Luyện tập chung trang 18

Bài tập 6.16 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 19)

Hướng dẫn giải

a) Vì parabol \(y = a{x^2}\) đi qua điểm \(A\left( {2;4\sqrt 3 } \right)\) nên ta có: \(4\sqrt 3  = a{.2^2} \Rightarrow a = \sqrt 3 \)

Suy ra, parabol cần tìm là: \(y = \sqrt 3 {x^2}\).

Vẽ đồ thị hàm số \(y = \sqrt 3 {x^2}\):

Lập bảng một số cặp giá trị tương ứng của x và y:

x-2-1012
y\(4\sqrt{3}\)\(\sqrt{3}\)0\(\sqrt{3}\)4\(\sqrt{3}\)

Biểu diễn các điểm \(\left( { - 2;4\sqrt 3 } \right);\left( { - 1;\sqrt 3 } \right);\left( {0;0} \right);\left( {1;\sqrt 3 } \right);\left( {2;4\sqrt 3 } \right)\) trên mặt phẳng tọa độ Oxy và nối chúng lại ta được đồ thị hàm số \(y = \sqrt 3 {x^2}\) như hình vẽ.

b) Thay \(x =  - 1\) vào hàm số \(y = \sqrt 3 {x^2}\) ta có: \(y = \sqrt 3 .{\left( { - 1} \right)^2} = \sqrt 3 \). Vậy tung độ của điểm thuộc parabol có hoành độ \(x =  - 1\) là \(y = \sqrt 3 \).

c) Thay \(y = 5\sqrt 3 \) vào hàm số \(y = \sqrt 3 {x^2}\) ta có: \(5\sqrt 3  = \sqrt 3 .{x^2}\), suy ra \(x = \sqrt 5 \) hoặc \(x =  - \sqrt 5 \).

Vậy các điểm thuộc parabol có tung độ \(y = 5\sqrt 3 \) là \(\left( {\sqrt 5 ;5\sqrt 3 } \right);\left( { - \sqrt 5 ;5\sqrt 3 } \right)\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 6.17 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 20)

Hướng dẫn giải

a) Thay \(m = 2,v = 6\) vào công thức \(E = \frac{1}{2}m{v^2}\) ta có: \(E = \frac{1}{2}{.2.6^2} = 36\left( J \right)\)

Vậy động năng của quả bóng là 36J.

b) Thay \(m = 1,5kg,E = 48\) vào công thức \(E = \frac{1}{2}m{v^2}\) ta có: \(48 = \frac{1}{2}.1,5.{v^2}\), suy ra \({v^2} = 64\), do đó \(v = 8\) (do \(v > 0\))

Vậy vận tốc bay của quả bóng là 8m/s khi động năng của quả bóng đang bay có khối lượng 1,5kg là 48J.

Chú ý khi giải: Vận tốc của vật trong chuyển động không âm, tức là \(v > 0\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 6.18 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 20)

Hướng dẫn giải

a) Ta có đáy hình chóp là tam giác đều cạnh a nên đường cao đồng thời là đường trung tuyến.

Suy ra đường cao là một cạnh của tam giác vuông có cạnh huyền là a và cạnh góc vuông còn lại là \(\frac{a}{2}\).

Áp dụng định lí Pythagore, ta có đường cao của đáy là:

\(\sqrt{a^2 - \left(\frac{a}{2}\right)^2} =\frac{a\sqrt 3}{2}\)

Diện tích đáy S của hình chóp là:

\(S = \frac{1}{2}.\frac{a\sqrt 3}{2}.a = \frac{a^2\sqrt 3}{4}\)

b) Khi a = 4 cm, ta có: \(S = \frac{4^2\sqrt 3}{4} = 4\sqrt 3\)

Thể tích V của hình chóp là:

\(V = \frac{1}{3}S.h = \frac{1}{3}.4\sqrt 3 . 10 = \frac{40\sqrt 3}{3} \)

c) Độ dài cạnh đáy mới là \(\frac{a}{2}\)

Chiều cao đáy mới là: 

hmới \( = \sqrt {{{\left( {\frac{a}{2}} \right)}^2} - {{\left( {\frac{a}{4}} \right)}^2}} \)

\(= \sqrt {\frac{{{a^2}}}{4} - \frac{{{a^2}}}{{16}}}  = \frac{{a\sqrt 3 }}{4}\left( {cm} \right)\).

Diện tích đáy mới là:

Smới \( = \frac{1}{2}.\frac{a}{2}.\frac{{a\sqrt 3 }}{4} = \frac{1}{4}.\frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4} = \frac{1}{4}\).S.

Suy ra Vmới \( = \frac{1}{3}\).Smới.h\( = \frac{1}{3}.\frac{1}{4}\).S.h\( = \frac{1}{4}\).V

Vậy nếu độ dài cạnh đáy giảm đi hai lần thì thể tích hình chóp giảm đi 4 lần.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 6.19 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 20)

Hướng dẫn giải

a) Ta có: \(\Delta  = {\left( { - \sqrt 5 } \right)^2} - 1.1 = 4 > 0\) nên phương trình có hai nghiệm phân biệt: \({x_1} = \sqrt 5  + 2;{x_2} = \sqrt 5  - 2\)

b) Ta có: \(\Delta  = {\left( { - 9} \right)^2} - 4.3.3 = 45 > 0\) nên phương trình có hai nghiệm phân biệt: \({x_1} = \frac{{9 + 3\sqrt 5 }}{6} = \frac{{3 + \sqrt 5 }}{2};{x_2} = \frac{{9 - 3\sqrt 5 }}{6} = \frac{{3 - \sqrt 5 }}{2}\)

c) Ta có: \(\Delta  = {\left( { - 13} \right)^2} - 4.5.11 =  - 51 < 0\) nên phương trình vô nghiệm.

d) Ta có: \(\Delta  = {\left( {\sqrt 6 } \right)^2} - 2.3 = 0\) nên phương trình có nghiệm kép \({x_1} = {x_2} = \frac{{ - \sqrt 6 }}{2}\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 6.20 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 20)

Bài tập 6.21 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 20)

Hướng dẫn giải

Gọi độ dài cạnh của tấm tôn ban đầu là x (cm, \(x > 16\)).

Khi cắt bỏ bốn hình vuông có độ dài cạnh 8cm ở bốn góc và gập lại, thu được một hình hộp chữ nhật có độ dài các cạnh đáy lần lượt là \(x - 16;x - 16\) và chiều cao là 8cm.

Do đó, thể tích của hình hộp chữ nhật là: \(8{\left( {x - 16} \right)^2}\;\left( {c{m^3}} \right)\)

Mà thể tích của hình hộp chữ nhật là \(200c{m^3}\) nên ta có: \(8{\left( {x - 16} \right)^2} = 200\)

\({\left( {x - 16} \right)^2} = 25\)

\(x - 16 = 5\) hoặc \(x - 16 =  - 5\)

\(x = 21\left( {tm} \right)\) hoặc \(x = 11\left( {ktm} \right)\)

Vậy độ dài của cạnh hình vuông ban đầu là 21cm.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 6.22 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 20)

Hướng dẫn giải

Ta có 3 triệu đồng = 3 000 nghìn đồng.

Vì doanh thu của cửa hàng đạt 3 triệu đồng nên R(x) = 3 000.

Thay R(x) = 3 000 vào R(x) = x(220 – 4x), ta được:

3 000 = x(220 – 4x)

3 000 = 220x – 4x2

4x2 – 220x + 3 000 = 0

x2 – 55x + 750 = 0.

Ta có ∆ = (–55)2 – 4.1.750 = 25 > 0 và 

Phương trình trên có hai nghiệm phân biệt là:

 

Vì 30 ≤ x ≤ 50 nên ta chọn x = 30 (nghìn đồng).

Vậy nếu muốn doanh thu của cửa hàng đạt 3 triệu đồng thì giá bán của mỗi bát phở là 30 nghìn đồng

  (Trả lời bởi bùi thảo ly)
Thảo luận (2)