Lũ lụt là gì? - Nguyên nhân và tác hại

Chuẩn bị 1 (SGK Cánh Diều trang 70)

Hướng dẫn giải

- Lũ lụt là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất. Lụt cũng có thể dùng để chỉ trường hợp ngập do thủy triều, nước biển dâng do bão. Lụt có thể xuất hiện khi nước trong sông, hồ tràn qua đê hoặc gây vỡ đê làm cho nước tràn vào các vùng đất được để bảo vệ. Trong khi kích thước của hồ hoặc các vực nước có thể thay đổi theo mùa phụ thuộc vào giáng thủy hoặc tuyết tan, nó không có nghĩa là lũ lụt trừ khi lượng nước này tràn ra gây nguy hiểm cho các vùng đất như làng, thành phố hoặc khu định cư khác.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Chuẩn bị 2 (SGK Cánh Diều trang 70)

Hướng dẫn giải

Em đã được chứng kiến cảnh lũ lụt thông qua tivi và các phương tiện truyền thông. Lũ lụt là một thiên tai gây thiệt hại nặng nề cả về tính mạng lẫn vật chất của con người.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 1 (SGK Cánh Diều trang 70)

Hướng dẫn giải

Nội dung sa pô đã nêu đủ ý chính của tên văn bản

(Trả lời bởi mori)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 2 (SGK Cánh Diều trang 70)

Hướng dẫn giải

- Trong đoạn Lũ lụt là gì?, thông tin được trình bày theo phân loại, bóc tách khái niệm “lũ lụt” thành “lũ” và “lụt” ra. Sau đó, giải thích tổng hợp lại thông tin để trình bày khái niệm một cách tổng quát nhất.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 3 (SGK Cánh Diều trang 70)

Hướng dẫn giải

- Có ba loại lũ:

+ Lũ ống: là hiện tượng lũ, nước với lưu lượng lớn đổ từ trê cao xuống thấp với địa hình khép kín tại các hang hoặc khe suối nhỏ, thường hẹp và có dạng ống.

+ Lũ quét: là hiện tượng lượng mưa lũ khổng lồ cháy từ trên cao xuống thấp.

+ Lũ sông: là hiện tượng xảy ra do các trận mưa lớn ở đầu nguồn khiến cho lưu vực nước trên sông cao và chảy xiết hơn, làm tràn đê gây nên tình trạng ngập lụt.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 4 (SGK Cánh Diều trang 71)

Hướng dẫn giải

- Bức ảnh minh họa cho hiện tượng ngập lụt ở nơi người dân sinh sống.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 5 (SGK Cánh Diều trang 71)

Hướng dẫn giải

- Thông tin từ các đề mục in đậm là khái quát nội dung chính của từng phần, còn các đề mục in nghiêng là diễn giải, làm nổi bật cho đề mục in đậm.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 6 (SGK Cánh Diều trang 73)

Hướng dẫn giải

- Phần nói về tác hại của lũ lụt trình bày thông tin theo cách phân loại các tác hại của lũ lụt, bao gồm:

+ Gây thiệt hại về vật chất

+ Gây thương vong về con người

+ Tác động ô nhiễm môi trường nước

+ Nguyên nhân của nhiều loại mầm bệnh

+ Ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế địa phương, đất nước

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu 1 (SGK Cánh Diều trang 73)

Hướng dẫn giải

- Bố cục của văn bản gồm 3 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến …trực tiếp tràn vào khu dân cư): dẫn dắt vấn đề nói đến và giải thích hiện tượng lũ lụt.

+ Phần 2 (tiếp đến …gây nên nhiều thiên tai): nêu nguyên nhân gây ra lũ lụt.

+ Phần 3 (phần còn lại): tác hại của lũ lụt.

- Dựa vào nhan đề của văn bản để xác định được bố cục của văn bản.

- Đánh số thứ tự:

1. Phần sa pô và đề mục Lũ lụt là gì?

2. Đề mục: Nguyên nhân gây ra lũ lụt

3. Đề mục: Tác hại của lũ lụt

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Cánh Diều trang 73)

Hướng dẫn giải

Để triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản, người viết đã chọn cách phân chia đối tượng thành các loại nhỏ để giới thiệu, giải thích đầy đủ.

Biểu hiện cụ thể:

Phần 3 giới thiệu về loại phương tiện ghe. Trong đối tượng lớn là ghe lại bao gồm những loại nhỏ hơn như: ghe bầu, ghe lồng, ghe chải, ghe cào tôm, ghe ngo, ghe hầu, ghe câu Phú Quốc, ghe cửa Bà Rịa, ghe lưới rừng Phước Hải.

=> Hiệu quả: Cách triển khai như trên giúp người đọc dễ hiểu và dễ nhớ được những nội dung mà văn bản đề cập, mà cụ thể ở đây là các phương tiện ghe xuồng.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)