Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 91)

Hướng dẫn giải

- Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng là những thứ không trọn vẹn, không hoàn hảo của con người, của cuộc sống.

- Văn bản đã nêu những đối tượng giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng là hài hước, mỉa mai - châm biếm, đả kích...

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 91)

Hướng dẫn giải

Một số giọng điệu ở thơ trào phúng được đề cập trong văn bản là: hài hước, mỉa mai – châm biếm, đả kích.

- Hài hước là cách đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc.

- Mỉa mai – châm biếm là cách tạo ra những yếu tố vô lý hoặc thiếu lôgic, đảo lộn trật tự thông thường, tạo nên tiếng cười phê phán, thanh lọc những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,… Mỉa mai – châm biếm là một thủ pháp tạo nên tiếng cười bằng cách khẳng định một cách có vẻ như nghiêm túc, có lý những điều vô lý, không thể chấp nhận; tạo nên sự hoài nghi, phê phán thanh lọc đối với cái xấu, cái đáng cười. Đó là cách “chế nhạo ngầm, đeo mặt nạ nghiêm trang” ; khen mà để chê, khẳng định mà để phủ định, đề cao để mà hạ thấp,…

- Đả kích là một cấp độ khác của tiếng cười trào phúng, thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh, đạo đức của tác giả. Đó có thể là những hình thức ngôn từ mang tính “mắng chửi” quyết liệt, có phần suồng sã, thô mộc, nhằm mục đích cảnh tỉnh sự tha hóa đạo đức đang diễn ra tràn lan trong xã hội.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 91)

Hướng dẫn giải

Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng mà văn bản đề cập đến, em cảm thấy thích thú với giọng điệu mỉa mai – châm biếm. Vì mỉa mai – châm biếm vừa mang lại tiếng cười, vừa thanh lọc những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,…

  (Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 91)

Hướng dẫn giải

Thơ trào phúng mang đậm màu sắc cuộc sống, phản ánh được những góc trần trụi của cuộc sống. Khác với thơ lãng mạn, thơ trào phúng dùng tiếng cười để xây dựng tư tưởng, tình cảm cho con người, chống lại cái xấu xa, lạc hậu, thoái hóa, rởm đời, hoặc để đả kích, vạch mặt kẻ thù, đánh vào những tư tưởng, hành động mang bản chất thù địch với con người. Vạch mâu thuẫn của sự vật – mâu thuẫn giữa cái bên ngoài và cái thực chất bên trong – để làm cho người đọc nhận thấy sự mỉa mai, trào lộng của sự vật là cách làm chủ yếu của thơ trào phúng; cho nên thơ trào phúng thường sử dụng lối nói phóng đại, so sánh, chơi chữ dí dỏm hay lời nói mát mẻ sâu cay. 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 91)

Hướng dẫn giải

Hai bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân sử dụng những giọng điệu: mỉa mai - châm biếm, đả kích. 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)