Bài 13 : Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyễn trần minh
Xem chi tiết
Heartilia Hương Trần
5 tháng 12 2016 lúc 22:19

Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (700 TCN - 100) của người Việt cổ. Nhiều chiếc trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam.

Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã lưu giữ một số lớn trống đồng Đông Sơn. Cho đến nay, theo các số liệu đã công bố, đây là bộ sưu tập lớn nhất thế giới.

Phạm Hà Bảo Tuyên
Xem chi tiết
Đoàn Ngọc Huyền
13 tháng 12 2017 lúc 6:08

Nội dung cơ bản đời sống vật chất của dân cư Văn lang gồm : Họ ở nhà tránh thú dữ -Họ ăn cơm với rau;thịt cá -Phương tiện đi lại của họ là thuyền Xin lỗi tớ chỉ biết đến đây thuibucminh

Quang Anh
Xem chi tiết
Dương Lê Bích Huyền
20 tháng 12 2016 lúc 18:41

Đời sống vật chất

- Nhà ở phổ biến là nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền, làm bằng gỗ, tre, nứa, có cầu thang tre (hay gỗ) để lên xuống.

- Làng, chạ gồm vài chục gia đình, sống quây quần ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển.

- Thức ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Họ còn biết làm muối, làm mắm cá, dùng gừng để làm gia vị.

- Ngày thường, nam thì đống khố, mình trần, đi chân đất; còn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Mái tóc có nhiều kiểu: hoặc cắt ngắn, hoặc búi tó, hoặc tết đuôi sam.

- Ngày lễ, họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, hạt chuỗi. Phụ nữ mặc váy xoè kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.

Đời sống tinh thần

- Người dân Văn Lang thường tổ chức lễ hội, vui chơi. Trong ngày hội, họ thường vang lên tiếng trống đồng để thể hiện điều mong muốn được " mưa thuận gió hòa", mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.

- Về tín ngưỡng, người Lạc Việt thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước.Người chết được chôn trong thạp, bình, trông mộ cây, mộ thuyền, kèm theo những dụng cụ và đồ trang sức quý giá.

Tuyet Ngoc
Xem chi tiết
Uyên Nguyễn
8 tháng 12 2016 lúc 21:18

+ Tình nghĩa anh em , xóm làng

+Lòng biết ơn tổ tiên

Chúc bạn học tốt

Đoàn Ngọc Huyền
13 tháng 12 2017 lúc 6:00

Các truyện trầu cau bánh chưng bánh giầy cho ta biết người thời Văn Lang đã có: -Tình nghĩa anh em; xóm làng -Lòng biết ơn tổ tiên

Dương Lê Bích Huyền
20 tháng 12 2016 lúc 18:40

Đời sống vật chất

- Nhà ở phổ biến là nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền, làm bằng gỗ, tre, nứa, có cầu thang tre (hay gỗ) để lên xuống.

- Làng, chạ gồm vài chục gia đình, sống quây quần ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển.

- Thức ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Họ còn biết làm muối, làm mắm cá, dùng gừng để làm gia vị.

- Ngày thường, nam thì đống khố, mình trần, đi chân đất; còn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Mái tóc có nhiều kiểu: hoặc cắt ngắn, hoặc búi tó, hoặc tết đuôi sam.

- Ngày lễ, họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, hạt chuỗi. Phụ nữ mặc váy xoè kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.

Đời sống tinh thần

- Người dân Văn Lang thường tổ chức lễ hội, vui chơi. Trong ngày hội, họ thường vang lên tiếng trống đồng để thể hiện điều mong muốn được " mưa thuận gió hòa", mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.

- Về tín ngưỡng, người Lạc Việt thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước.Người chết được chôn trong thạp, bình, trông mộ cây, mộ thuyền, kèm theo những dụng cụ và đồ trang sức quý giá.

Duy Đại Ca
Xem chi tiết
Quốc Đạt
10 tháng 12 2016 lúc 14:01

Xã hội thời Văn Lang đã chia thành nhiều tầng lớp khác nhau : những người quyền quý, dân tự do, nô tì. Tuy vậy, sự phân biệt giữa các tầng lớp này còn chưa sâu sắc.
Sau những ngày lao động mệt nhọc, người dân Văn Lang thường tổ chức lễ hội, vui chơi. Một số hình ảnh về lễ hội đã được ghi lại trên mặt trống đồng. Trai, gái ăn mặc đẹp, nhảy múa, hát ca trong tiếng trống, tiếng khèn, tiếng chiêng náo nức, rộn ràng. Họ còn tổ chức đua thuyền, giã gạo. Trong ngày hội, thường vang lên tiếng trống đồng để thể hiện điều mong muốn được “mưa thuận, gió hòa”, mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.
Về tín ngưỡng, người Lạc Việt thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước. Người chết được chôn cất trong thạp, bình, trong mộ thuyền, mộ cây kèm theo những công cụ và đồ trang sức quý giá.
Người thời Văn Lang đã có khiếu thẩm mĩ khá cao.
Đời sống vật chất và tinh thần đặc sắc nói trên đã hòa quyện nhau lại trong con người Lạc Việt đương thời, tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc.

Trang Đinh
22 tháng 12 2016 lúc 14:39

Đời sống của cư dân Văn Lang xuất phát từ điều kiện tự nhiên và nền kinh tế. Đời sống vật chất và tinh thần của họ khá phong phú. Đó là cơ sở, nguồn gốc hình ảnh hình thành nền văn minh sông Hồng, tạo những giá trị văn hóa truền thống của dân tộc

 

Tham khảo

Đời sống của cư dân Văn Lang xuất phát từ điều kiện tự nhiên và nền kinh tế. Đời sống vật chất và tinh thần của họ khá phong phú. Đó chính là cơ sở, nguồn gốc hình thành nền văn minh sông Hồng, tạo nên những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Chúc bạn học tốt ❤️❤️❤️

Đào Thanh Minh
Xem chi tiết
Vũ Vân Anh
10 tháng 12 2016 lúc 20:59

- Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.

Cư dân Việt cổ có tập quán ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình ; cả nam lẫn nữ đều thích dùng đồ trang sức. Thường ngày, nữ mặc áo, váy ; nam đóng khố.

Tín ngưỡng phổ biến của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực). Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ. Dần dần hình thành một số tục lệ : cưới xin, ma chay ; lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.

- Họ có cách làm đẹp rất đặc sắc và biết mô tả cuộc sống bằng hình vẽ trên các hang động họ sống . Như mặt cười , mặt khóc , mặt buồn ....

- Trái bầu xanh, trái bí xanh theo gió trong lành cất tiếng hát vui chung. Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn…Câu ca dao đã thành bài hát ngân nga khắp nơi như một lời nhắn gửi những người dân nước Việt hãy giữ vững truyền thống thương yêu, đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống. Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung một giàn. Vì thế bầu và bí trở nên gần gũi, thân thiết. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận nên bầu và bí thường quấn quýt với nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu, bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì tròn, quả bầu thì dài để rồi ganh ghét, xa lánh nhau. Vì sao vậy? Bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Bầu và bí leo chung một giàn tức là cùng chung cảnh ngộ, chung số phận. Mưa thuận gió hòa, bầu bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa? Câu ca dao nói về bầu, bí nhưng chắc chắn là nói chuyện con người, chuyện cuộc đời. Ông cha ta đã khuyên con cháu một lời khuyên chân thành, kín đáo mà tha thiết, tế nhị qua hai câu ca dao này. Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè đồng lứa cùng chung trường, chung lối, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê hương, đất nước. Những cảnh ngộ chung, những nét tương đồng giữa người với người đã làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó, là cơ sở gần gũi, cảm thông. Vì cái chuyện ấy mà mỗi người phải biết yêu thương đùm bọc, biết nhường nhịn chia sẻ để công việc chung tốt đẹp, cảnnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc2. chung được bảo tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt vì tình thương yêu, sự chia sẻ ngọt bùi sẽ làm cho con người gắn bó với nhau hơn, cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn. Trong những thời kì nước ta bị ngoại bang xâm lược, người Việt Nam dù có người sang, kẻ hèn; người giàu, kẻ nghèo; người hạnh phúc, kẻ bất hạnh..nhưng tất cả đều chung nỗi khổ mất nước; nỗi nhục nô lệ, chung một mong ước độc lập, tự do. Chính vì vậy, mọi người đã đoàn kết lại thành một khối thống nhất để chống quân cướp nước.Đó là nhu cầu tình cảm tự nhiên và cũng là điều kiện sống còn trước sự uy hiếp, đe dọa của kẻ thù. Dân tộc ta chủ yếu sống bằng nghề nông. Trong sản xuất, thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thu hoạch. Nếu mọi người không chung sức đắp đê chống lụt, trồng rừng ngăn lũ thì khó có thể bảo vệ được mùa màng, thành quả lao động vất vả một nắng hai sương. Trong điều kiện sống khắc nghiệt như thế, nếu không biết nương tựa lẫn nhau thì làm sao tồn tại nổi. Mối quan hệ chặt chẽ đã làm cho lòng thương người nảy nở và người Việt Nam ta đã coi đó là một truyền thống truyền từ đời này sang đời khác. Tục ngữ, ca dao Việt Nam có nhiều câu khuyên nhủ mọi người nên sống yêu thương, đoàn kết, tiêu biểu nhất là câu: Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. Cho dù cuộc sống ngày một thay đổi, con người hiện đại chú ý nhiều đến cái riêng, đến cá nhân mình nhưng truyền thống đoàn kết, nhân ái vẫn có giá trị trường tồn. Nhờ đó mà cuộc sống của chúng ta thêm đẹp, thêm ý nghĩa.
 
dat
Xem chi tiết
Quốc Đạt
11 tháng 12 2016 lúc 9:07

Câu nói của Bác Hồ nhằm nêu lên sự biết công ơn của các vua Hùng và công dựng nước . Và phải biết yêu thương đồng bào và không bán nước .

dat
Xem chi tiết
Quốc Đạt
11 tháng 12 2016 lúc 9:04

Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (700 TCN - 100) của người Việt cổ. Nhiều chiếc trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam.

Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã lưu giữ một số lớn trống đồng Đông Sơn. Cho đến nay, theo các số liệu đã công bố, đây là bộ sưu tập lớn nhất thế giới.

Ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống tượng trưng cho thần Mặt Trời vì người dân Văn Lang có quan niệm về thần Mặt Trời.

Hạnh Nguyên Loli
3 tháng 1 2017 lúc 22:45

-Trống Đồng là một tác phẩm nghệ thuật với những hình trang trí phong phú ,sinh động,phản ánh cuộc sống lao động và những hình thức tín ngưỡng ,lễ hội của cư dân Việt Cổ

-Trống Đồng được sử dụng trong các lễ hội và làm vật thờ cúng

Lê Thu Uyên
Xem chi tiết
Vũ Vân Anh
12 tháng 12 2016 lúc 19:58

Tập tục ăn trầu cũng là đặc trưng chính của người Việt cổ, được thể hiện qua câu chuyện cổ về sự tích trầu cau.