Thực hành đọc: Tiếng cười không muốn nghe (Minh Đăng)

Thực hành đọc: Tiếng cười không muốn nghe (Minh Đăng) (SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 67)

Hướng dẫn giải

Em vẫn muốn thể hiện sự khác biệt của mình nhưng sự khác biệt ấy phải đúng nơi, đúng chỗ. Đặc biệt là phải xem xét tình huống để không gây mất thiện cảm với bạn bè. "Hòa nhập chứ không hòa tan" là phương châm của em.

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (1)

Thực hành đọc: Tiếng cười không muốn nghe (Minh Đăng) (SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 67)

Hướng dẫn giải

Đó là một người bạn lí tưởng và đáng để học tập. Đôi khi sự phát biệt dễ gây chú ý và bị bài xích bởi số đông khác. Sẽ tốt nhất nếu ta sống một cách kín đáo nhưng không làm mất đi bản sắc riêng của mình. 

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (2)

Thực hành đọc: Tiếng cười không muốn nghe (Minh Đăng) (SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 71)

Hướng dẫn giải

Rút ra bài học là điều quan trọng hơn.

Bởi vì nếu như lược bỏ hết những câu thoại thì ý nghĩa câu chuyện sẽ ko rõ ràng

Văn bản có tên là Hai loại khác biệt và tên đó không phải toát ra từ câu chuyện mà lấy từ chính lời bàn luận của tác giả. Do đó rút ra bài học là điều quan trọng hơn

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Thực hành đọc: Tiếng cười không muốn nghe (Minh Đăng) (SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 71)

Hướng dẫn giải

Sự khác biệt ấy thể hiện một bên tạo sự khác biệt bằng cách ăn mặc quái lạ, kì dị, làm những trò lố, một bên ( duy nhất chỉ có J) vẫn ăn mặc bình thường như mọi ngày đến trường, nhưng thể hiện sự khác biệt bằng phong thái điềm tĩnh, thái độ nghiêm túc, lễ độ nhưng dõng dạc khi trả lời những câu hỏi của GV, tự tin bắt tay với thầy giáo khi tiết học kết thúc,…

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Thực hành đọc: Tiếng cười không muốn nghe (Minh Đăng) (SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 71)

Hướng dẫn giải

– Đoạn mở đầu, tác giả kể một hồi ức thủa học trò: giáo viên đã giao một bài tập để học sinh tự do thể hiện sự khác biệt.

– Đoạn tiếp câu chuyện xoay quanh sự lựa chọn của số động học sinh trong lớp và của riêng J. Lời bàn luận chỉ xuất hiện sau những đoạn kể như vậy.

=> Ở văn bản này, tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận. Nhờ cách triển khai này, văn bản không mang tính chất bình giá nặng nề. Câu chuyện làm cho vấn đề bàn luận trở nên gần gũi, nhẹ nhàng.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Thực hành đọc: Tiếng cười không muốn nghe (Minh Đăng) (SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 71)

Hướng dẫn giải

Khi soạn bài Hai loại khác biệt – Kết nối tri thức, em đồng tình với cách phân chia đó. Vì trở nên khác biệt là điều không khó nhưng cách thức mỗi người muốn mình trở nên khác biệt lại thể hiện được chính bản thân mỗi người. Những người chọn cách thức khác biệt đi vào chiều sâu, tìm kiếm một ý nghĩa thì sẽ đem lại ấn tượng sâu sắc hơn.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Thực hành đọc: Tiếng cười không muốn nghe (Minh Đăng) (SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 71)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

- Số đông thường thể hiện sự khác biệt vô nghĩa: vì sự khác biệt đó rất dễ để thực hiện, không cần phải suy nghĩ, nghiên cứu lâu dài, và thường chỉ dừng lại ở hình ảnh ngoại hình, hành động lố lăng, xấu xí...

- Muốn tạo ra sự khác biệt có nghĩa, con người cần phải có vốn tri thức phong phú, có sự tin tin, bản lĩnh là chính mình, luôn vững vàng trước sóng gió, thử thách, luôn muốn đào sâu khám phá những điều mới lạ.

(Trả lời bởi Friendly)
Thảo luận (1)

Thực hành đọc: Tiếng cười không muốn nghe (Minh Đăng) (SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 71)

Hướng dẫn giải

– Bài viết đúc kết những suy nghĩ của tác giả về một kỉ niệm tuổi học trò. Chỉ những người non trẻ mới tìm cách thể hiện sự khác biệt bằng những trò lố, những hành vi kì quặc, quái đản như thế. Bài học được rút ra từ đó có ý nghĩa thiết thực trước hết với các bạn học sinh.

– Tuy nhiên cần lưu ý: tác giả là một người tham gia giảng dạy ở Trường Đại học Kinh doanh Ha-vớt, một trường đại học danh tiếng hàng đầu của Hoa Kì. Bài này được trích từ cuốn sách: “Khác biệt – thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh” của tác giả. Như vậy, theo tác giả, không riêng gì các bạn trẻ mà cả những người trưởng thành nhiều khi cũng chưa nhận thức đầy đủ về sự khác biệt vô nghĩa và sự khác biệt có ý nghĩa, trong khi sự khác biệt là phương châm sống, là đòi hỏi bức thiết của mọi người. Vì vậy, bài học được rút ra từ những suy ngẫm của tác giả có giá trị đối với bất cứ ai.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Thực hành đọc: Tiếng cười không muốn nghe (Minh Đăng) (SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 71)