“Mình”, “ta” trong bốn dòng thơ đầu là những ai?
“Mình”, “ta” trong bốn dòng thơ đầu là những ai?
Người ở lại đang gợi nhắc những kỉ niệm nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNgười ở lại đang gợi nhắc những kỉ niệm:
- Những kỷ niệm kháng chiến gian khổ:
+ Những ngày sống trong thiên nhiên khắc nghiệt dữ dội: “Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù”
+ Cảnh sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn: “miếng cơm chấm muối”
+ Hình ảnh “ta” và “mình” có cùng “mối thù nặng vai”: cùng gánh lên vai nhiệm vụ chung- nhiệm vụ giải phóng dân tộc
- Những kỷ niệm gắn bó với thiên nhiên và con người nặng nghĩa tình:
+ Thiên nhiên Việt Bắc: “Trám bùi để rụng măng mai để già”
→ gợi lên hình ảnh thiên nhiên núi rừng buồn bã, hiu quạnh, trống vắng đến mênh mông vì thiếu vắng bóng dáng người cán bộ.
+ Con người Việt Bắc:
- Hắt hiu lau xám: hình ảnh ẩn dụ cho sự nghèo khổ của đồng bào Việt Bắc
- Đậm đà lòng son: tấm lòng nhân dân thủy chung, đậm đà luôn hướng về Cách mạng; luôn hi sinh, nhường cơm, sẻ áo cho bộ đội.
- Những sự kiện lịch sử gắn liền với địa danh nổi tiếng:
+ Hình ảnh “núi non” và “Khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh” để nhắc nhở người về xuôi rằng: Việt Bắc là nơi có mặt trận Việt Minh lãnh đạo cách mạng đánh Pháp, đuổi Nhật, Việt Bắc là căn cứ quan trọng của cách mạng giải phóng dân tộc thời kì trước 1945.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Những kỷ niệm nào đã sống lại theo nỗi nhớ của nhân vật trữ tình?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNhững kỉ niệm đã sống lại theo nỗi nhớ của người cán bộ kháng chiến đối với Việt Bắc:
- Kỷ niệm về thiên nhiên thanh bình, yên ả và thơ mộng:
+ Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê
- Kỷ niệm về hình ảnh con người Việt Bắc vô cùng gian khổ nhưng nghĩa tình sâu nặng
+ Sẵn sàng chia sẻ cho người cán bộ kháng chiến từng “bát cơm”, “củ sắn lùi”, “chăn sui”
+ Hình ảnh những bà mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó cõng con, cõng cả nắng trời cháy trên lưng trên rẫy bẻ từng bắp ngô, nuôi giấu cán bộ cứ trở đi trở lại trong thi phẩm của nhà thơ.
- Kỷ niệm về cuộc sống của người dân và những cán bộ chiến sĩ ở Việt Bắc đầy khó khăn gian khổ nhưng gắn bó bên nhau
+ Lớp học “i tờ” nhằm xóa nạn mù chữ
+ Cuộc sống sinh hoạt của người dân Việt Bắc nấu bữa tối, khói từ các ống bếp bốc ra nghi ngút. Rồi đêm tới lại bập bùng bên bếp lửa cháy rực cùng nhau quây quần kể chuyện, múa hát.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Hãy tưởng tượng bức tranh thiên nhiên và con người trong đoạn thơ này.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Bức tranh thiên nhiên và con người trong đoạn thơ:
+ Mùa đông:
- “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi” nổi bật trên nền xanh rộng lớn của núi rừng là màu đỏ của hoa chuối tô điểm cho khu rừng xanh, hòa vào đó là ánh nắng vàng.
- “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”: hình ảnh tia nắng ánh lên từ con dao gài thắt lưng → dáng vẻ khỏe khoắn, lớn lao của người lao động, với tâm thế làm chủ thiên nhiên, cuộc sống
+ Mùa xuân:
- “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”: màu trắng tinh khôi của rừng hoa mơ
- Người lao động hiện lên với vẻ đẹp tài hoa, khéo léo và cần mẫn: “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”, “chuốt từng sợi giang”
+ Mùa hạ:
- “ve kêu rừng phách đổ vàng” : Tiếng ve quen thuộc của mùa hè giữa rừng hoa phách vàng gợi liên tưởng tiếng ve như bát sơn vàng sóng sánh đổ lên rừng gỗ xanh khiến tất cả chuyển sang một màu vàng ấm áp.
- “Nhớ cô em gái hái măng một mình”: Hình ảnh cô gái hái măng một mình thể hiện sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó của con người Việt Bắc.
+ Mùa thu:
- “rừng thu trăng rọi hòa bình”: Ánh trăng Việt Bắc mùa thu vô cùng yên bình, trong trẻo hòa vào khung cảnh đó là tiếng hát ân tình thủy chung của người dân dạt dào tình cảm.
→ Bức tranh tứ bình là bức tranh tuyệt sắc có hòa quyện giữa con người và thiên nhiên
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Những địa danh lịch sử và không khí chiến đấu, chiến thắng đã được tái hiện thế nào qua những vần thơ lục bát này?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Địa danh lịch sử:
+ Phủ Thông, đèo Giàng: nơi đã diễn ra các trận hồi đầu cuộc kháng chiến chống pháp
+ Sông Lô - phố Ràng: nơi đánh tàu chiếm Pháp trong chiến dịch Việt Bắc và trận đánh đồn phố Ràng.
+ Cao - Lạng : Cao Bằng và Lạng Sơn, năm 1950 ta mở chiến dịch giải phóng biên giới Việt- Trung.
→ Những chiến công tiêu biểu góp phần quan trọng, mang tính quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến.
- Không khí chiến đấu:
+ “điệp điệp trùng trùng” : những đoàn quân nối tiếp nhau tạo thành những đợt sóng trào kéo dài vô tận
+ “Dân công đỏ đuốc từng đoàn/ Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay”
→ Hình ảnh dân quân với những ngọn đuốc sáng bừng, soi đường, tiếp lương, tải đạn với đầy đủ già trẻ trai gái… Họ bước đi hiên ngang không sợ hãi, không chùn bước.
+ “Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”: hình ảnh của đoàn ô tô quân sự, xe kéo pháo, chở súng đạn, thuốc men lương thực rùng rùng ra trận.
- Chiến thắng:
+ Liệt kê các địa danh: Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên ,.. kết hợp từ “trăm miền”
→ Không gian rộng lớn của chiến thắng từ miền núi đến đồng bằng, từ bắc tới nam
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Người ở lại muốn gửi tâm tư gì với người về?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTrong đoạn thơ, thông qua kết cấu đối đáp của cặp đại từ “mình-ta”, người ở lại muốn nhắc nhở người ra đi hãy luôn khắc sâu, ghi nhớ những kỉ niệm sâu đậm với quê hương cách mạng Việt Bắc trong kháng chiến. Dẫu có về thành thị xa xôi, về với phố đông sáng đèn thì những năm tháng gắn bó với chiến khu Việt Bắc vẫn là quãng thời gian không thể nào quên.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Người về đã đáp lại những suy nghĩ của người ở lại thế nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNgười về đã đáp lại những suy nghĩ của người ở lại:
- Trấn an, an ủi người ở lại: “Đường về, đây đó gần thôi!”
→ Khẳng định lối sống nghĩa tình, thủy chung, sẽ luôn khắc ghi trong lòng hình ảnh Việt Bắc- nơi có thiên nhiên và con người đầy thân thương
- Niềm tin, hi vọng vào tương lai tươi sáng: “Ngày mai về lại thôn hương… Ngược xuôi tàu chạy, bốn bề lưới giăng”
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Dựa vào hình thức trình bày của văn bản và sự xuất hiện luân phiên các từ xưng hô “mình”, “ta”, hãy xác định kết cấu của tác phẩm. Kết cấu đó gợi cho liên tưởng đến thể loại nào của văn học dân gian?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Dựa vào hình thức trình bày của văn bản và sự xuất hiện luân phiên các từ xưng hô “mình”, “ta”, kết cấu của tác phẩm theo lối đối đáp giữa hai bên: người dân Việt Bắc và các chiến sĩ, cán bộ cách mạng. Tác giả sử dụng cặp xưng hô “mình-ta”, ở đây không phải đang nói đến xưng hô giữa những đôi lứa yêu nhau hay cặp vợ chồng nào đó mà là lời đối đáp của những người cách mạng với người dân Việt Bắc.
- Kết cấu đó gợi cho liên tưởng đến thể loại ca dao trữ tình trong văn học dân gian với sự luân phiên của người ở lại và người ra đi tạo cho bài thơ sự nhịp nhàng, đăng đối.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
“Mình”, “ta” trong bài thơ này là những ai? Dựa vào yếu tố nào trong văn bản và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ để xác định điều đó?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Trong bài thơ, đại từ “mình”, “ta” được sử dụng rất sáng tạo, biến hóa linh hoạt:
+ Trường hợp thứ nhất: mình chỉ những người cán bộ, ta chỉ người Việt Bắc
(Mình về mình có nhớ ta/ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng).
+ Trường hợp thứ hai: mình chỉ người Việt Bắc, ta chỉ người cán bộ
(Ta về, mình có nhớ ta/ Ta về, ta nhớ những hoa cùng người).
+ Trường hợp thứ ba: mình chỉ cả người cán bộ và người Việt Bắc
(Chữ mình thứ ba trong câu: Mình đi mình lại nhớ mình).
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Tâm trạng bao trùm của cả “mình” và “ta” trong đoạn trích là gì? Từ tâm trạng ấy, những kỉ niệm nào đã ùa về? ( Ví dụ: kỉ niệm về thiên nhiên Việt Bắc,…).
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Tâm trạng bao trùm của cả “mình” và “ta” trong đoạn trích là nỗi nhớ nhung, lưu luyến, bịn rịn đầy nhớ thương giữa người đi và kẻ ở. Cụ thể, đó là niềm day dứt khôn nguôi, sự băn khoăn, lo lắng của “mình” ( người ở lại) về sự đổi thay trong tình cảm của “ta” (người ra đi) cũng như thể hiện nỗi nhớ thương trào dâng mãnh liệt. Đồng thời, tâm trạng của “ta” được hiện lên với sự xúc động, bồi hồi nhớ nhung về những kỷ niệm với người ở lại.
- Từ tâm trạng ấy, rất nhiều kỉ niệm quý giá trong suốt mười lăm năm bỗng chốc ùa về: Đó là kỉ niệm về thiên nhiên bốn mùa Việt Bắc tuyệt sắc; kỉ niệm về hình ảnh con người Việt Bắc vô cùng gian khổ nhưng nghĩa tình sâu nặng; kỷ niệm về năm tháng kháng chiến gian khổ nhưng gắn bó bên nhau giữa chiến sĩ cách mạng và người dân Việt Bắc; kỉ niệm về những sự kiện lịch sử, địa danh nổi tiếng gắn liền với chiến thắng cách mạng.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)