Tại sao ngoài con sáo, tác giả còn đưa thêm chi tiết " Cả đàn năm con thỏ" cùng nhận xét về " chân vòng kiềng" của gấu con
Tại sao ngoài con sáo, tác giả còn đưa thêm chi tiết " Cả đàn năm con thỏ" cùng nhận xét về " chân vòng kiềng" của gấu con
Tại sao gấu mẹ lại nói với gấu con về chân của mình, chân của gấu bố và khẳng định:" Vòng kiềng giỏi nhất vùng/ Chính là ông nội đấy"
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiBởi gấu mẹ muốn gấu con không nên xấu hổ vì chuyện chân con vòng kiềng. Gấu mẹ lí giải cho gấu con hiểu rằng chân vòng kiềng của con được di truyền lại từ ông và bố, ông nội chân vòng kiềng nhưng ông vẫn là người giỏi nhất vùng, chính vì thế con nên thấy tự hào và không cần phải xấu hổ vì chúng. Ở đây một đặc điểm đặc biệt của một cá nhân có thể tạo nên điều khác biệt, những thành tích tốt, hoặc xác lập những kì tích, kỉ lục mà nhiều người ngưỡng mộ, và chúng ta đáng tự hào.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
1. Kể lại câu chuyện trong bài thơ theo diễn biến tâm trạng của gấu con trong khoảng 7 dòng.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo!
Một ngày nọ, gấu con đi dạo trong rừng nhỏ. Đột nhiên, khi đang nhặt thông và hát líu lo, một quả thông rơi trúng gấu con. Gấu con loạng choạng, vấp phải chân và ngã cái bộp. Thấy gấu con bị ngã, con sáo trên cành hét to trêu chọc: “Ê gấu, chân vòng kiềng/ Giẫm phải đuôi à nhóc”. Rồi lại đến cả năm con thỏ trong bụi cũng hùa theo rồi hét thật to “đến xấu”. Thế rồi ai cũng biết, tất cả đều chê bai. Gấu con tủi thân chạy về mách mẹ “Con thà chết còn hơn”. Nó nấp sau cánh tủ, khóc nức vì bị cả khu rừng trêu chọc chân vòng kiềng xấu. Ngạc nhiên thay, mẹ gấu khen chân gấu rất đẹp, mẹ luôn tự hào về gấu con của mẹ. Cả mẹ, bố chân đều cong và ông nội - con gấu giỏi nhất vùng - cũng vậy. Gấu con nghe vậy thì bình tâm trở lại, ăn bánh mật và bước ra kiêu hãnh, vui vẻ hét to “Chân vòng kiềng là ta/ Ta vào rừng đi dạo!”.
(Trả lời bởi Thanh An)
2. Ngoại hình của gấu con trong cảm nhận của sáo và thỏ như thế nào? Điều này có ảnh hưởng như thế nào đến gấu con?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNgoại hình của gấu con trong cảm nhận của sáo và thỏ là không đẹp. Chúng liên tục hò hét, chê bai và trêu chọc gấu con. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng và cảm xúc của gấu con, gấu con nói với mẹ rằng: "Vòng kiềng thật xấu hổ/ Con thà chết còn hơn" , "Cả khu rừng này chê/ Chân vòng kiềng xấu, xấu". Nói chung gấu con cảm thấy xấu hổ, buồn bã, tuyệt vọng, một cảm xúc không thể tồi tệ hơn.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
3. Tại sao ở hai dòng thơ 43 và 44, gấu con kiêu hãnh nhắc đến chân vòng kiềng của mình và tự tin vào rừng đi dạo?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiỞ hai dòng thơ số 43 và 44, gấu con kiêu hãnh nhắc đến chân vòng kiềng của mình và tự tin vào rừng đi dạo vì lúc này gấu con đã chấp nhận những khuyết điểm của bản thân, bỏ qua sự mặc cảm tự ti ban đầu. Cậu nhận ra chân vòng kiềng không phải là một đặc điểm xấu xí, hơn nữa dù là chân vòng kiềng nhưng ông nội của cậu là người giỏi nhất vùng. Cậu tự hào về gia đình, về chân vòng kiềng của bản thân. Đây tác giả cũng mong muốn con người hãy chấp nhận những gì đã được sắp đặt trong cuộc sống mà không thể thay đổi, biến sự khác biệt đấy thành điều tự hào, kì tích.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
4. Theo em ngoại hình của một người có quan trọng không? Chúng ta có nên trêu chọc người khác về ngoại hình không? Vì sao?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiTheo em ngoại hình của một người không quá quan trọng. Chúng ta không nên trêu chọc người khác về ngoại hình. Bởi vì nếu chúng ta làm vậy sẽ khiến họ mặc cảm, tự ti về chính bản thân mình rồi sẽ từ từ khép kín bản thân lại hoặc không may hơn nữa sẽ là hành động gián tiếp bức tử họ.
(Trả lời bởi Lê Phương Mai)