Một người Hà Nội

Chuẩn bị (SGK Cánh Diều trang 11)

Hướng dẫn giải

* Tác giả Nguyễn Khải:
- Nguyễn Khải (1930 - 2008), tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ra ở Hà Nội, quê ở Nam Định.
- Là nhà văn trưởng thành trong quân ngũ.
- Tác phẩm chính: Mùa lạc, Một người Hà Nội, Thượng Đế thì cười,...
- Phong cách: có khả năng phát hiện vấn đề, phân tích tâm kí nhân vật, giọng văn trầm lắng, chiêm nghiệm.
* Bối cảnh truyện:
QUẢNG CÁO
- Năm 1990, khi đất nước nhiều biến động, các giá trị truyền thống bị phai mờ.
* Vai trò của mỗi cá nhân trong việc giữ gìn văn hóa dân tộc
- Tìm hiểu và ghi nhớ hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc.
- Tổ chức hoạt động tuyên truyền và giáo dục về bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặt trách nhiệm cá nhân và tích cực phát triển văn hóa dân tộc trong cuộc sống hàng ngày.
=> Mỗi cá nhân có vai trò quan trọng trong việc lưu giữ những nét truyền thống văn hóa lâu đời và tiếp tục phát triển để tạo nên sự giao thoa, đa dạng cho cuộc sống, gắn kết cộng đồng.
* Tính cách người Hà Nội
+ Thanh lịch, nho nhã.
+ Không màu mè, phô trương.
+ Không quá lời khi nói.
+ Không ganh đua, đấu tranh thiệt hơn.
+ Trong công việc, người Hà Nội có tinh thần trách nhiệm.
+ Khiêm tốn, khoan nhượng, không phô trương.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Giữa bài 1 (SGK Cánh Diều trang 11)

Hướng dẫn giải

Tình cảm của nhân vật “tôi” đối với Hà Nội vừa giải phóng: cực kì khoan khoái.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Giữa bài 2 (SGK Cánh Diều trang 11)

Hướng dẫn giải

Sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật: “Một lần...đến làm ăn chứ?”
=> Sự kết hợp hài hòa, nhịp nhàng của người kể chuyện và lời nhân vật vừa dẫn dắt câu chuyện, vừa bộc lộ ý nghĩ nhân vật.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Giữa bài 3 (SGK Cánh Diều trang 12)

Hướng dẫn giải

Với thời cuộc, nhân vật cô Hiền có thái độ khôn ngoan, thức thời, biết ứng xử trước thời cuộc.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Giữa bài 4 (SGK Cánh Diều trang 13)

Hướng dẫn giải

Những chi tiết cho thấy rõ tính cách, suy nghĩ, tính toán và quyết định việc gia đình của nhân vật cô Hiền:
- Cửa hàng cô chỉ bán hoa giấy, chỉ một mình cô làm.
- Cô bán một căn nhà ở Hàng Bún cho người bạn ở kháng chiến về.
- Khi chồng muốn mua máy in để kinh doanh, cô tính toán và thuyết phục chồng từ bỏ ý định.
=> Cô Hiền là người thức thời, linh động trước thời cuộc.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Giữa bài 5 (SGK Cánh Diều trang 14)

Hướng dẫn giải

Lòng tự trọng và ý thức trách nhiệm của nhân vật cô Hiền được thể hiện:
- Cô “bằng lòng trong đau đớn” khi con trai đầu nhập ngũ vì muốn con sống có tự trọng.
- Khi con trai thứ hai xin đi tòng quân, cô “không khuyến khích cũng không ngăn cản” vì không muốn con “tìm đường sống để các bạn phải chết.”
=> Cô Hiền là người có lòng tự trọng và ý thức trách nhiệm với đất nước rất cao.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Giữa bài 6 (SGK Cánh Diều trang 14)

Hướng dẫn giải

Nội thất và vật dụng trong nhà cô Hiền toát lên vẻ truyền thống cổ kính, tao nhã đậm chất thanh lịch Hà Nội:
- Nơi tiếp khách của cô sau tấm bình phong cao hơn đầu người bằng gỗ chạm suốt mấy chục năm không hề thay đổi.
- Một bộ sa lông gụ “cái khánh”, cái sập gụ chân quỳ chạm rất đẹp nhưng không khảm, cái tủ chùa một cánh bên trong bày một cái lọ men Thúy Hồng, một cái lư đời Hán, một cái liễn hấp sâm Giang Tây, và mấy thứ bình lọ màu men thì thường nhưng có dáng lạ, chả rõ từ đời nào.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Giữa bài 7 (SGK Cánh Diều trang 15)

Hướng dẫn giải

Hình ảnh cái bát thủy tiên men đỏ gợi ra một thú chơi tao nhã vào dịp Tết của người Hà Nội - chơi hoa thủy tiên.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Giữa bài 8 (SGK Cánh Diều trang 15)

Hướng dẫn giải

Cách ứng xử, nói năng của một số người làm xấu đi vẻ đẹp truyền thống của người Hà Nội:
- Đạp xe trên đường bị ông bạn trẻ “đạp xe như gió thúc mạnh vào đít xe”, không hề xin lỗi và còn nói bậy, mất lịch sự.
- Đến thăm bạn nhưng quên đường, hỏi thăm đường thì nhận về sự thờ ơ, phán xét, thiếu lễ độ.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Giữa bài 9 (SGK Cánh Diều trang 16)

Hướng dẫn giải

Hình ảnh cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh khẳng định sức sống, khả năng hồi sinh của những giá trị văn hóa lâu đời, cao quý.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)