Thực hành tiếng Việt bài 2

Câu 1 (SGK Cánh Diều trang 46)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Từ đồng nghĩa với từ "ngút ngát": ngút ngàn, bạt ngàn, mênh mông.

- Bài thơ sử dụng từ ngút ngát phù hợp trong ngữ cảnh này vì từ lột tả được màu sắc xanh trải dài, bất tận, vượt qua khỏi tầm mắt với mức độ cao nhất.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Cánh Diều trang 47)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Các từ đồng nghĩa với từ đỏ: thắm, hồng, đỏ au.

- Sự khác nhau về sắc thái nghĩa:

+ Thắm: chỉ màu đỏ đậm và tươi.

+ Hồng: chỉ màu đỏ nhạt và tươi.

+ Đỏ au: đỏ tươi, ửng đỏ một cách tươi nhuận.

- Những từ đó là những từ phù hợp nhất để miêu tả sự vật vì nó mang ý nghĩa, sắc thái liên quan đến sự vật đó.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Cánh Diều trang 47)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Các từ láy trong khổ thơ:

+ Xao xác: từ gợi tả tiếng như tiếng gà gáy,.. nối tiếp nhau làm xao động cảnh không gian vắng lặng.

+ Não nùng: chỉ sự buồn đau tê tái và day dứt.

+ Chập chờn: ở trạng thái khi ẩn khi hiện, khi tỏ khi mờ, khi rõ khi không.

- Tác dụng: giúp khơi gợi dòng hồi tưởng về mẹ của tác giả. Qua đó gợi lên kí ức về mẹ đầy gần gũi, thân thuộc,…

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Cánh Diều trang 47)

Hướng dẫn giải

Có rất nhiều từ ngữ miêu tả cảm xúc buồn của con người trong đó có từ “rượi buồn” mà tác giả Lưu Trọng Lư đã sử dụng trong bài thơ “Nắng mới” của mình. Rượi buồn chỉ một nỗi buồn ủ rũ và mênh mang, nỗi buồn ấy như bao trùm lấy không gian, thời gian và cảnh vật. Gợi ra tâm trạng của người con khi nhớ về người mẹ quá cố. Có rất nhiều từ ngữ thể hiện nỗi buồn nhưng từ “rượi buồn” là phù hợp hơn cả trong việc bộc lộ cảm xúc của tác giả.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)