Thực hành tiếng Việt

Câu 1 (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 17)

Hướng dẫn giải
a. 

- Trạng từ trong câu thứ nhất: Trong gian phòng 

- Trạng từ trong câu thứ hai: Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng

 

=>  Câu thứ hai đầy đủ hơn về trạng thái của căn phòng để treo những bức tranh của thí sinh do trạng ngữ là một cụm từ

b. 

- Trạng từ trong câu thứ nhất: Thế mà qua một đêm

- Trạng từ trong câu thứ hai: Thế mà qua một đêm mưa rào

=> Câu thứ hai đầy đủ hơn về đặc điểm của buổi đêm hôm trước để cái lạnh đến với con người do trạng ngữ cung cấp đầy đủ thông tin hơn

c. 

- Trạng từ trong câu thứ nhất: Trên nóc một lô cốt

- Trạng từ trong câu thứ hai: Trên nóc một lô cốt cũ kề bên một xóm nhỏ

 

=> Câu thứ hai đầy đủ hơn về vị trí của cô lốt nơi một người phụ nữ đang phơi thóc do trạng ngữ cung cấp đầy đủ thông tin hơn

Nhận xét: Việc mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ đã cung cấp đến người đọc những thông tin cụ thể hơn, chi tiết hơn về các sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 18)

Hướng dẫn giải

- Câu có trạng ngữ là một từ: Trên cành, hai chú chim sơn ca hót líu lo.

- Mở rộng thành phần trạng ngữ của câu thành cụm từ: Trên cành hoa bằng lăng tím biếc, hai chú chim sơn ca hót líu lo.

→ Tác dụng cụm từ làm thành phần trạng ngữ của câu: nêu rõ vị trí những chú chim sơn ca hót líu lo (trên cành hoa bằng lăng tím biếc).

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 18)

Hướng dẫn giải

a. Từ láy: xiên xiết

- Tác dụng: nhấn mạnh tốc độ chảy của dòng sông

b. Từ láy: bé bỏng

- Tác dụng: nhấn mạnh sự nhỏ bé của con chim đang vụt bay khỏi dòng nước

c.  Từ láy: mỏng manh

- Tác dụng: nhấn mạnh, gợi tả trạng thái đôi cánh của bầy chim một cách sinh động

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)