Ôn tập học kì I

Câu 11 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 1 - Trang 134)

Hướng dẫn giải

a. Từ đơn: đã, rồi, mà, cánh, chỉ, đến, giữa, lưng, hở, cả , hai, như, người, mặc, áo

b. Các từ ghép: Dế Choắt, thuốc phiện, thanh niên, ngắn củn, mạng sườn, đôi càng, râu ria, mặt mũi, áo gi-lê

Các từ láy: gầy gò, lêu nghêu, ngắn ngủn, bè bè,nặng nề, ngẩn ngẩn ngơ ngơ

Việc sử dụng các từ láy góp phần miêu tả rõ hơn đặc điểm ngoại hình của Dế Choắt, hiện lên là một chàng dế gầy gò, ốm yếu. Đồng thời thể hiện thái độ mỉa mai của Dế Mèn với Dế choắt.

c. Những trường hợp như râu ria, mặt mũi không phải từ láy mà là từ ghép, vì hai tiếng trong từ đều có nghĩa.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu 12 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 1 - Trang 134)

Hướng dẫn giải

Thường được mở rộng bằng cách thêm phó từ, trợ từ, tính từ, thán từ để bổ nghĩa cho thành phần chính.

Hiệu quả:

- Giúp TPC trong câu thêm rõ ràng, thể hiện đầy đủ ý nghĩa và ý diễn đạt hơn cho cách nói/ cách viết.

- Giúp tăng sức diễn đạt, câu văn/ thơ hấp dẫn hơn.

a. Trời mưa quá.

Cách thức mở rộng: thêm phó từ.

b. Gió đang thổi.

Cách thức mở rộng: thêm phó từ

c. Nó đang đọc sách chăm chú.

Cách thức mở rộng: thêm tính từ.

d. Xuân đã về.

Cách thức mở rộng: thêm phó từ.

(Trả lời bởi Đỗ Tuệ Lâm)
Thảo luận (1)

Câu 13 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 1 - Trang 134)

Hướng dẫn giải

Để lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản, người viết hoặc nói cần:

– Xác định nội dung cần diễn đạt

– Huy động các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, từ đó lựa chọn những từ có chức năng diễn đạt chính xác nhất nội dung muốn thể hiện.

– Chú ý kết hợp hài hoà giữa từ ngữ được lựa chọn với những từ ngữ được sử dụng trước và sau nó trong cùng một câ (đoạn văn.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Câu 14 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 1 - Trang 135)

Hướng dẫn giải

Tham khảo nha bạn                Giống nhau : 

-Đều gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm này bằng tên sự vật hiện tượng khái niệm khác.

– Về mặt hình thức hoán dụ giống ẩn dụ ở chỗ chỉ có một vế (vế biểu hiện), còn vế kia(vế được biểu hiện) bị che lấp đi.

Khác nhau : 

- Ẩn dụ: Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ có quan hệ tương đồng. Cụ thể là : tương đồng về hình thức, về cách thức, phẩm chất, về chuyển đổi cảm giác. Chức năng chủ yếu của ẩn dụ là biểu cảm.

– Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi (tương cận). Cụ thể là : Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. Chức năng chủ yếu của hoán dụ là nhận thức.

(Trả lời bởi Huỳnh Thanh Hương)
Thảo luận (1)

Câu 15 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 1 - Trang 135)

Hướng dẫn giải

a. Ẩn dụ hình ảnh mặt trời trong câu “Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”. Đó là hình ảnh ẩn dụ cho đứa con.

b.  Ẩn dụ “lửa lựu”: hình ảnh khóm lựu đầu tường đã trổ hoa rực rỡ như ngọn lửa

c. Hoán dụ :”dôi dép cũ” chỉ ình ảnh bác Hồ

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Câu 16 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 1 - Trang 135)

Hướng dẫn giải

Trạng ngữ:

- Vào ... nước Nam.

Tác dụng: bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu văn chi tiết hơn.

 

(Trả lời bởi Đỗ Tuệ Lâm)
Thảo luận (2)