Bài 9: Lịch sự, tế nhị

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hong Ngoc Khanh
Xem chi tiết
Isolde Moria
29 tháng 11 2016 lúc 17:22

Vào giờ học văn , em đang nghe giảng thì bị 1 một bên canh trêu . Em tức quá hét lớn lên mắng bạn ấy .=> Hành vi của em là thiếu lịch sự , không tôn trọng cô giáo . Đáng ra em nên thưa cô hoặc nhắc bạn trong giờ ra chơi .

Nguyễn Trần Thành Đạt
29 tháng 11 2016 lúc 21:21
Hành vi thể hiện thái độ tế nhị, lịch sựHành vi không thể hiện thái độ tế nhị, lịch sự
Giữ trật tự khi ở nơi công cộngHét to, nhảy múa, ca hát không đúng lúc ở nơi công cộng
An ủi bạn khi bạn bị các bạn khác trêu trọc vào vấn đề tế nhịBắt đua các bạn trêu trọc một bạn bị "đái dầm" trong lớp
Luôn lắng nghe thầy cô giảng bàiCáu gắt, hét to khi thầy cô giảng bài

 

banoheto
29 tháng 5 2017 lúc 20:33
Hành vi. Thể hiện biểu hiện lịch sự Thể hiện biểu hiện không lịch sự.
Đi ra đường phải ăn mặc lịch thiệp,tế nhị X
Nói leo và làm ồn trong lớp. X
Trêu chọc, nô đùa một bạn có tật xấu trong lớp. X
Ngoan ngoãn, vâng lời thầy, cô trong lớp. X

Hong Ngoc Khanh
Xem chi tiết
Isolde Moria
29 tháng 11 2016 lúc 17:20

Hãy chọn những biểu hiện thể hiện lịch sự, sự tế nhị :

Nói nhẹ nhàng

Nói dí dỏm

Thái độ cục cằn

Cử chỉ sỗ sàng

Ăn nói thô tục

Biết lắng nghe

Biết cảm ơn, xin lỗi

Nói trống không

Nói quá to

Quát mắng người khác

Biết nhường nhịn

Lưu Hạ Vy
29 tháng 11 2016 lúc 17:22

Hãy chọn những biểu hiện thể hiện lịch sự, sự tế nhị :

Nói nhẹ nhàng

Nói dí dỏm

Thái độ cục cằn

Cử chỉ sỗ sàng

Ăn nói thô tục

Biết lắng nghe

Biết cảm ơn, xin lỗi

Nói trống không

Nói quá to

Quát mắng người khác

Biết nhường nhịn

Chúc bn hok tốt !

Trần Nguyễn Hữu Phât
29 tháng 11 2016 lúc 18:48

Bài 9: Lịch sự, tế nhị

Đinh Trần Minh Quang
Xem chi tiết
Sáng
2 tháng 12 2016 lúc 19:59

Lịch sự : là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
- Tế nhị : là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá.
1. Tìm hiểu tình huống
Điểm giống và khác nhau giữa lịch sự và tế nhị.
- Giống nhau: Lịch sự, tế nhị đều chỉ cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định xã hội.
- Khác: Tế nhị là sự khéo léo trong giao tiếp, ứng xử

Đinh Trần Minh Quang
4 tháng 12 2016 lúc 10:25

ban tra loi sai roi

Vũ Vân Anh
Xem chi tiết
Hoàng Thanh Mai
3 tháng 12 2016 lúc 21:49

- Thể hiện sự trân trọng với người xung quanh, và sự tự trọng bản thân mình.
- Thể hiện trình độ văn hoá của mỗi người.
- Giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người.
- Phải biết tự kiểm soát bản thân mình trong giao tiếp.

 

Phạm Ngọc Anh
4 tháng 12 2016 lúc 20:08

Ý nghĩa của lịch sự , tế nhị :
-Giao tiếp lịch sự , tế nhị thể hiện mình là người có văn hóa , đạo đức và được mọi người xung quanh yêu quý

- Lịch sự , tế nhị góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người , làm chho mọi người cảm thấy dễ chịu . Giúp bản thân dễ hòa hợp và cộng tác với mọi người

Đỗ Yến Nhi
23 tháng 12 2016 lúc 4:22

Ý nghĩa của lịch sử , tế nhị là :

- Thể hiện người có trình độ văn hóa , đạo đức .

- Tạo môi trường giao tiếp thân mật để học hỏi , giúp đỡ lẫn nhau ,

- Được mọi người yêu mến , trân trọng , tin tưởng .

Chúc bạn học tốt !!!!!

Uchiha Sasuke
Xem chi tiết
Trần Thị Mỹ Bình
2 tháng 1 2017 lúc 23:34

Tiên học lễ, hậu học văn’’ là bài học đầu khi bước chân vào lớp một. Nhưng lớn lên, rất nhiều học sinh đã lãng quên điều đó, để rồi có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa với thầy cô, bạn bè, người lớn tuổi ngay trong môi trường giáo dục. Đây là vấn đề cấp thiết không chỉ của nhà trường mà toàn xã hội phải quan tâm.

Ứng xử thiếu văn hóa là tình trạng xuống cấp của văn hóa học đường được hiểu là tình trạng xuống cấp trong lối giao tiếp ứng xử giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với thầy cô. Có thể thấy ứng xử thiếu văn hóa diễn ra ở nhiều nơi, đang dóng lên hồi chuông cảnh báo cho xã hội hiện nay .

Đi giữa sân trường chúng ta có thể nghe thấy những câu nói tục, chửi bậy của một số bạn học sinh - một hành vi ứng xử thiếu văn hóa của các cô cậu được xem là nam thanh, nữ tú. Nhiều bạn học sinh cho rằng chửi bậy, nói tục là một phương pháp hiệu quả để giảm căng thẳng, stress thậm chí còn cho đó là “cá tính” của mình, dám nói tức là dám thể hiện cá tính. Hơn thế nữa, hằng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng xuất hiện rất nhiều những phát ngôn gây sốc của các thần tượng nổi tiếng khiến các bạn học sinh lầm tưởng đó là cách gây được sự chú ý, lập tức tung hê và áp dụng ngay vào trong trường học. Ai cũng biết rằng lứa tuổi học trò không ai là chưa từng sai phạm lỗi lầm. Không ai dám tự nhận mình là hoàn hảo. Nhưng các bạn học sinh hiện nay đang cố gắng thể hiện cá tính một cách không đúng đắn. Khi cắp sách đến trường chúng ta khó tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với bạn bè. Trước đây, những xích mích đó chỉ là những chuyện bình thường, tranh luận để tìm ra cái sai, để tập nói tiếng xin lỗi, cám ơn và đôi khi lại có thêm bạn mới. Nhưng hiện nay, những xích mích không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà nó vượt ra ngoài xã hội. Gần đây, dư luận bàng hoàng với các video đăng rầm rộ trên mạng xã hội các vụ đánh nhau của học sinh mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các clip trên đều là học sinh nữ . Các bạn học sinh nam nữ hiện đại có lẽ đang xem nhẹ việc bạo lực học đường . Cứ ngỡ cách ứng xử thiếu văn hóa của các bạn học sinh chỉ dừng lại ở đó, nhưng không - ngoài chửi thề, nói bậy, cãi vã thì còn có bạn cãi lại thầy cô. Thầy cô là người chúng ta phải mang ơn thật nhiều nhưng có lẽ một số bạn học sinh đã không nhận ra điều đó. Chỉ ở việc nhỏ nhặt nhất là cúi chào thầy cô thôi mà cũng thật khó khăn. Một số bạn xem việc chào thầy cô thật vất vả. Khi thầy cô quan tâm khuyên nhủ thì lòng “ tự ái” đã lấn át tất cả mọi thứ và họ cãi lại thầy cô. Một cách ứng xử khác là việc sai phạm nội quy trường lớp ở một số học sinh nữ trong việc tô son đánh phấn và các bạn nam có các kiểu tóc phản cảm...

Nếu như cứ than trách về cách ứng xử của học sinh, thì có lẽ chúng ta cũng nên nhìn xem điều gì đã khiến các bạn ấy như vậy ? Điều gì đã khiến các bạn ấy trở thành một bộ phận học sinh của nhà trường thiếu văn hóa trong cách ứng xử? Đầu tiên có lẽ là sự giáo dục từ gia đình. Vì nhiều lí do khác nhau mà cha mẹ các bạn học sinh không thể quán xuyến được con em mình, không trang bị cho con em kĩ năng sống. Có thể tổ ấm gia đình tan vỡ, cha mẹ không gương mẫu, nuôi dạy con cái không đúng cách là một trong những lí do cốt lõi đưa đầy các bạn học sinh đến tình trạng phạm tội, sống ngoài vòng pháp luật và tạo thêm sức ép cho xã hội . Bên cạnh đó, trên các trang mạng xã hội có trò chơi trực tuyến gây ảnh hưởng không ít đối với các bạn học sinh. Một số bạn thường xuyên chơi game online – loại hình giải trí đông người tham gia - dẫn đến việc nghiệm game rồi trở thành “con nghiện” và quên cuộc sống thực của mình, sa đà vào cuộc sống ảo giác và thực hiện những hành vi bạo lực, những hành vi vi phạm pháp luật . Cách ứng xử thiếu văn hóa lại càng rõ hơn khi các bạn học sinh thích thể hiện cá tính của mình không kiểm soát được hành vi và rất dễ bị kích động . Tất cả những cách ứng xử trên không tốt đối với học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường .

Chúng ta cần phải nhìn nhận và thay đổi lại bản thân, phân biệt được điều đúng, sai và học theo những việc làm tốt. Cần có sự chung tay góp sức của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình cần quan tâm con em mình nhiều hơn nữa. Trường học chú trọng nâng cao văn hóa ứng xử của học sinh. Cần có nhiều bài học về đạo đức và cách ứng xử của học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội. Bên cạnh đó cần đặt ra những hình phạt nghiêm khắc cho các học sinh vi phạm.

Dân gian thường nói “có tiền mua tiên cũng được”. Tiền có lẽ giúp chúng ta được nhiều việc, tiền có lẽ mua được nhiều thứ quý giá nhưng lại không bao giờ mua được nhân cách của một con người. Cho dù có tài giỏi thế nào mà không có nhân cách thì cũng là người không tốt. Cái quan trọng nhất của một con người cớ sao ta không gìn giữ, cớ sao ta lại làm cho nó xuống cấp? Nhìn qua cách ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận học sinh trong nhà trường, em cảm thấy mình cần rèn kỹ năng sống và hoàn thiện bản thân hơn. Bên cạnh đó, tất cả học sinh cần có ý thức hơn trong việc giữ gìn lối sống văn hóa, để tạo một mội trường học tập lành mạnh, thân thiện.

#Nguồn: Google Hỏi đáp Giáo dục công dân

Ngốc
Xem chi tiết
Phương Anh (NTMH)
6 tháng 12 2016 lúc 14:27

Em đã thể hiện lịch sự tế nhị trong uộc sống là:

+ Lễ phép với mọi người nhất là người lớn hơn mình

+ Nói năng đàng hoàng , không nói cộc lốc

+ Kính trên nhường dưới

+ ........

Phương Thảo
6 tháng 12 2016 lúc 14:42

Biểu hiện :

_ Biết lắng nghe

_ Biết nhường nhịn

_ Biết nói cảm ơn , xin lỗi

_ Nói nhẹ nhàng

Nguyễn Duy Khang
1 tháng 12 2017 lúc 15:30

Ăn nói nhẹ nhành

Biết lắng nghe

Biết xin lỗi, cảm ơn

Thấy người lớn phải chào

Ăn mặc gọn gàng

Biết nhường nhịn

Không nói to

Không quát lớn

Cử chỉ nhẹ nhàng

AOKI REIKA CURE BEAUTY
Xem chi tiết
Dạ Nguyệt
5 tháng 12 2016 lúc 21:06

- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

- Ăn trông nồi, ngồi trông hướng

- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

- Lời chào cao hơn mâm cỗ

 

Sarah Nguyễn
6 tháng 12 2016 lúc 8:15

- Một sự nhịn, chín sự lành

- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

- Đất xấu trồng cây khẳng khiu

Những người thô tục nói điều phàm phu.

- Rượu nhạt uống mấy cũng say

Người khôn nói mấy dẫu hay cũng nhàm.

- Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Phạm Ngọc Anh
7 tháng 12 2016 lúc 19:29

-Ăn trông nồi , ngồi trông hướng

-Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe

-Đất xấu trồng cây khẳng khiu

Những người thô tục nói điều phàm phu

-Lời chào cao hơn mâm cỗ

-Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Vũ Vân Anh
Xem chi tiết
Bảo Ngọc
8 tháng 12 2016 lúc 21:13

- tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa mọi người

- được mợi người trân trọng, yêu mên, tin tưởng

- bản thân tự tin hơn trong cuộc sống

Đinh Phước Hoàng
3 tháng 12 2017 lúc 17:36

- Thể hiện sự trân trọng người xung quanh và tự trọng bản thân mình.

- Không gây hiểu lầm cho mọi người, tạo môi trường giao tiếp thân mật để để học hỏi, giúp đở lẫn nhau.

- Thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của mổi người.

Tuyet Trinh Le
21 tháng 1 2018 lúc 13:35
Tạo nên một môi trường giao tiếp thân mật để học hỏi lẫn nhau, cùng giúp đỡ nhau. Được mọi người trân trọng, yêu mến và tin tưởng. Bản thân tự tin hơn trong cuộc sống Thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của mỗi người.
 Phương Linh
Xem chi tiết
hue phuong sinh 6/12
8 tháng 12 2016 lúc 22:31

cách chào của một số nước là:

việt nam:cười

ấn độ:chạm chân hoặc ôm

trung quốc:cúi chào

Vùi Ngọc Khánh
Xem chi tiết
CÔNG CHÚA THẤT LẠC
12 tháng 4 2017 lúc 11:08

Trong xã hội ngày nay, học sinh là những người tiến bước cho thế hệ tương lai thì cần phải có cách ứng xử tốt lịch sử với mọi người. Bên cạnh đó còn có vài người đi ngược với điều đó. Vậy ứng xử là gì ?
Ứng xử là quá trình giao tiếp, xử lí, giải quyết vấn đề trước mắt mình và nói năng với người khác trong cộng đồng. Ứng xử phải có lòng tự trọng , lịch sự và khiểm tốn để vừa lòng người nghe vừa dễ chịu lời mình nói.
Trong học sinh hiện nay, có một số học sinh ứng xứ rất tốt. Thầy cô đến là các học sinh khoanh tay chào và nói chuyện rất lễ phép. Bạn bè trong trường nói năng hòa đồng, cởi mở lẫn nhau. Thế nhưng trong trường lại có những bạn nói năng, ứng xử khiến chúng ta không hài lòng. Một số bạn dùng những từ nói tục chửi thề, nói như đánh vào tai, ăn nói vô cùng bất lịch sự, gây mất đoàn kết với mọi người xung quanh
Ứng xử chính là thước đo của người học sinh. Người học sinh ứng xử tốt luôn được bạn bè thương yêu, thầy cô trân trọng và mọi người quý trọng. Người không ứng xử tốt sau này sẽ không có ai bên cạnh, trở thành người không có ích cho xã hội.
Vì vậy, chúng ta phải biết cách dùng từ ngữ và xử lí cho tốt và tránh xa những lời nói bất lịch sự, hành động không thể chấp nhận để mọi người có thể gần nhau hơn
Ứng xử của học sinh rất cần cho chúng ta ngay bây giờ. Chúng ta phải ra sức rèn luyện cách ứng xử với mọi người, ăn nói dễ nghe, cùng nhau học tập để trở thành những người công dân có ích cho xã hội.

CÔNG CHÚA THẤT LẠC
12 tháng 4 2017 lúc 11:09

Văn hóa giao tiếp là cách thức mà con người ta cư xử với những người khac trong xã hội.
"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".
Thứ nhất là về cách ăn nói, giao tiếp giữa người với người: là người mang trong mình cái gọi là "có văn hóa" thì luôn luôn cư xử đúng mực, và kèm theo đó là cách ăn nói đúng đắn, nói là để cho người khác nghe, nên việc ứng xử có văn hóa cũng là khi con người ta biết nói dễ dàng đưa vào tai người khác.
Những kiểu lời nói thô tục thì chẳng thể nào gọi là văn hóa.
Thứ hai là về những điều mà con người ta làm: những việc như chửi tục, đánh bậy với người khác không vì bất cứ lí do gì hay là tại bực quá mà ko biết kìm chế bản thân, buông nên những lời khiến người khác phải hoảng sợ, khi đó cái gọi là văn hóa đang chìm khuất ở đâu.
....
Đau lòng hơn là hiện nay, giới trẻ phần nhiều đã mất đi "văn hóa giao tiếp" cho riêng mình. Điều mà mỗi trường học đều đặt lên hàng đầu khi giáo dục học sinh. Là những kẻ được hưởng nền văn hóa toàn diện, nhưng khi thử so sánh với những con người khác, mặc dù ít học nhưng lại biết cách cư xử với người khác. Thử hỏi, văn hóa đã mất dần khi con người ta học nhiều mà thấm vào người thì chẳng đc bao nhiêu.
Việc "ứng xử có văn hóa" không chỉ làm đẹp mặt cho bản thân mà còn cho người khác cái cảm giác vui. Và tự ban cho mình một niềm tin tưởng với người khác khi ta tiếp xúc.
Người với người phải biết làm mọi cách để hiểu được nhau, điều mà con người cần để làm được là "văn hóa giao tiếp".

CÔNG CHÚA THẤT LẠC
12 tháng 4 2017 lúc 11:09

bạn muốn viết đoạn nào cx đc hết