Thực hành tiếng Việt bài 6

Câu 1 (SGK Cánh Diều trang 19)

Hướng dẫn giải

Câu

Từ địa phương

Vùng miền

Tác dụng

a

Cháo bẹ

Miền Nam, miền Trung, miền núi phía Bắc

là món ăn trong mùa giáp hạt của đồng bào Nùng, đặc biệt là Nùng Giang sinh sống ở vùng cao núi đá mà ngô là cây lương thực chính của họ

b

gậy tầm vông

Miền Nam

là vũ khí hữu dụng trong những ngày gian khổ chống quân xâm lược của đồng bào khu vực Nam bộ

c

đòn bánh tét

Miền Nam

là món ăn quen thuộc vào mỗi dịp lễ tết của đồng bào miền Nam

d

chèo

Miền Bắc

là một loại hình âm nhạc dân tộc bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là trò nhại từ thế kỷ 10

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Cánh Diều trang 19)

Hướng dẫn giải

a. dòm ngó: nhòm ngó

b. ba: bố

    nội: bà nội

    má: mẹ

c. thiệt: thật

    gởi: gửi

    mầy: mày

    biểu: bảo, nói

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Cánh Diều trang 19)

Hướng dẫn giải

a. Tác dụng: thể hiện đặc điểm cẩn thận và khôn ngoan của nhân vật nữ được nhắc đến.

b. Tác dụng: thể hiện đặc điểm hành động ăn cắp ví tiền của nhân vật ăn cắp được nhắc đến.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Cánh Diều trang 20)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Xã hội ngày càng phát triển, những biệt ngữ xã hội đang ngày một được sử dụng nhiều hơn trong từng nhóm người khác nhau. Trước tiên, ta cần hiểu biệt ngữ xã hội là các từ ngữ dùng để sử dụng trong một tầng lớp xác định nào đó. Chỉ ở cùng tầng lớp đó mới có thể hiểu họ đang nói gì. Gen Z là một biệt ngữ để chỉ những người trẻ được tiếp xúc sớm với công nghệ, những người thuộc Gen Z cũng có những ngôn ngữ đặc trưng gọi là biệt ngữ. Đối với biệt ngữ xã hội sử dụng chúng trong một tầng lớp nhất định. Đó có thể là tầng lớp học sinh, sinh viên hay tầng lớp phong kiến thời xưa,…. Hiện nay, chúng ta rất dễ dàng bắt gặp những biệt ngữ đó trên mạng xã hôi. Ví dụ như biệt ngữ của học sinh, sinh viên: gậy, ngỗng, trúng tủ, trượt vỏ chuối,… Biệt ngữ xã hội không được sử dụng phổ biến nhiều như từ ngữ toàn dân. Vì vậy để tránh bị hiểu lầm hoặc gây khó hiểu cho người khác, chúng ta cần sử dụng chúng một cách phù hợp.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)