Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại

Trước khi đọc 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 116)

Hướng dẫn giải

- Nguồn tìm sách:thư viện, nhà sách, trang web, giới thiệu từ bạn bè, sự kiện ra mắt sách,...

- Kinh nghiệm tìm sách:xác định sở thích, tham khảo đánh giá để có thêm thông tin về chất lượng sách, chọn sách theo chủ đề, đọc phần tóm tắt, xem bìa sách,...

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Trước khi đọc 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 116)

Hướng dẫn giải

* Mục tiêu đọc sách:

- Nâng cao kiến thức về văn học Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

- Phát triển khả năng cảm thụ văn học và bồi dưỡng tâm hồn.

* Kế hoạch đọc sách:

- Đọc tác phẩm theo dòng lịch sử văn học:văn học trung đại, văn học cận đại, văn học hiện đại

- Đọc mỗi tháng ít nhất 2 tác phẩm thuộc các thể loại khác nhau:thơ, văn xuôi, kịch

- Ghi chép tóm tắt và nhận xét về mỗi tác phẩm.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Theo dõi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 117)

Hướng dẫn giải

- Nói cổ xưa vì:văn học Việt Nam gắn với lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt bắt đầu từ thời kì các Vua Hùng, gắn với văn học dân gian truyền miệng vốn có vị trí rất quan trọng, nó lưu giữ tinh thần, trí tuệ, ngôn ngữ và là nền tảng của văn học viết của người Việt qua bao nhiêu biên cố lịch sử truyền lại cho thời hôm nay.

- Nói non trẻ vì: khác với các nền văn học như Ấn Độ, Trung Hoa, Hy Lạp,... là nền văn học “già” có từ “thời gian trục” trước Công nguyên, văn học viết Việt Nam mới xuất hiện từ thế kỉ X sau khi giành lại độc lập từ các triều đại Trung Hoa.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Theo dõi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 117)

Hướng dẫn giải

- Thời gian: xuất hiện từ thế kỉ X sau khi giành độc lập từ các triều đại Trung Hoa.

- Nguồn gốc và loại chữ viết: Ban đầu, văn học viết sử dụng chữ Hán. Chữ Hán là phương tiện tiếp nhận học thuyết và thi pháp của văn học Trung Quốc cổ trung đại.

- Số lượng văn bản: suốt nghìn năm Bắc thuộc, số bài văn do người Việt viết còn lại vẻn vẹn có 25 văn bản.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Theo dõi 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 118)

Hướng dẫn giải

- Thời gian ra đời: phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ XV.

- Nguồn gốc: Chữ Nôm được tạo ra để diễn đạt tiếng Việt qua mẫu tự biểu ý, dựa trên chữ Hán nhưng phát triển để ghi chép các từ thuần Việt.

- Thể loại: Các thể loại như truyện thơ nôm, ngâm khúc, hát nói.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Theo dõi 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 118)

Hướng dẫn giải

- Thời gian ra đời: bắt đầu ra đời vào đầu thế kỷ XX.

- Nguồn gốc: Sự tiếp xúc Đông Tây bắt đầu từ các giáo sĩ phương Tây đã tạo ra thứ chữ kiểu latinh để ghi âm tiếng Việt, sau này gọi là chữ quốc ngữ

- Thể loại: Văn xuôi và thơ

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Theo dõi 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 119)

Hướng dẫn giải

- Chữ viết: Việt Nam đã chuyển từ chữ Nôm sang chữ Quốc ngữ làm chữ viết chính thức từ đầu thế kỷ 20.

- Đặc điểm văn học: Văn học Việt Nam từ văn học yêu nước trong các văn bản cổ đến văn học cổ vũ kháng chiến chống thực dân Pháp, và sau đó là sự phát triển của văn học hiện đại với sự tiếp xúc với các nền văn học phương Tây.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Theo dõi 6 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 119)

Hướng dẫn giải

- Vị trí: Văn học Việt Nam thế kỷ XX đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình văn học dân tộc, kế thừa tinh hoa truyền thống và mở ra một thời kỳ văn học mới, đánh dấu sự hiện đại hóa và hội nhập với nền văn học thế giới.

- Đặc điểm:

+ Hiện đại hóa

+ Phát triển nhanh chóng

+ Phân hoá xu hướng

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 120)

Hướng dẫn giải

- Nói cổ xưa vì: văn học Việt Nam gắn với lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt bắt đầu từ thời kì các Vua Hùng, gắn với văn học dân gian truyền miệng vốn có vị trí rất quan trọng

- Nói non trẻ vì: khác với các nền văn học như Ấn Độ, Trung Hoa, Hy Lạp,... văn học viết Việt Nam mới xuất hiện từ thế kỉ X sau khi giành lại độc lập từ các triều đại Trung Hoa.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 120)

Hướng dẫn giải

* Thời kỳ Trung đại (từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX): bao gồm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn thế kỉ X - XIV:

+ Văn học viết chủ yếu vay mượn và cải biến từ ngôn ngữ, văn tự (chữ Hán) đến các thể loại, phong cách, điển cố, thể thức.

+ Có những thành tựu độc đáo (thời Lý - Trần).

+ Từ đầu thế kỉ XII - XIII và đến thế kỉ XV văn học viết bằng chữ Nôm đã xuất hiện và phát triển song song với văn học viết bằng chữ Hán.

- Giai đoạn thế kỉ XV - XVII:

+ Văn học viết bằng chữ Hán đã đạt đến đỉnh cao (thời Hậu Lê).

+ Văn học viết bằng chữ Nôm đã phát triển rầm rộ

+ Các thể loại chủ yếu vẫn vay mượn từ văn học Trung Hoa nhưng đã vượt qua sự mô phỏng tầm thường để đạt đến tinh hoa như nguyên mẫu và đi sâu biểu đạt tâm hồn dân tộc mình.

- Giai đoạn thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX:

+ Văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm phát triển song song. Tuy nhiên văn học viết bằng chữ Nôm phát triển rầm rộ, đạt đến cực thịnh trong thế kỉ XVIII, cơ hồ lấn át thơ văn chữ Hán.

+ Văn học viết bằng chữ Nôm đã sáng tạo ra các thể loại văn học độc lập của người Việt.

- Giai đoạn nửa cuối thế ki XIX: Quá trình tiếp xúc với văn hóa Pháp, văn hóa phương Tây đã tạo nên sự thay đổi lớn của văn học Việt Nam.

* Thời ki hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay) có thể được phân kì thành ba giai đoạn:

- Từ đầu thế kỉ XX đến 1945: Ở Việt Nam hình thành một nền văn học hiện đại thực thụ

- Từ 1945 - 1975:

Từ ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòà theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, văn học thiên về phục vụ công cuộc chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc.

Sau năm 1954, đất nước chia làm hai miền, văn học miền Bắc văn di vào con đường văn học vô sản, xã hội chủ nghĩa; còn ở miền Nam văn học đi theo ảnh hưởng của văn học Âu Mỹ đương đại.

- Từ 1975 đến nay:

+ Sau năm 1975: Văn học bộc lộ những yếu kém của chính sách văn nghệ, dẫn đến cuộc đổi mới có tính "cởi trói" cuối năm 1986

Cuối những năm chín mươi của thế kỉ XX sang đầu thế kỉ XXI, sự thâm nhập của in-tơ-nét cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO(2007), văn học có những đổi thay mới..

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)