Bài 28 : Ôn tập

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Hữu Phước
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Phước
6 tháng 4 2016 lúc 19:29

giúp mình

 

 

 

 

 

 

 

Duy Khánh
6 tháng 5 2016 lúc 20:25

ko biet

 

Ngô Thúy An
Xem chi tiết
doan thanh diem quynh
10 tháng 4 2016 lúc 18:03

1. hiên ngang chống giặc ngoại xâm, ko khuất phục bất kì 1 ai.

2. thời kì Bắc thuộc là thời kì nước ta chịu sự đô hộ, phải phụ thuộc vào Phía Bắc

BÀ TRƯNG-BÀ TRIỆU-LÝ BÍ-NGÔ QUYỀN

3.hùng dũng đánh tan quân xâm lược, nổi dậy khời nghĩa ko chịu khuất phục

Khuất Mai Hiền
Xem chi tiết
Nguyệt Hà Đinh
9 tháng 4 2016 lúc 19:23

1.- Giai đoạn Nguyên thuỷ
- Giai đoạn dựng nước và giữ nước.
- Giai đoạn đấu tranh chống lại ách thống trị của phong kiến phương Bắc.
2.- Thời kì dựng nước đầu tiên diễn ra từ thế kỉ VII TCN.
- Tên nước đầu tiên là Văn Lang 
- Vị Vua đầu tiên là Hùng Vương

3.a. Các cuộc khởi nghĩa lớn - Năm 40: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - Năm 248: Khởi nghĩa Bà Triệu. - Năm 542: Khởi nghĩa Lý Bí- Dựng nước Vạn Xuân. - Năm 722: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan. - Năm 931: Dương Đình Nghệ đánh tan quân Nam Hán lần 1. - Năm 938, Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng- mở đầu thời kì độc lập lâu dài của dân tộc Việt Nam. - Những sự kiện nào..của dân tộc ta? b. Sự kiện khẳng định thắng lời hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành lại độc lập cho Tổ Quốc. - Năm 938:Chiến thắng Bạch Đằng - Hãy kể tên những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh chống Bác thuộc, giành lại độc lập cho Tổ Quốc? c. Các vị anh hùng - Hai Bà Trưng. - Bà Triệu (Triệu Thị Trinh). - Lí Bí, Triệu Quang Phục. - Phùng Hưng. - Mai Thúc Loan. - Khúc Thừa Dụ. - Dương Đình Nghệ. - Ngô Quyền. - Thời Cổ đại nước ta có những công trình nghệ thuật tiêu biểu nào? - Hãy mô tả lại? d. Những công trình tiêu biểu của thời Cổ đại: - Trống đồng. - Thành Cổ Loa.

tick nha bn

Huỳnh Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Trang Như
12 tháng 4 2016 lúc 16:57

Nhân dân ta kiên trì đấu tranh giành lại độc lập cho Tổ quốc, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa : cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 ; cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248, cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542 - 602, cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đầu thế kỉ XIII, cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng trong khoảng những năm 776 - 791, cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, kết thúc thời Bắc thuộc, mở ra thời kì mới, thời kì độc lập dân tộc.
 

Huỳnh Thị Mỹ Duyên
12 tháng 4 2016 lúc 17:02

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Ý nghĩa :tiêu biểu cho ý chí quật cường bất khuất của nhân dân ta

-Tuy chưa thắng lợi hoàng toàn nhưng Hai Bà trưng đã niêu cao tấm gương yêu nước và quết dành độc lập

Đỗ Phương Uyên
Xem chi tiết
Pek Đại
26 tháng 4 2016 lúc 20:19

-Đã trãi qua 3 giai đoạn: +Giai đoạn Nguyên thủy                                                                                                                  +Giai đoạn dựng nước và giữ nước                                                                                             +Giai đoạn đấu tranh chống lại ách thống trị của phong kiến phương Bắc.                                                                                                                            -Thời kì dựng nước đầu tiên diễn ra từ thế kỉ thứ VII TCN.                                                              -Tên nước đầu tiên là Văn Lang.                                                                                                   -Vị vua đầu tiên là Hùng Vươnghihi

Hoàng Việt
23 tháng 4 2017 lúc 13:24

viết hết luôn phần ôn tập luôn đi còn tiếc

Đặng Minh Đức
27 tháng 4 2019 lúc 15:05

Từ nguồn gốc xa xưa cho đến thế kỉ X , lịch sử nước ta trải qua 4 giai đoạn :

GĐ1:Thời nguyên thủy

GĐ2:Thời đại dựng nước Văn Lang - Âu Lạc

GĐ3:Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập

Lịnh
Xem chi tiết
Alicia Nguyễn
18 tháng 4 2016 lúc 21:10

- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ - Khúc Hạo (905 - 917)

Khúc Thừa Dụ là một hào trưởng quê ở Cúc Bồ, Ninh Thanh, Hải Dương, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, chiếm thành Tống Bình (Hà Nội), đuổi giặc về nước, tự xưng là Tiết độ sứ. Nhà Đường buộc phải công nhận ông là người đứng đầu nước Việt.

Năm 907, Khúc Thừa Dụ truyền ngôi cho con là Khúc Hạo. Nhà Hậu Lương cũng phải công nhận Khúc Hạo là An Nam đô hộ tiết độ sứ.

Năm 917, Khúc Hạo truyền ngôi cho con là Khúc Thừa Mỹ, Khúc Thừa Mỹ bị nhà Nam Hán đánh bại vào năm 923.

- Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ (931 - 938)

Dương Đình Nghệ (có sách chép là Dương Diên Nghệ) người Ái Châu (ThanhHóa), tướng của họ Khúc, khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước được 6 năm. Ông bị nội phản sát hại năm 938.

Lịnh
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Thế
18 tháng 4 2016 lúc 21:05

Thời dựng nước đầu tiên để lại cho đời sau:

- Tinh thần đấu tranh bền bỉ và độc lập của đất nước

- Lòng yêu nước,lòng tự hào về dân tộc

- Ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hóa dân tộc

Nguyễn Phương Nghi
19 tháng 4 2017 lúc 7:53

Thời dựng nước đầu tiên để lại cho đời sau :

•Nông nghiệp và các nghề thủ công

•Luyện kim, đúc đồng, thạp •Trống đồng •Tình cảm cộng đồng sâu sắc ok
Hoàng Duyên Kute
20 tháng 4 2017 lúc 20:50

Thời dựng nước đầu tiên đã để lại cho đời sau:

- Lòng yêu nước

-Tinh thần đấu tranh bề bỉ vì độc lập của đất nước

-Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hóa dân tộcok

Lịnh
Xem chi tiết
Tài Nguyễn Tuấn
18 tháng 4 2016 lúc 21:09

Chào bạn, bạn hãy theo dõi câu trả lời của mình nhé! 

- Câu 1 : Đ

- Câu 2 : Đ

Chúc bạn học tốt!

Tớ Là Lờ
19 tháng 4 2016 lúc 17:55

C1: S 

C2: Đ

lê thị duyên thơ
2 tháng 5 2016 lúc 20:03

1. Đ

2. Đ

Lịnh
Xem chi tiết
Tài Nguyễn Tuấn
18 tháng 4 2016 lúc 21:23

Chào bạn, bạn hãy theo dõi câu trả lời của mình nhé !

Năm 111 TCN, nhà Hán thôn tính Âu Lạc, chia thành 3 quận : Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, sáp nhập với 6 quận của Trung Quốc tạo thành Châu Giao. 

Chúc bạn học tốt!

 

Nguyễn Hữu Thế
18 tháng 4 2016 lúc 21:23

Năm 207 trước công nguyên, nước Âu Lạc bị Triệu Ðà, vua của nước Nam Việt chiếm, và đến năm 111 trước công nguyên, nước Nam Việt bị đế quốc Hán tiêu diệt. Âu Lạc bị chuyển sang tay nhà Hán và bị chia thành các quận, huyện. Từ đây, Việt Nam bước vào thời kỳ chịu sự thống trị của các đế chế Trung Hoa, kéo dài trong mười một thế kỷ. 

nguyễn thị mỹ hoa
25 tháng 3 2017 lúc 16:28

Năm 207 trước công nguyên, nước Âu Lạc bị Triệu Ðà, vua của nước Nam Việt chiếm, và đến năm 111 trước công nguyên, nước Nam Việt bị đế quốc Hán tiêu diệt. Âu Lạc bị chuyển sang tay nhà Hán và bị chia thành các quận, huyện. Từ đây, Việt Nam bước vào thời kỳ chịu sự thống trị của các đế chế Trung Hoa, kéo dài trong mười một thế kỷ.

Tớ Là Lờ
Xem chi tiết
Nguyễn Trang Như
19 tháng 4 2016 lúc 19:29

Ngô Quyền (898 - 944), còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương, là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức kết thúc hơn một thiên niên kỉ Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì từ năm 939 đến năm 944.

Sinh năm 898 trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm, Ngô Quyền được sử sách mô tả là bậc anh hùng tuấn kiệt, "có trí dũng"[1]. Ngô Quyền lớn lên khi chính quyền đô hộ của nhà Đường tại Tĩnh Hải quân đang suy yếu và tan rã, khó lòng khống chế các thế lực hào trưởng người Việt ở địa phương, do đó dẫn tới sự xác lập quyền lực của họ Khúc ở phủ thành Đại La vào năm 905 và họ Dương vào năm 931. Sau khi trở thành con rể cho Dương Đình Nghệ, ông được tin cậy giao cai quản Ái Châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là Kiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ, trở thành vị Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ cuối cùng trong thời kì Tự chủ. Nhưng vị tân Tiết độ sứ lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc, hành động tranh giành quyền lực của ông bị phản đối bởi nhiều thế lực địa phương và thậm chí nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Bị cô lập, Kiều Công Tiễn vội vã cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán. Thắng lợi của Ngô Quyền trên sôngBạch Đằng vào năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho mọi âm mưu xâm lược Tĩnh Hải quân của nhàNam Hán, đồng thời cũng kết thúc thời kì Bắc thuộc của Việt Nam. Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô. Ngô Vương qua đời ở tuổi 47, trị vì được 6 năm. Sau cái chết của ông, nhà Ngô suy yếu nhanh chóng, không khống chế được các thế lực cát cứ địa phương và sụp đổ vào năm 965.

Ngô Quyền nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam, là vị "vua đứng đầu các vua"[1], là vị Tổ trung hưng[2] của Việt Nam.

Dương Thu Hiền
19 tháng 4 2016 lúc 19:52

Ngô Quyền (chữ Hán吳權898 - 944), còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương (前吳王), là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức kết thúc hơn một thiên niên kỉ Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì từ năm 939 đến năm 944.

Sinh năm 898 trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm, Ngô Quyền được sử sách mô tả là bậc anh hùng tuấn kiệt, "có trí dũng". Ngô Quyền lớn lên khi chính quyền đô hộ của nhà Đường tại Tĩnh Hải quân đang suy yếu và tan rã, khó lòng khống chế các thế lực hào trưởng người Việt ở địa phương, do đó dẫn tới sự xác lập quyền lực của họ Khúc ở phủ thành Đại La vào năm 905 và họ Dương vào năm 931. Sau khi trở thành con rể cho Dương Đình Nghệ, ông được tin cậy giao cai quản Ái Châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là Kiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ, trở thành vị Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ cuối cùng trong thời kì Tự chủ. Nhưng vị tân Tiết độ sứ lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc, hành động tranh giành quyền lực của ông bị phản đối bởi nhiều thế lực địa phương và thậm chí nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Bị cô lập, Kiều Công Tiễn vội vã cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán. Thắng lợi của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng vào năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho mọi âm mưu xâm lược Tĩnh Hải quân của nhà Nam Hán, đồng thời cũng kết thúc thời kì Bắc thuộc của Việt Nam. Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô. Ngô Vương qua đời ở tuổi 47, trị vì được 6 năm. Sau cái chết của ông, nhà Ngô suy yếu nhanh chóng, không khống chế được các thế lực cát cứ địa phương và sụp đổ vào năm965.

Ngô Quyền nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam, là vị "vua đứng đầu các vua"[, là vị Tổ trung hưng] của Việt Nam.

 

 

Nguyễn Minh
2 tháng 4 2017 lúc 9:16
Ngô Quyền (còn gọi là Tiền Ngô Vương), là vị vua đầu tiên trong lịch sử nhà Ngô của Việt Nam. Năm 938, ông đã lãnh đạo nhân dân ta đánh quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức chấm dứt hơn một thiên niên kỷ bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì đất nước từ năm 939 đến năm 944. Sinh năm 898 trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm, Ngô Quyền được sử sách mô tả là bậc anh hùng hào kiệt có trí dũng. Ngô Quyền lớn lên khi chính quyền đô hộ của nhà Đường đang suy yếu và dần tan rã, khó lòng khống chế các thế lực hào trưởng của người Việt ở địa phương, do đó dẫn tới sự xác lập quyền lực của họ Khúc ở phủ thành Đại la vào năm 905 và họ Dương vào năm 931. Sau khi trở thành con rể của Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền được tin cậy giao cai quản Ái Châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là KIều Công Tiễn, sát hại Dương Đình Nghệ, trở thành Tỉnh Hải quân Tiết độ sứ. Nhưng vị tân Tiết độ sứ lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc, hành động tranh giành quyền lực của ông bị phản đối bởi nhiều thế lực địa phương và thậm chí nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Bị cô lập, Kiều Công Tiễn vội vã cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán. Thắng lợi của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho mọi âm mưu xâm lược của nhà Nam Hán, đồng thời kết thúc thời kỳ bắc thuộc ở nước ta. Năm 939 Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô. Ngô Vương qua đời ở tuổi 47, trị vì được 6 năm. Sau cái chết của ông, nhà Ngô suy yếu nhanh chóng, không khống chế được các thế lực cát cứ địa phương và sụp đổ vào năm 965. Ngô Quyền nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam, là vị "vua đứng đầu các vua", là vị Tổ trung hưng của Việt Nam.