Thực hành Tiếng Việt trang 86

Câu hỏi 1 (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 86)

Hướng dẫn giải

a. Chủ đề xuyên suốt các đoạn, các câu trong văn bản là nói về Cốm.

b. Trình tự sắp xếp các đoạn, các câu trong văn bản có giúp chủ đề được liền mạch, thông suốt. Vì giữa các đoạn luôn nhắc tới chủ đề chung của toàn văn bản là Cốm làng Vòng.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 86)

Hướng dẫn giải

- Theo em, nếu thay đổi trật tự các đoạn trong Cốm Vòng thì: nội dung văn bản sẽ trở nên đứt đoạn, thiếu sự logic và mạch lạc trong cấu trúc của toàn bộ văn bản. Khi đó nội dung văn bản sẽ trở nên thiếu hấp dẫn, sự tinh tế, và không tạo hứng thú cho bạn đọc.

- Thay đổi trật tự theo các cách khác nhau:

+ Cách 1: Giới thiệu cách thưởng thức cốm => Quá trình làm ra cốm => Cách gói cốm

+ Cách 2: Quá trình làm ra cốm => Cách thưởng thức cốm => Cách gói cốm.

+ Cách 3: Cách gói cốm => Thưởng thức cốm => Cách làm ra cốm

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 86)

Hướng dẫn giải

Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát đề cập đến nhiều vấn đề như: hạt dẻ, cốm hạt dẻ, cây rừng mùa thu, du lịch Trùng Khánh, con người ở quê sống lâu và hiền hòa,... 

- Theo em, văn bản như vậy không phải thiếu đi tính mạch lạc vì: 

+ Các câu, các đoạn trong văn bản đều tập trung hướng tới chủ đề vẻ đẹp của Trùng Khánh gồm rất nhiều khía cạnh khác nhau. Nhưng vẫn khai thác đi sâu vào vẻ đẹp của dẻ Trùng Khánh.

+ Các phần, các đoạn được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 86)

Hướng dẫn giải
 

Từ ngữ

Miền Bắc

Miền Trung

Miền Nam

ba má

+ Bố mẹ

+ Thầy u

+ Thầy bu

+ Bọ mạ

+ Ba mạ

+ Tía má

Ba má

đìa

Kênh, hồ

Kênh, hồ

Đìa

thức quà

món quà

thức quà

món quà

chè xanh

Chè xanh

Trà xanh

+ Chè xanh (chỉ cây trồng)

+ Trà xanh (chỉ sản phẩm chế biến)

răng rứa

Sao đấy / Sao thế

Răng rứa

Sao đấy / Sao thế

mô tê

Đâu kia

Mô tê

Đâu kia

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)