Bài 5 : Yêu thương con người

Nguyễn Ngọc Khả Nguyên
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
18 tháng 9 2016 lúc 15:59
Lòng yêu thương con ngườiLòng thương hại
- Xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng- Xuất phát từ động cơ vụ lợi, cá nhân
- Nâng cao giá trị con người- Hạ thấp giá trị con người

 

Bình luận (0)
Thế giới của tôi gọi tắt...
18 tháng 9 2016 lúc 16:01

Yêu thương,

Không phải là những tuyên bố to lớn, mà là những chuyện nhỏ bé đơn sơ và không có lý do..
Đó là lời nói : “bạn có uống cà phê không? Bạn có mệt không Tôi có thể làm gì cho bạn…”
Đó là một cú điện thoại, đó là một lá thư, đó là một chuyện ngạc nhiên nho nhỏ, đó là một lời mời của con tim, đó là đi dạo với nhau..

Đó là làm một số việc cho người ấy, không lý do, không tính toán…Đó là tiếp đón người ấy đúng như ấy là vậy, lắng nghe người ấy với con tim, không hấp tấp vội vã…

Đó cũng là nhìn người ấy với cặp mắt của trái tim và cặp mắt của tâm hồn.
Lời nói có thể dối gạt, nhưng cái nhìn không lừa dối đâu…

YÊU THƯƠNG
Đơn giản là ở đấy, không những với thân xác, nhưng với cả tâm hồn mình… Là nói: “Tôi yêu thương bạn”. Tại sao lại phải chờ đến khi người ta chết rồi mới nói là ta thương yêu họ?…

YÊU THƯƠNG…
Đó là không phê phán, không chỉ trích, không kết án. Đó là có thể nói:
“Nếu tôi ở vào chỗ của bạn, tôi cũng không thể làm hơn thế đâu.” Đó là cũng có thể nói không chút ghen tỵ: “Những gì bạn đã làm thật là khéo”.

YÊU THƯƠNG
Chỉ đơn giản như thế thôi. Không có gì phức tạp cả. Nhưng nếu tình yêu không ở trong ta, chúng ta thiếu mọi sự trong cuộc đời…
Khi ai có đặc quyền yêu thương và được yêu thương, cuộc đời thành phi thường. Làn hơi ấm tỏa lan ấy, ánh sáng trong tâm hồn và trong mắt ấy…

Xin vui lòng gửi sứ điệp này cho những người mà bạn yêu thương.
Cho những người đã chạm đến Cuộc Đời bạn cách này cách khác.
Cho những người đã làm bạn mỉm cười khi bạn thật sự cần đến.

Cho những người làm cho bạn thấy được khía cạnh tươi sáng nhất của các sự việc khi bạn thật sự xuống tinh thần.
Và cho những người mà bạn muốn nói với họ rằng Tình Bạn và Tình Yêu của họ được đánh giá cao.
Còn nếu bạn không làm gì cả , bạn đừng lo lắng, không xảy ra chuyện gì xấu đâu.
Chỉ có điều là bạn sẽ hụt mất một cơ hội làm rạng sáng ngày sống của một người nào đó bằng một sứ điệp TÌNH YÊU.

Bình luận (0)
Thế giới của tôi gọi tắt...
18 tháng 9 2016 lúc 16:02

còn " thương hại " là từ đinh nghĩa cho một cảm xúc trực quan hoặc trực tưởng về một hoàn cảnh đang gánh chịu thảm cảnh " tai ương họa hại ". 

Bình luận (0)
phithithungan
Xem chi tiết
Tiramisu Tiramisu
19 tháng 9 2016 lúc 19:49

TĐN là j vậy pn

Bình luận (2)
Thân Thị Phương Trang
19 tháng 9 2016 lúc 22:09

tập đọc nhạc số 2 lí dĩa bánh bò á

Bình luận (0)
Công chúa Sakura
20 tháng 9 2016 lúc 7:37

TĐN lớp mấy, bạn nói rõ ra đi

Bình luận (0)
Công chúa Sakura
Xem chi tiết
Linh Phương
20 tháng 9 2016 lúc 7:58

Câu1

- Có tấm lòng yêu thương rộng lượng

_ Thấy nghèo thì giúp, đừng cười chê bôi người khác

_ Không xúc phạm đến danh phẩm người khác

_ Kính trên dường dưới

_ Giao tiếp văn hóa, lịch sự

Câu 2:

   Đừng hỏi người ngoài mà hãy hỏi tại sao sao cậu lai yêu thương bố mẹ và người thân bên cạnh mình hả . bây giờ tớ sẽ trả lời câu hỏi của cậu này .con người ta sinh ra đã có tình yêu của người thân và bạn bè rồi còn chuyện tình yêu của nam nữ cũng đã như thế rồi nếu không có tình yêu của bố mẹ và người thân thì cậu sẽ không vượt qua mọi thách thức và mọi dào cản trong cuộc sông và niềm hanh phúc để chia sẽ.còn chuyện tình yêu nam nữ cũng gần giống như thế nhưng tinh yêu của nam nữ cũng có điểm khác cậu ạ .thôi nhé câu trả lời này không thể giải thích đươc hết đâu cậu ạ mà phải chính mình suy nghĩ với hiểu được cậu ạ .chúc cậu hiểu đươc cậu này nhanh chóng.

 Chúc bạn học tốt! hihi

Bình luận (1)
Phường Trần
23 tháng 10 2018 lúc 19:31

Câu1

- Có tấm lòng yêu thương rộng lượng

_ Thấy nghèo thì giúp, đừng cười chê bôi người khác

_ Không xúc phạm đến danh phẩm người khác

_ Kính trên dường dưới

_ Giao tiếp văn hóa, lịch sự

Câu 2:

Đừng hỏi người ngoài mà hãy hỏi tại sao sao cậu lai yêu thương bố mẹ và người thân bên cạnh mình hả . bây giờ tớ sẽ trả lời câu hỏi của cậu này .con người ta sinh ra đã có tình yêu của người thân và bạn bè rồi còn chuyện tình yêu của nam nữ cũng đã như thế rồi nếu không có tình yêu của bố mẹ và người thân thì cậu sẽ không vượt qua mọi thách thức và mọi dào cản trong cuộc sông và niềm hanh phúc để chia sẽ.còn chuyện tình yêu nam nữ cũng gần giống như thế nhưng tinh yêu của nam nữ cũng có điểm khác cậu ạ .thôi nhé câu trả lời này không thể giải thích đươc hết đâu cậu ạ mà phải chính mình suy nghĩ với hiểu được cậu ạ .chúc cậu hiểu đươc cậu này nhanh chóng.

Chúc bạn học tốt! okvuiMong sẽ được giúp bạn nhiều hơn !

Bình luận (0)
sakura
Xem chi tiết
Isolde Moria
21 tháng 9 2016 lúc 11:36

Trong đời sống đang phát triển mạnh mẽ về công nghệ, máy móc, con người có thể kiếm được nhiều tiền hơn, giàu có hơn, nhưng có một thứ dường như có biểu hiện vơi đi, đó là sự quan tâm giữa người với người? Cuộc sống công nghiệp với những tất bật và tốc độ vận động quá nhanh khiến người ta hẫng hụt đến mức ít quan tâm đến nhau hơn. Phải chăng những tất bật ấy là nguyên nhân khiến “bệnh vô cảm” có cơ hội lan rộng?
Vô cảm là một căn bệnh hiện không có trong danh sách của ngành y học, nhưng nó đã ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống con người. Vậy “bệnh vô cảm” là gì? Vô là không, cảm là tình cảm, cảm xúc. Vô cảm là trạng thái con người không có tình cảm. Sống khép mình lại, thờ ơ lạnh nhạt với tất cả mọi việc xung quanh. Trong nhịp sốhg hiện đại ngày nay, một sô' người chỉ lo vun vén cho đời sống cá nhân và quay lưng lại với cộng đồng xã hội. Một số người tự làm mình trở nên xa lánh, không quan tâm đến ai, không biết đến niềm vui nỗi buồn của người khác. Đó là “bệnh vô cảm”. Chỉ lo chạy theo giá trị vật chất, đôi khi con người ta đã vô tình đánh mất đi vẻ đẹp đích thực của tâm hồn. Cuộc sống dù có sung túc hơn, giàu sang hơn, nhưng khi con người không biết quan tâm yêu thương nhau, thì đó vẫn không được xem là cuộc sống trọn vẹn được. Ngại giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, cuộc sống của chúng ta dần đi ngược lại với truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân từ xưa “Lá lành đùm lá rách”. 

 

Ngày nay, một số người chỉ biết sống và nghĩ cho riêng mình. Như khi thấy bao người hành khất bên đường, họ không giúp đỡ, thậm chí còn khinh miệt, dè bỉu chế nhạo trước nỗi bất hạnh của những mảnh đời đáng thương đó. Và cũng như bao tệ nạn, mọi việc xấu xa cướp giật giữa đời thường vẫn xảy ra hằng ngày đấy thôi, nhưng không ai dám can ngăn. Vì sao? Vì sao con người lại vô cảm như vậy? Phải chăng cũng vì họ sợ, sợ sẽ gặp rắc rối liên lụy, cho nên không dại gì lo nghĩ đến chuyện của người khác. Nhưng đc không là “chuyện của người khác”, đó chính là những vấn đề chung của xã hội. Sao con người lại có thể quay lưng lại với chính cộng đồng mình đang sống được kia chứ! Và không chỉ dừng lại ở một vài cá nhân, bộ phận nhà nước cũng có lối sống ích kỉ như vậy. Một vài cơ quan giàu sang luôn tìm cách bóc lột người dân, như về việc chiếm đất đai, tài sản... Rồi sau đó, hc ngoảnh mặt đi một cách lạnh lùng, bỏ lại sau lưng những mảnh đời khốn khổ khi cùng bao giọt nước mắt hờn trách cuộc đời không thể sẻ chia cùng ai. Đó không phải là biểu hiện của “bệnh vô cảm” hay sao!
Nếu cứ mãi tiếp tục như vậy, cuộc sống này sẽ mất hết tình thương, mất hết niềm cảm thông san sẻ, mất đi cả truyền thống đạo đức quý báu ngày xưa. Sẽ không còn là “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ nữa”, mà chỉ còn lại sự lạnh nhạt, sự thờ ơ vô cảm. “Tình thương là hạnh phúc của con người”, liệu cuộc sống này có còn ý nghĩa nữa hay không nếu con người cứ tự khép mình lại và chỉ biết sống cho bản thân? Liệu bạn có cảm thấy hạnh phúc nếu xung quanh mình chỉ toàn là giọt nước mắt cùng với nỗi bất hạnh của bao người? Thomas Merton đã từng nói: “Nếu chúng ta chỉ biết tìm hạnh phúc cho riêng mình thì có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy. Hạnh phúc đích thực là biết sống vì người khác". Bạn giàu sang u? Bạn thành công ư? Nhưng khi đã trở nên vô cảm, bạn chỉ thấy mỗi bản thân mình mà thôi. Sự giàu sang, sự thành công như vậy có mang lại hạnh phúc cho bạn không khi bạn chỉ sống một mình, hay đúng hơn là bạn tự tách mình ra khỏi cộng đồng, sống không sẻ chia.

Sống đôi khi đơn giản là học cách yêu thương. Hãy thử một lần trải lòng mình ra dù chỉ là chút ít ỏi. Bởi vì, khổ đau được san sẻ sẽ vơi đi một nửa, còn hạnh phúc được san sẻ sẽ nhân đôi. Hãy thử nghĩ xem, cụ già trên đường kia sẽ có thể qua đường nếu bạn chịu bỏ chút ít thời gian dừng xe lại và dắt cụ qua. Em bé sẽ không lạc giữa chợ nô'u bạn chịu bỏ chút ít thời gian đưa em về phường công an tìm mẹ... Mỗi ngày đến trường, bạn có thể dành dụm một chút ít tiền cho quỹ “Vì người nghèo". Nhiều, rất nhiều những việc bạn có thể làm nếu bạn chịu bỏ “chút ít”. Những đóng góp của bạn đôi khi rất nhỏ nhặt nhưng quan trọng hơn hết, đó là tình thương, là sự quan tâm chia sẻ, là cả một tấm lòng. Hãy làm những gì có thể để giúp cho nỗi đau của bao người được vơi đi. Sự trao đi yêu thương đôi khi cũng là điều mang lại hạnh phúc. Phải nói rằng, xã hội càng văn minh, thì con người đối xử với nhau nhân ái hơn, văn minh hơn. Tuy nhiên, vẫn tồn tại đâu đó lối sống thực dụng, ích kỉ đã làm tổn thương đến truyền thông “nhiễu điều phủ lấy giá gương” của dân tộc ta. Vì vậy, chúng ta không nên nói đời sống công nghiệp đã làm nảy sinh “bệnh vô cảm”, mà căn bệnh ấy xuất phát từ việc giáo dục con em và công dân chúng ta chưa thật nghiêm túc. Thật khó tìm nguyên nhân đầy đủ, nên xin trao câu hỏi này cho các nhà giáo dục và xã hội học, tâm lí học,.
Trong ca khúc “Mưa hồng”, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”. Vâng, đừng sống quá vội vã! Đừng để dòng đời hối hả có thể cuốn bạn đi! Đừng quay lưng lại với tất cả! Đừng để dòng màu đỏ chảy trong con người bạn trở nên lạnh đen. Đừng để một khi nào đó dừng lại, bạn chợt nhận ra mình đã vô tình đánh mất quá nhiều thứ! Hãy nuôi dưỡng lòng nhân ái, tình thương của mình cùng mọi người đẩy lùi “căn bệnh vô cảm” kia. Và cũng bởi vì ngày mai có thể sẽ không bao giờ đến nên hãy cho và nhận những gì bạn có trong ngày hôm nay.

Bình luận (0)
   凸(¬‿¬)凸 ๖ۣۜMika
21 tháng 9 2016 lúc 17:48

Người Việt Nam vốn có truyền thống vô cùng tốt đẹp là “Thương người như thể thương thân”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”… Thế nhưng có những cách sống ngày nay đang gặm nhấm những truyền thống tốt đẹp đó. Hiện nay đang có một căn bệnh của cuộc sống hiện đại. Đó là căn bệnh không có trong danh mục của ngành y, căn bệnh vô cảm mà nhiều người dân Việt – nhất là tầng lớp thanh niên – mắc phải. Bệnh này thể hiện ở chỗ con người không hề động lòng trước những nỗi đau của người khác cũng như không hề phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày. Nhưng liệu rằng chúng ta đã hiểu rõ căn bệnh này chưa? Vô cảm tức là không có cảm xúc trước bất kì sự vật sự việc gì. Chẳng hạn như không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, mặc dầu mình có điều kiện có thể giúp đỡ được. Rất nhiều người, nhất là thanh niên nam nữ, khi thấy những người hành khất lại xua đuổi, dè bỉu. Đi đường gặp người bị tai nạn vẫn bỏ đi không sẵn sàng cứu giúp. Thậm chí có kẻ còn nhân cơ hội tìm cách lấy cắp tiền tài của người bị nạn. Trên xe buýt, ở nơi công cộng, thấy người tàn tật không giúp đỡ, không nhường chỗ, có khi lại còn cười chế giễu trước những khuyết tật của họ. Những người có trách nhiệm giải quyết, nhưng không quan tâm giải quyết công việc cho người dân, mặc dân phải đến trình bày lần này lượt khác, có khi còn vòi vĩnh rồi mới giải quyết. Rất nhiều tệ nạn và hiện tượng thể hiện căn bệnh vô cảm không kể hết. Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này vì những người đó không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng kém, không giữ được truyền thống quý báu của dân tộc ta là “thương người như thể thương thân”. Căn bệnh vô cảm đã có ở không ít nhân vật được giao trọng trách từ lâu, nó biểu hiện dưới nhiều dạng “lâm sàng” khác nhau nhưng tất cả đều rất dễ phát hiện, chỉ có điều không ai chịu chữa trị hay nói cách khác là đang trong tình trạng khó cứu chữa. Ngăn chặn nó không phải bằng biện pháp hành chính mà bằng chính tấm lòng và dũng khí của mỗi con người, tấm lòng và dũng khí của các cơ quan chức năng. Con người vô cảm và cơ quan chức năng thờ ơ thì căn bệnh càng trầm trọng. Lúc đó thì chẳng còn gì để nói. Vô cảm là một chứng bệnh thường gặp ở một số người bị khủng hoảng tâm lí nặng nề, bị sốc nặng. Sau đó dần dần họ không có cảm giác yêu thương hay ghét bỏ nào nữa… là trạng thái tâm lí có thể do vô tình hoặc hữu ý mà gây ra, vì lúc đó con người coi như không có nhận thức, suy nghĩ, và tình cảm… Tất cả lý do đưa ra gần như chuyện nực cười. Bệnh thờ ơ đang phá ruỗng nhân cách con người. Bệnh thờ ơ đã lan sang cả ở những cơ quan công quyền. Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn người xung quanh. Nhân loại đang bó tay trước căn bệnh của thế kỷ: bệnh nan y HIV/AIDS. Căn bệnh thứ hai cũng nan y không kém là bệnh vô cảm. Ra đường nhiều người gặp cái tốt không ủng hộ, thấy cái xấu không lên án, không ít nơi cả phố, cả làng sợ tên ăn trộm, cả xã sợ thằng say rượu vì không muốn bị liên lụy… đang làm cho bệnh vô cảm vốn đã và đang có nguy cơ lan rộng, càng có điều kiện lây lan mạnh hơn. Bệnh vô cảm nếu không được giáo dục, không được ngăn chặn sẽ là tác nhân làm “lệch chuẩn” hay “loạn chuẩn” đạo đức, sẽ là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng kinh tế – xã hội, làm tan nát một gia đình. Bởi vậy, chúng ta cần phải cần xây dựng một xã hội mà người với người biết đồng cảm và chia sẻ với nhau trong cuộc sống. Mỗi người phải biết tự điều chỉnh cuộc sống của mình vì hạnh phúc của người khác. Phải có lòng vị tha, nhường nhịn, chín bỏ làm mười và luôn giúp đỡ lẫn nhau để cùng hạnh phúc và tiến bộ. Có như vậy chúng ta mới xây dựng được một xã hội tốt đẹp như Tố Hữu từng nói: “Có gì đẹp trên đời hơn thế/Người yêu người sống để yêu nhau”. 

yeu Học tốt nhé bạn

Bình luận (0)
sakura
Xem chi tiết
ღ๖ۣۜNguyễn ღ๖ۣۜSáng
21 tháng 9 2016 lúc 17:53

- Ghét bỏ nhau
- Đánh đập nhau
- Chửi thầm nhau
- Hiểu lầm
  ...v.v...

 

Bình luận (3)
Lê Dung
21 tháng 9 2016 lúc 11:34

- ghét bỏ nhau

- đánh đập nhau

- nói xấu nhau

- hiểu lầm nhau dẫn đến cãi nhau...

Bình luận (0)
best mom
21 tháng 9 2016 lúc 16:31

thờ ơ,lạnh nhạt

căm ghét,cam thu

thương hại

lm những điều có hại cho người khác

Bình luận (0)
♥️_tiểu thư ma kết_❤️
Xem chi tiết
Mai Phương
10 tháng 11 2016 lúc 16:40

Dàn ý bài tập làm văn số 2 lớp 6 đề 1: Kể về việc tốt mà em đã làm

Mở bài:

Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?

Thân bài:

Việc tốt mà bạn đã làm là gì?Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?Có người khác chứng kiến hay không?Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?Em có vui khi làm công việc đó?Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.

Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.

Kể về việc tốt em đã làm

Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.

Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.

Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.

Bài văn 2: Kể về việc tốt em đã làm

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. – Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.

Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.

Bình luận (0)
Nya arigatou~
21 tháng 9 2016 lúc 21:02

Đề bài:  Kể lại một câu chuyện tốt em hoặc bạn em đã làm

Mở bài: Giới thiệu việc tốt mà em đã làm. Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?

Thân bài:

– Việc tốt mà bạn đã làm là gì?

– Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?

– Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?

– Có người khác chứng kiến hay không?

– Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?

– Em có vui khi làm công việc đó?

– Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.

Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.

Bài làm 

Đề bài: Kể lại một việc tốt mà em đã làm.

Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.

Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.

Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?

Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hổ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…

Tick cho tớ nha và chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
Pham Tran Phuong Nhi
Xem chi tiết
Hà Thị Bảo Ngọc
27 tháng 9 2018 lúc 20:40

Trả Lời:

-Tất cả những trường hợp trên dều thể hiện tính yêu thương con người.

Do:-Yêu thương con người là luôn luông giúp đỡ người khác ,quan tâm ,yêu thương mọi người

Nếu ai thấy đúng tik cho mk nha .Ko đúng thì ns chỗ sai để mk bt mà còn sửa nha!!!

Yêu mn nhìu !!!yeu

\(behattieuthienbinh \)

Bình luận (0)
Nya arigatou~
28 tháng 9 2016 lúc 21:05

/hoi-dap/question/97204.html

Bình luận (0)
Lê Dương
24 tháng 9 2017 lúc 21:35

Bạn Nam,Long,hong trog các tình huống đã thể hiện lòng yêu thương con người

Bạn Toàn trong tình huống 3 đã thể hiện là một người ko biết yêu thương,quan tâm đến người khác

Bình luận (0)
Thu Trang
Xem chi tiết
Linh Phương
25 tháng 9 2016 lúc 19:01

Câu 1:

_ Giúp đỡ người khác

_ nếu là người quen biết khi họ ốm hoặc khó khăn chia sẻ với họ

_ Biết yêu thương những con người có hoàn cảnh khó khăn

_ Thấy hoạn nạn thì giúp đỡ

Bình luận (0)
Linh Phương
24 tháng 9 2016 lúc 12:23
Một miếng khi đói bằng một gói khi no              đChuồn chuồn bay thấp thì mưa,bay cao thì nắng, bay vừa thì râm                  Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ                 đNăm canh thương bạn cả năm, ruột gan khô héo như tằm rối tơ            đAó cũ để vận trong nhà, áo mới để vận đi ra ngoài đườngMáu chảy ruột mềm Cây ngay không sợ chết đứng Chia ngọt sẻ bùi                đCó công mài sắt, có ngày nên kim
Bình luận (1)
Linh Phương
24 tháng 9 2016 lúc 19:17

bài 3:

1. hành vi của Lan như vậy là không được, thể hiện con người không có lòng nhân hậu, vị tha

2, Hành động của Nga rất đáng khen, vì bạn đã làm công việc thể hiện được lòng yêu thương của mình với người bạn

3, Đây cũng là hành động đáng khen. Bạn Nam đã thực hiện tốt về việc đạo đức của con người

4. Hành vi trên cho thấy Lâm là một người thiếu lòng yêu thương đã vậy còn hay đi bắt nạt các em mà còn là các em nhỏ

Bình luận (1)
Nguyễn Ngọc Khả Nguyên
Xem chi tiết
Trịnh Thị Thúy Vân
25 tháng 9 2016 lúc 9:24

Từ lâu người Việt đã có truyền thống yêu thương đùm bọc lẫn nhau, truyền thống đó càng được thể hiện rõ nếu một cá nhân trong một tập thể, một cộng đồng gặp khó khăn. Để con cháu mãi mãi giữ được truyền thống quý báu đó ông cha ta đã truyền lại câu ca dao mà không con người mang dòng máu Việt Nam quên được:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Chúng ta có thể hiểu rằng, nhiễu điều là một tấm vải màu đỏ, có thể nói là vô cùng quí giá và sang trọng trong xã hội thời xưa. Và vật quí giá đó được dùng để phủ lên tấm bài vị của tổ tiên. Tấm vải che chở, đùm bọc cho “giá gương” khỏi những bụi bặm, nhơ bẩn trong cuộc đời. Chính hình ảnh này đã khơi gợi lên hình ảnh yêu thương, sự đùm bọc sẽ chia của nhân dân ta, mà đời đời kiếp kiếp nhân dân giữ gìn, coi trọng nó như một phần của trái tim, một phần của tâm hồn của mình.

Truyền thuyết Con Rồng cháu tiên đã nói cho chúng ta biết chúng ta được sinh ra cùng một tổ tiên. Chúng ta, mỗi người con đất Việt, đều là con cháu của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân, chúng ta cùng sinh ra trong một bọc trăm trứng thần kì. Điều đó có nghĩa là mỗi người, dù ở nơi đâu trên trái đất bao la và rộng lớn này, dù trong bộ phận nhỏ nhất, cũng chảy chung một dòng máu, đó là dòng máu Việt Nam. Chúng ta là anh em, nên yêu thương và che chở cho nhau là một điều tự nhiên và không bao giờ thay đổi. Truyền thuyết là vậy, nhưng cũng từ đó mà nhân dân ta đã tạo nên một sợi dây gắn kết bền chặt, một sợi dây gắn kết những tầm hồn, những tình yêu thương chúng ta dành cho nhau.

Cuộc sống ngày nay đã phát triển, con người được sống sung sướng hơn nhưng vẫn còn đây đó những cảnh đời bất hạnh, đau thương. Dòng đường đời lắm gian truân, nhiều phong ba bão táp, nên sẽ luôn có người ngã xuống, có người thất bại, có người biết tự mình đứng lên, cũng có người sẽ không bao giờ muốn gượng dậy. Nói thì dễ, nhưng để tự đứng dậy khi đã ngã xuống, thì không phải ai cũng làm được. Khi đó, chúng ta sẽ mong mỏi có một bàn tay ấm áp nắm lấy tay ta, kéo ta lên để ta bước tiếp trên con đường phía trước. Và bàn tay đó, không hoa mĩ, không trừu tượng như trong văn thơ đâu, đơn giản: đó là tình yêu. Tình yêu thương con người, tình yêu đồng loại, tất cả, đều là sức mạnh giúp ta đứng lên. Tất nhiên, không phải tình yêu đó sẽ làm cho bạn bất tử, làm cho bạn không bao giờ vấp ngã, nhưng nó sẽ mãi che chở cho ta, làm cho ta ấm lòng, làm cho ta có thêm niềm tin vào cuộc sống này hơn. Để có được tình yêu đó, không phải là điều khó. Nếu ta biết trao sự giúp đỡ, tình yêu của mình cho người khác, thì sẽ có người khác lại giúp đỡ ta, san sẻ tình yêu cho ta. Nếu ai cũng biết chia sẻ tình yêu thương, thì cái thế giới này sẽ thật đầm ấm biết bao.

Sự che chở đùm bọc lẫn nhau sẽ làm cho xã hội ngày càng phát triển, xã hội ngày càng tiến đến sự công bằng, bình đẳng. Nếu như ta coi xã hội này là một vòng xích khổng lồ, thì mỗi cá nhân sẽ là một mắt xích. Một mắt xích bị tách rời, là vòng xích sẽ đứt, nghĩa là một con người không biết gắn kết, thì sẽ là cả một tập thể, cả một xã hội sẽ phần nào bị ảnh hưởng. Thế nên, để cho xã hội có thể phát triển, thì cần phải biết gắn kết người dân lại với nhau, và thứ gắn chặt nhất, chính là tình yêu thương. Vượt lên trên cả điều này, tất cả những điều mà câu ca dao nhắc nhở chúng ta còn là cơ sở cho sự đoàn kết, mà có đoàn kết, chính là có tự do, có sức mạnh, là khẳng định của sự trường tồn vĩnh cửu.

Nếu mỗi chúng ta đều có ý thức tự giác giúp đỡ những con người khó khăn, xã hội sẽ nhanh chóng giàu mạnh. Nhưng có một cái khó khăn, đó là làm sao để 80 triệu con người Việt Nam, 80 triệu con tim cùng hòa chung nhịp đập, cùng biết san sẻ, cùng biết yêu thương lẫn nhau. Để đạt được điều này, đầu tiên, chúng ta cần rèn luyện nhân cách của mình, làm cho bản thân ta biết “cho” và biết “chia sẻ”. Việc rèn luyện là cả một quá trình, ta không thể một sớm một chiều có thể đạt được, mà là phải cố gắng không ngừng, và phải áp dụng nó trong mỗi ngày. Đơn giản nhất, hãy biết đùm bọc, yêu thương những người trong gia đình, những người ta gắn bó nhất. Rồi dần dần, tình cảm đó sẽ nâng lên là yêu thương giúp đỡ người trong một xóm, một phố, một đất nước. Thế giời ngoài kia đang đầy rẫy nhưng bi thảm của những cuộc đời bất hạnh, đang có những bàn tay mong mỏi được giúp đỡ: từ những cơn lũ quét cuốn trôi một tỉnh thành, hay là những bàn tay của trẻ em đang trong độ tuổi đi học lại phải đi ăn xin vì bị bỏ rơi… Điều này đã thối thúc chúng ta cần phải giúp đỡ họ, bằng những công việc cụ thể như quyên góp tiền ủng hộ, hay xây những nhà tình nghĩa cho trẻ em khuyết tật, người già neo đơn, hoặc những chiến dịch hiến máu nhân đạo của các tổ chức, cộng đồng, xã hội. Nó sẽ phần nào đem lại nụ cười cho những người gặp hoạn nạn, một nụ cười hạnh phúc. Tuy nhiên, ngày nay, tình yêu đó còn vượt qua cả biên giới, đó là chúng ta cần phải biết giúp đỡ tất cả mọi người dù họ thuộc quốc gia nào. Điều đó được thể hiện trong chính những hoạt động xã hội như cứu giúp Nhật Bản sau thảm họa, hay việc bảo vệ quyền con người trên các quốc gia. Tất cả góp phần tạo nên sự gắn kết giữa các dân tộc với nhau, làm cho thế giới này trở nên văn minh hơn, tốt đẹp hơn

Truyền tụng câu ca dao trong dân gian không chỉ có ý răn dạy, khuyên nhủ, còn là một trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam ta, đó là cần phải biết yêu thương đùm bọc, che chở, đoàn kết giúp đỡ lần nhau. Chúng ta cần phải biết giúp đỡ nhau cùng tiến lên, cùng vượt qua khó khăn để tạo nên một cuộc sống đầy những niềm vui, hạnh phúc và thành công.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
25 tháng 9 2016 lúc 9:56

Câu này ý nghĩa là nêu lên sự đoàn kết, yêu thương lẫn nhau. Dùng để răn dạy thế hệ đi sau.

Bình luận (0)
Kẹo dẻo
24 tháng 9 2016 lúc 12:56

Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạt tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:
 

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”​



Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc. “Nhiễu điều” là tấm vải đỏ; “giá gương” là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng “phủ lấy” nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.

Vậy thì tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau? Trong tâm thức mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. Con người cùng một nước, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử. Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng, cùng nước,… đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm động viên giúp đỡ lẫn nhau; nhất là lúc có ai đó gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng. Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượt qua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta. Rồi những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều người nghèo khó, bệnh tật khắc phục được hoàn cảnh, vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về với cuộc sống bình thường.

Chúng ta phải làm thế nào để phát huy được đạo lí tốt đẹp đó? Chúng ta cần tránh quan điểm : “Đèn nhà ai người ấy rạng.”, có thái độ dửng dưng đứng trước nỗi đau khổ của họ hàng, làng xóm, dân tộc. Và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện thì đó mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Để phát huy được đạo lí tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn hoạn nạn với thái độ chân thành, kịp thời. Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là biểu hiện sự đoàn kết dân tộc. Mỗi người cần phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

Ý nghĩa của câu ca dao đã trở nên muôn đời. Vì đó là bài học đã đúc kết bằng tâm huyết của nhân dân ta. Hơn bao giờ hết, chúng ta phải biết phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp đó.

Bình luận (0)
░Hằng≋Bánh≋Gấu░
Xem chi tiết
☘-P❣N❣T-❀Huyền❀-☘
25 tháng 9 2016 lúc 18:18

Những lời khuyên của bác sỹ:

1. không nghê điện thoại bằng tai trái.

2. ko uống cà phê 2lần/ngày

3. ko uống thuốc bằg nc lạnh

4.ko ăn no sau 5h  chiều

5. giảm lương thức ăn có dầu mỡ trong khẩu phần ăn.

6. ko nên để sạc di độg gần mk,

7.uốg nhiều nc ào buổi sáng, it vào buổi tối

8. ko nghe tai nghe liên tục trog 1 thời gian.

9. thời gian ngủ ôt nhất là từ 10h tối đến 6h sáng.

10. ko nên nằm ngủ ngay sau khi uống thuốc.

11. khi vạch điện thoại ở mức cuối cùng, ko nên trả lời điện thoại vì lúc này bức xạ điện thoại cao gấp 1000 lần bình thường.

12. hãy chia sẻ điều này đến  những người bạn quan tâm !

 

                haHỌC TÔT NHAleu

Bình luận (4)
Đặng Thị Cẩm Tú
25 tháng 9 2016 lúc 18:24

- Hằng ngày em cần làm gì và tránh những gì?

-> Hằng ngày em cần phải đánh răng, súc miệng đầy đủ và tránh nuốt bọt kem, nếu nuốt phải chúng ta hãy đến gặp bác sĩ để điều trị,...

-Việc nào có hại đến sức khỏe?

-> Việc hut thuốc lá, uống rượu bia ăn những đồ ăn chưa rõ nguồn gốc sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng,...

-Nên kiêng những thứ gì?

-> Nên kiêng rượu bia, thuốc lá, nước ngọt, đồ ăn vặt,...

Bình luận (0)