Thống kê tên các kiểu văn bản và yêu cầu luyện viết các kiểu văn bản ấy trong sách Ngữ văn 7, tập một theo bảng sau:
Tên kiểu văn bản | Yêu cầu cụ thể |
Tự sự | Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử |
|
|
|
|
|
Thống kê tên các kiểu văn bản và yêu cầu luyện viết các kiểu văn bản ấy trong sách Ngữ văn 7, tập một theo bảng sau:
Tên kiểu văn bản | Yêu cầu cụ thể |
Tự sự | Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử |
|
|
|
|
|
Nêu các bước tiến hành viết một văn bản theo thứ tự trươc sau, chỉ ra nhiệm vụ của mỗi bước:
Thứ tự các bước | Nhiệm vụ cụ thể |
Bước 1: Chuẩn bị | - Xác định đề tài: Viết về cái gì? Viết về ai? - … |
|
|
|
|
|
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo!
(Trả lời bởi Thanh An)
Thứ tự các bước
Nhiệm vụ cụ thể
Bước 1: Chuẩn bị
Thu thập, lựa chọn tư liệu và thông tin về vấn đề sẽ viết.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm các ý dự liệu sẽ đưa vào bài viết.
- Sắp xếp các ý theo thứ tự và thêm thắt đầu đuôi để tạo lập dàn ý.
Bước 3: Viết bài
- Dùng giọng văn của bản thân viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh từ dàn ý đã chuẩn bị.
Bước 4: kiểm tra và chỉnh sửa bài viết
- Kiểm tra câu chữ diễn đạt đã chuẩn chỉ chưa.
- Kiểm tra lỗi chính tả.
Nêu một số điểm khác biệt giữa văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học với văn bản giới thiệu luật lệ, quy tắc của một hoạt động hay trò chơi.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo!
* Điểm khác biệt giữa văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học với văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học:
(Trả lời bởi Thanh An)
Tiêu chí
Văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học
Văn bản giới thiệu luật lệ, quy tắc của một hoạt động hay trò chơi
Mục đích
Trình bày quan điểm, tư tưởng đối với tự nhiên, xã hội, con người và tác phẩm văn học bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận.
Giúp người đọc có tri thức khách quan và thái độ đúng đắn đối với sự vật, hiện tượng.
Nội dung
Dùng lý lẽ và dẫn chứng để trình bày quan điểm về nhân vật trong tác phẩm văn học.
Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính có ích hoặc có hại của sự vật, hiện tượng.
Hình thức
Sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ và các phép lập luận.
Sử dụng các câu văn trung tính nêu đặc điểm, cấu tạo, thuộc tính, luật lệ của đối tượng được nhắc đến.
Lời văn
Rõ ràng, cụ thể với hệ thống lý lẽ, dẫn chứng logic, thể hiện quan điểm, cảm xúc của người viết.
Lời văn trung tính, khách quan, đưa ra thông tin rõ ràng, chuẩn xác.
Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe liên quan chặt chẽ đến nội dung đọc hiểu và viết
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo!
*Các nội dung chính được rèn luyện trong nói và nghe:
Nói
– Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, nêu rõ ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe.
– Biết kể một truyện cười. Biết sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước trong khi nói và nghe. Có thái độ phù hợp đối với những câu chuyện vui.
– Giải thích được quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động.
Nghe
– Tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.
Nói nghe tương tác
– Biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.
– Biết thảo luận trong nhóm về một vấn đề gây tranh cãi; xác định được những điểm thống nhất và khác biệt giữa các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết.
* Nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết. Chẳng hạn, nội dung nói và nghe của bài 5, chủ đề văn bản thông tin sẽ là giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi, đồng thời tương ứng với văn bản giới thiệu về ca Huế hay Hội thổi cơm thi, liên quan đến hoạt động viết với đề bài thuyết minh về quy tắc, luật lệ của hoạt động, trò chơi. Tương tự, trong các bài khác nhau, hoạt động nói và nghe sẽ tương ứng và liên quan chặt chẽ đến văn bản được đọc hiểu và phần luyện viết của chủ đề.
(Trả lời bởi Thanh An)
Liệt kê các nội dung thực hành tiếng Việt được học trong sách Ngữ văn 7, tập 1 theo bảng sau:
Bài | Tên nội dung tiếng Việt |
Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ | - Các biện pháp tu từ như so sánh, điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ,... |
|
|
|
|
|
|
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo!
(Trả lời bởi Thanh An)
Bài
Tên nội dung tiếng Việt
Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ
- Các biện pháp tu từ như so sánh, điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ, câu hỏi tu từ.
- Từ trái nghĩa.
Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng
- Phó từ và chức năng của phó từ.
- Số từ và đặc điểm, chức năng của số từ.
Bài 4: Nghị luận văn học
- Cụm động từ, cụm danh từ trong thành phần chủ ngữ, vị ngữ.
- Cụm chủ vị trong thành phần chủ ngữ, vị ngữ.
Bài 5: Văn bản thông tin
- Thành phần trạng ngữ là cụm danh từ, cụm chủ vị.