền trời lúc ẩn lúc hiện. Có lẽ trăng sáng quá làm cho chúng mờ đi chăng? Tuy vậy, em vẫn thấy chúng đẹp và đáng yêu, bởi chúng là những viên ngọc quý tỏa ánh sáng hiếm hoi cho những đêm vắng bóng chị Hằng Nga.
Bây giờ thi trăng đã lên cao tỏa ánh sáng dìu dịu, nhuộm một màu bạc khắp ruộng đồng, thôn xóm, làng mạc. Cạnh nhà Nội, dòng sông long lanh gợn sóng lăn tăn như hàng trăm con rồng nhỏ đang lượn múa. Và kia nữa, mái tôn của. những ngôi nhà phía trái phản chiếu ánh trăng óng ánh. Ánh vàng còn phết lên những thảm cỏ xanh và vườn rau sau nhà tạo nên một mảng sáng nhờ nhờ, bàng bạc. Bóng nhà, bóng cây in rõ thành những vầng đen nhạt trên mặt đất. Thỉnh thoảng, gió hiu hiu thổi, cỏ cây lay động xào xạc. Những bóng đen của cây cối lắc lư, thay dạng đổi hình như những “bóng ma” chận chờn…
Trong xóm, hầu hết mọi nhà tụ họp ở ngoài sân. Người lớn thì hóng mát, ngắm trăng. Mấy chị thì đan võng, dệt chiếu, sàng gạo vừa cười vừa nói vui vẻ. Trẻ em nô đùa chạy nhảy khắp sân. Cả đến những chú chó cũng ra sân hóng gió hoặc ra đường nhìn trước, ngó sau rồi cất tiếng sủa vu vơ…
Ngoài đồng, quang cảnh thật vắng lặng, tĩnh mịch. Muôn vật say sưa tắm ánh trăng trong. Gió đồng lồng lộng thổi, thảm lúa xanh rập rờn, nhấp nhô như những làn sóng ngoài biển khơi. Nước bắt đầu lên trong các mương, rãnh chảy róc rách. Côn trùng đó đây cất tiếng kêu ra rả. cỏ cây ngoài vườn thầm thì nhỏ to. Càng về khuya, không gian càng tĩnh mịch. Vạn vật như đang say sưa trong giấc ngủ êm đềm. Chỉ duy có loài côn trùng vẫn ra rả hòa âm những khúc nhạc muôn thuở về đêm. Ánh trăng đẹp cùng hơi sương mát dịu ru ngủ muôn loài. Em trở vào nhà đánh một giấc ngon lành cho đến sáng. Khi em tỉnh giấc ánh trăng đã nhợt hẳn đi nhường chỗ cho ánh bình minh thức dậy. Mọi vật sau một đêm tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi dưới ánh trăng dịu, giờ đây cũng đang bừng trỗi dậy, mình ngậm những giọt sương mai.
Đứng giữa đồng quê ngắm cảnh trăng đẹp và nghe khúc nhạc kì diệu của thiên nhiên, em cảm thấy tâm hồn mình lâng lâng. Tiếc là ngày kia em đã phải trở về thành phố rồi. Thôi, hẹn vầng trăng rằm nơi đồng nội một dịp khác nhé.
Bài văn do thầy cô soạn trên hoc24.Tả cảnh cánh đồng lúa
Em tham khảo nhé !
Quê hương - hai tiếng giản dị mà nặng trĩu ân tình. Ai sinh ra chẳng có một quê hương - một bến đỗ cuộc đời. Quê hương là vòng tay yêu thương của cha mẹ, là câu chuyện bà kể hằng đêm, là cánh diều vi vu trong gió, là trò đuổi bắt tinh nghịch của lũ trẻ trong xóm,... Quê hương vốn rất đỗi bình dị, thân thương như thế. Với em, quê hương còn là hình ảnh một buổi sáng trên cánh đồng.
Bây giờ đã bắt đầu sang giữa mùa hạ. Cả thôn xóm bừng lên trong những ngày hè sôi nổi. Hôm nay, em dậy sớm hơn thường lệ, nhanh nhảu cùng mẹ ra đồng. Ngày hè vốn thế, vẫn còn sớm mà trời đã hửng sáng. Ông mặt trời vẫn còn ngái ngủ, mới chỉ kịp nhô mình khỏi rặng tre đầu làng. Nắng không gắt, không chói chang như độ giữa trưa. Những tia nắng dịu nhẹ, óng ánh như những sợi kim tuyến giăng mắc ở cành cây, kẽ lá, ẩn hiện trên mái đầu của các mẹ, các cô. Bầu trời cao, rộng với những đám mây lững thững trôi như còn chưa kịp tỉnh giấc. Cơn gió nồm nam thổi mát rượi. Gió như đang chơi trò đuổi bắt sớm mai, lúc ẩn, lúc hiện, lúc mơn man, lúc im lặng. Một không gian trong lành với hương hoa ngọc lan thoang thoảng đâu đây. Trong những tán cây rợp bóng ven đường, chim chào mào, sáo sậu đã kịp mình thức dậy, chúng cất lên những tiếng hót trong trẻo như bài nhạc chào ngày mới. Con sông nhỏ cạnh cánh đồng, từng đợt sóng nhỏ xô nhau, cá quẫy nước thích thú.
Em lon ton theo mẹ ra cánh đồng. Chao ôi! Một không gian rộng lớn làm sao! Nhìn từ xa, cánh đồng như dải lụa mềm vàng óng vắt chẳng biết đâu là cuối cùng. Điều đầu tiên em cảm nhận được chính là hương lúa chín quyện trong gió mát lành. Một mùi thơm dễ chịu, mùi của sự trù phú, ấm no. Những cây lúa chỉ cao chừng một mét đang oằn mình đỡ những bông lúa trĩu hạt như người mẹ vĩ đại ôm ấp đứa con thơ. Nắng vàng lấp lánh qua những bông lúa nặng trĩu. Chắc hẳn mùa này sẽ bội thu - em thầm nghĩ như thế khi đứng trước cánh đồng lúa chín bao la như thế. Xa xa, cánh cò trắng nào chao liệng bay. Dưới gốc lúa, chú ếch con nhảy qua bên này bên khác. Một khung cảnh quá đỗi nên thơ và làm lòng người khó cưỡng lại.
Đứng trước cánh đồng lúa chín, em như ngây ngất trước vẻ đẹp bình yên ấy. Em dạo quanh một vòng quanh thửa ruộng nhà mình, ngắm nghía thích thú. Ô kìa! Chú châu chấu, cào cào đang ẩn mình trong lá xanh. Dường như khung cảnh này làm em quên đi sự trôi chảy của thời gian. Mãi đến khi nắng vừa lên mạnh hơn, xôn xao tiếng nói cười của các bác nông dân ra đồng, em mới biết trời đã sáng thật rồi. Những nụ cười mãn nguyện của các bác nông dân khi đứng trước cánh đồng lúa, tiếng chim hót không ngừng trong những tán cây, cá từng đàn quẫy nước tung tăng ở dòng sông cạnh đó,... khiến em càng thêm yêu và tự hào về quê hương mình.
Em yêu cái cảm giác mỗi sớm thức giấc, lang thang từng bước ra cánh đồng làng, hít thở bầu không khí trong lành, đón nhận một ngày mới bắt đầu từ hương lúa chín ngọt ngào. Chợt đó, những câu thơ của Nguyễn Đình Thi như sống dậy trong em:
"Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn?"
Em tham khảo :
Quê em có cánh đồng lúa chín vàng, cứ mỗi khi về quê là hàng lúa lại đung đưa chào đón em.
Các bn biết không cánh đồng đẹp nhất là vào buổi sáng tinh mơ, chúng đang cùng nhau tắm sương. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bạc làm cho cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Ánh nắng ban mai đã tỏa sáng khắp nơi trên cánh đồng. Cánh đồng lúa chín vào mùa hè, cái mùa khô nóng, ánh nắng chói chang. Chúng hiện lên với tất cả nét đẹp giản dị của nó trong ánh mặt trời. Hàng ngàn bông lúa vàng tươi, chắc nịch, cong oằn, ngả đầu vào nhau. Đến mùa, cánh đồng lúa phủ một màu vàng óng mượt, thật đẹp mắt, êm dịu đến lạ thường. Cánh đồng được chia thành những ô nhỏ bằng những bờ ruộng cao được các bác nông dân đắp nên để ngăn nước trong ruộng tràn ra. Những cây lúa được chăm bón kỹ lưỡng cho tới ngày được thu hoạch. lúa chín vàng đẹp mắt bên ruộng đồng là thành quả của những giọt mồ hôi ngày đêm của các bà các bác nông dân.
Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Viết đoạn văn tả cảnh bình minh quê em ( không chép mạng)